CSGT có quyền truy đuổi đến cùng người vi phạm giao thông?
Người vi phạm giao thông những lỗi thông thường chỉ bị xử phạt hành chính. Song không ít trường hợp người vi phạm đã bỏ chạy khi bị CSGT tuýt còi, nhiều trường hợp CSGT tổ chức truy đuổi trên đường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường.
Về lý, khi bị CSGT thổi còi, yêu cầu dừng xe, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người thực thi công vụ. Việc bỏ chạy là hành vi không đúng. Tuy nhiên, khi CSGT đuổi theo gắt gao, khiến người vi phạm những lỗi đơn giản trên đường gặp phải sự cố dẫn đến thương tật, thậm chí tử vong thì sự việc đã hoàn toàn khác. Lúc này, dư luận sẽ có nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều sự việc đau lòng
Tối 24-4-2010, tại quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, thượng sĩ V.V.D. và công an viên N.T.H. trong lúc làm nhiệm vụ thấy anh Huỳnh Tấn Nam (21 tuổi) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đã rồ ga truy đuổi. Khi 2 xe va vào nhau, viên CSGT ngồi sau cầm dùi cui vụt mạnh vào lưng Nam, khiến anh này ngã xuống đường trọng thương, phải nhập viện. Kết quả giám định anh Nam bị thương tật vĩnh viễn 77%.
27-6-2013, Lê Ngọc Vũ điều khiển xe máy biển số 38H1-9966 chở theo Nguyễn Sĩ Long (Thạch Hà – Hà Tĩnh) đi trên quốc lộ 1A. Long và Vũ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra nhưng đã bỏ chạy. CSGT đuổi theo, va vào xe khiến Vũ lạc tay lái. Long ngồi sau bị cuốn chân vaò bánh xe, chấn thương nặng.
Nhiều người dân Hà Tĩnh hiếu kỳ đã lao ra đường, khiến quốc lộ bị ùn tắc kéo dài
Ngày 2-7-2013, người dân quanh khu vực chân cầu vượt Phú Lương dẫn ra QL 5 hướng Hải Phòng – Hà Nội ( phường Nhị Châu, TP. Hải Dương) quay được đoạn clip CSGT truy đuổi một người đi đường. Người này sau đó được xác định là ông Đỗ Hải Nam (44 tuổi). Ông Nam vi phạm lỗi vào đường rẽ mà không bật xi nhan. Trong quá trình bỏ chạy, ông bị ngã chấn thương sọ não và tử vong.
Gần đây, vụ việc gây chấn động dư luận tỉnh Bắc Ninh khi hai cô gái trẻ do chạy trốn CSGT mà ngã xe, một người chết, một người bị thương. Nạn nhân tử vong là Trần Thị Kim Hoài (19 tuổi) ở Hoàn Sơn, Tiên Du (Bắc Ninh). Nhân chứng còn sống, ngồi sau xe lúc đó là Vũ Thị Huyền Tr. chỉ nhớ được vì hai người không đội mũ bảo hiểm nên khi CSGT truy đuổi, họ hoảng sợ bỏ chạy. Đến ngã ba, Tr. chỉ kịp nghe một tiếng “rầm” rồi bất tỉnh, cô phán đoán lúc đó xe của Hoài bị va chạm với chính xe của CSGT đang đuổi theo. VKSND huyện Tiên Du sau đó đã xác nhận có sự truy đuổi của 4 công an trong vụ việc này.
Gia đình nạn nhân Trần Thị Kim Hoài đau xót, dư luận bức xúc vì cái chết của cô gái trẻ
Dư luận trái chiều
Nếu xảy ra việc CSGT truy đuổi, kèm theo dùng công cụ cảnh cáo hay đạp chân vào xe người đi đường nhằm để họ dừng xe, những cảnh sát này sẽ bị truy cứu trách nhiệm.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp các nạn nhân trong những vụ truy đuổi tương tự như trên đã tự ngã do hoảng loạn, không làm chủ tốc độ. Thậm chí, một số vụ còn gây ra tai nạn cho người khác khi bỏ chạy với tốc độ cao.
Chính vì vậy rất khó quy kết trách nhiệm thuộc về CSGT. Ý kiến dư luận vẫn còn rất trái ngược nhau. Một số người chỉ trích việc CSGT ráo riết truy đuổi, khiến người vi phạm hoảng sợ, gây ra hậu quả không đáng có. Một số khác lại cho là nếu CSGT không đuổi theo thì pháp luật không được thực thi, vì CSGT chỉ đuổi theo người có hành vi vi phạm luật giao thông. Người bỏ chạy đã sai và nếu gây hậu quả cho bản thân thì đó không phải là lỗi của CSGT. Ngược lại, nếu gây ra tai nạn cho người không liên quan còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Video đang HOT
Một vụ truy đuổi trên đường của CSGT
Luật pháp có cho phép truy đuổi?
Theo ý kiến của nhiều luật sư, các quy định của pháp luật hiện hành có cho phép trong trường hợp có dấu hiệu phạm tội hoặc hành vi nghiêm trọng, sau khi CSGT, TTGT ra hiệu lệnh dừng nhưng người vi phạm vẫn cố tính bỏ chạy thì có thể được truy đuổi. Tuy nhiên, phải đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các trường hợp vi phạm lỗi nhỏ thì CSGT chỉ được dừng xe của người vi phạm.
Các lỗi nhỏ được xem là các lỗi mà người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính như vi phạm về đèn tín hiệu, không đội mũ bảo hiểm, lấn tuyến v.v…
Tuy nhiên, một số ý kiến của người trong ngành giao thông cho biết nhiều trường hợp người vi phạm không những coi thường luật lệ giao thông, coi thường lực lượng chức năng mà còn có sự khiêu khích, thách đố vì tin rằng CSGT không có quyền đuổi bắt.
Hai thanh niên không đội mũ bảo hiểm, làm xiếc khiêu khích CSGT
Như vậy, phải làm như thế nào mới có thể vừa đảm bảo an toàn vừa thực thi được pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vốn là một lĩnh vực còn đó nhiều vấn nạn từ sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của người dân?
Chính từ những vi phạm nhỏ có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, gây nguy hại cho xã hội. Nếu không kịp thời chấn chỉnh hay có những biện pháp răn đe mạnh từ lực lượng chức năng thì sẽ khó đảm bảo được trật tự.
Vậy theo quan điểm của bạn, có nên trao quyền cho CSGT truy đuổi người vi phạm hay không, nhất là trong điều kiện giao thông đông đúc, dày đặc như ở các thành phố lớn như TP.HCM? Theo bạn, nếu cho phép thì nên giới hạn ở những trường hợp nào thì được phép truy đuổi? Những lỗi như không đội mũ bảo hiểm, quên xi nhan, quên bật đèn, lấn làn… thì có nên truy đuổi nếu lỡ người dân sợ tuýt còi mà chạy luôn? Những trường hợp lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, say rượu bia… thì xử lý sao nếu đương sự ngông nghênh thách thức? Điều quan trọng là khi CSGT thực hiện quyền truy đuổi thì cần có những biện pháp nào để đảm bảo an toàn cho những người trong cuộc cũng như cho cộng đồng?
Kính mời quý bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến, nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất để vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, uy quyền của người thực thi pháp luật nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người dân. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến của quý bạn đọc cả nước.
Theo Phap luât TPHCM
Phẫn nộ những vụ CSGT đánh, đuổi trọng thương người vi phạm
Chỉ vì một vi phạm nhẹ, nhiều CSGT sẵn sàng rượt đuổi, chặn đầu xe, tát vào mặt, dùng dùi cui đập vào đầu, thậm chí nổ súng... vào dân.
Nguy kịch tính mạng vị bị CSGT truy đuổi
Vào khoảng 9 giờ ngày 2/7, tại đường chân cầu vượt Phú Lương dẫn ra QL 5 hướng Hải Phòng - Hà Nội (phường Nhị Châu, TP. Hải Dương) xảy ra một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu. Nạn nhân xác nhận là anh Đỗ Hải Nam (SN 1970, trú tại số nhà 57, phố Canh Nông 1, Phường Quang Trung, TP Hải Dương).
Các nhân chứng cho biết, anh Nam đi qua đoạn đường rẽ không xi nhan, một CSGT đã đuổi theo, khiến anh giật mình, phanh gấp và ngã xuống đường dẫn đến chấn thương sọ não nặng.
Nạn nhân bất tỉnh sau vụ tai nạn
Bác Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1956, trưởng khu dân cư số 4, phường Nhị Châu, TP Hải Dương) đồng thời là nhân chứng chứng kiến vụ việc cho biết: "Tôi và nhiều người đi đường đã chứng kiến một CSGT lái xe đuổi theo xe anh Nam, khi đến khu vực này, vì sợ va chạm với xe CSGT, anh Nam phanh gấp nên bị ngã và bị tai nạn".
"Nếu CSGT không đuổi theo anh Nam thì đã không có vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra như thế này", một nhân chứng nói.
Phóng nhanh tông 2 em nhỏ trọng thương
Trước đó, cũng tại Hải Dương, người dân phản ánh là có 2 chiến sỹ CSGT Hải Dương cũng truy đuổi người vi phạm đã chạy xe nhanh, không làm chủ được tốc độ nên va chạm với hai bé gái đang đi xe đạp trên đường?.
Nơi xảy ra sự việc
Theo trung tá Lê Văn Lượng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông TP Hải Dương xác nhận, ngày 30/6 có việc va chạm giao thông giữa cảnh sát giao thông TP Hải Dương và hai em nhỏ tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, Trung tá Lượng khẳng định, không có chuyện cảnh sát giao thông phóng nhanh, đuổi người vi phạm rồi gây tại nạn. Và chỉ có một người chứ không phải là hai đồng chí sảnh sát giao thông như phản ánh.
Nổ súng làm 2 người trọng thương
Sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ 50 ngày 16/7/2013, trên đường Quang Trung (khu vực trước cổng chợ Nam Thành, P.Đông Vệ, TP Thanh Hóa) đã xảy ra vụ việc CSGT nổ súng nghiêm trọng làm 2 người bị thương ở gò má và vai, máu chảy đầm đìa. Nguyên nhân do viên CSGT thấy 2 người này vi phạm giao thông, đã đuổi theo xe và nổ súng bắn.
Cơ quan Công an làm việc với người bị hại ngay sau khi vụ việc xảy ra
Vụ việc xảy ra đã khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, sau đó, một đoạn video do người dân cung cấp có ghi lại toàn bộ cảnh truy đuổi, nổ súng của Đại úy Hoàng và hình ảnh hai người ngồi trên xe máy có thái độ khiêu khích CSGT.
CSGT tát người vi phạm
Trung tuần tháng 6/2012, một clip ngắn 36 giây được tung lên mạng ghi lại hình ảnh một người mặc sắc phục CSGT mang hàm Thiếu tá cầm gậy điều khiển giao thông ôm cổ một người tài xế xe tải vừa mở cửa bước xuống, ghì kéo ra chỗ chiếc xe máy đỗ giữa đường phố rồi tát vào mặt và dùng gậy điều khiển giao thông vụt vào đầu tài xế khiến anh này không dám chống cự.
Nguyên nhân cho rằng tài xế xe tải đã đâm làm méo ống xả xe máy của mình. Vụ việc xảy ra tại Ninh Bình.
CSGT tông người dân bất tỉnh
Hồi tháng 5/2013, trên đường Hùng Vương đoạn qua Nhà máy nước Đà Lạt (P.9, TP Đà Lạt) đã xảy ra một vụ CSGT tông phải người dân khi đuổi người vi phạm.
Nguyên nhân do viên CSGT đã lấn sang phần đường ngược chiều để áp sát đối tượng vi phạm, nên đâm vào người dân đang lưu thông. Cú va chạm khiến 2 chiến sĩ cảnh sát giao thông bị thương, người bị tông là anh Lộc ngã văng ra ngoài bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu.
CSGT đạp ngã xe người dân
Lúc 15 giờ ngày 27/6, Lê Ngọc Vũ điều khiển xe máy biển số 38H1-9966 chở theo sau là Nguyễn Sĩ Long (cả 2 đều 18 tuổi, ở Thạch Hà - Hà Tĩnh) đi trên quốc lộ 1A. Đang đi, Long và Vũ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Vũ quay đầu xe bỏ chạy. Vừa chạy được khoảng 20m thì một CSGT dùng chân đạp ngã xe ra giữa đường.
Hậu quả Long ngồi sau không kịp xử lý, chân bị cuốn vào bánh sau xe máy, chấn thương nặng, nhập viện cấp cứu.
CSGT dùng dùi cui đánh dân, thương tật 77%
Tối 24/4/2010, tại quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, thượng sĩ Vũ Văn Duy (CSGT huyện Diên khánh) và công an viên Nguyễn Trọng Hiếu (xã Diên Phú, huyện Diên Khánh) trong lúc làm nhiệm vụ thấy anh Huỳnh Tấn Nam (21 tuổi, bảo vệ tổng kho DFC) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đã rồ ga truy đuổi.
Khi 2 xe va vào nhau, viên CSGT ngồi sau cầm dùi cui vụt mạnh vào lưng anh Nam, khiến anh bị ngã trọng thương phải nhập viện. Kết quả giám định cho thấy anh Nam bị thương tật vĩnh viễn 77%.
Theo Kiến Thức
Hào Anh xin lỗi cha mẹ, tuyên bố chia tay bạn gái Chiều 4/9, Hào Anh được mời lên phường nhận quyết định xử phạt hành chính 200.000 đồng, cậu xin lỗi cha mẹ và cho biết đã chia tay người yêu. Tại Công an phường 8, TP Cà Mau (Cà Mau), Hào Anh viết cam kết không tái phạm những việc làm sai trái là buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ...