CSGT có được giữ chìa khóa xe vi phạm?
Tôi bị CSGT dừng xe kiểm tra vì không đội MBH, việc CSGT rút và giữ chìa khóa như vậy đúng hay sai?
Hỏi:
Khi qua ngã tư đèn xanh đỏ, tôi bị CSGT dừng xe kiểm tra vì không đội MBH. Khi tôi còn đang phân trần, CSGT đã rút ngay chìa khóa xe máy của tôi rồi dắt xe máylên vỉa hè. Xin hỏi, việc CSGT rút và giữ chìa khóa như vậy đúng hay sai?
CSGT không được giữ chìa khóa xe vi phạm (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trả lời:
Pháp luật không quy định cho phép CSGT được rút chìa khóa của người vi phạm. Tuy nhiên, quá trình lực lượng CSGT làm nhiệm vụ kiểm tra xử lý đối với người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường vi phạm giao thông mà người vi phạm không chấp hành xuất trình giấy tờ, vẫn cho xe nổ máy, rất có thể họ sẽ phóng xe vọt đi bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. Để đảm bảo cho việc xử lý tiếp theo, CSGT buộc phải dùng biện pháp ngăn chặn là rút chìa khóa. Tùy từng tình huống, việc CSGT rút chìa khóa và đưa xe vào vị trí an toàn để tránh gây ùn tắc cũng có thể coi là không trái quy định.
Theo đó, đối với những trường hợp người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, khi lực lượng CSGT làm nhiệm vụ ra tín hiệu dừng xe kiểm tra thì người tham gia giao thông phải chấp hành việc dừng xe và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định. Trong trường hợp người vi phạm không chấp hành, không hợp tác, CSGT sẽ tiến hành lập biên bản tạm giữ phương tiện, đương nhiên sẽ tạm giữ chìa theo quy định của pháp luật.
Theo Bao Giao thông
Quy định về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông là đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Hỏi: Đường đôi có dải phân cách cứng, mỗi bên chia 3 làn đường bằng vạch kẻ trắng, làn đường trong cùng được kẻ bằng vạch trắng liền, không có bảng chỉ dẫn làn đường thì xe mô tô được đi vào làn đường nào? Vạch liền có kích thước 20cm thì xe mô tô có được đè lên vạch này không? Khi xe ở làn phía ngoài bên trái di chuyển chậm, xe làn trong bên phải di chuyển nhanh hơn thì có bị xử phạt vi phạm vượt phải theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP không? Để lái xe đúng, khi xe ở làn ngoài di chuyển rất chậm, lái xe phải vượt như thế nào?
Quy định về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:
Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn; Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái; Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy, đối với đường có nhiều làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng.
Tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không cho phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
Như vậy, người điều khiển phương tiện không bị xử phạt về quy định vượt phải theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách và các biển báo, vạch kẻ đường, đồng thời phải chú ý quan sát để vượt theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Nguồn: Người đưa tin
Mua bảo hiểm phương tiện giao thông bắt buộc và mức phạt Theo đó, các chủ phương tiện giao thông phải bắt buộc mua bảo hiểm theo luật định."Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc. 1.Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo...