CSGT chốt gần quán nhậu Sài Gòn, phạt 600 ‘ma men’
Qua 15 ngày ra quân xử lý người uống rượu bia lái xe, Cảnh sát giao thông 4 thành phố lớn đã phạt gần 2.100 người vi phạm.
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), sau 15 ngày cao điểm ra quân tuần tra, xử lý người vi phạm nhằm đảm bảo cho người dân đi lại được an toàn dịp Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 (từ 16 đến 30/8), lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước đã kiểm tra, xử lý hơn 47.300 trường hợp vi phạm. Trung bình mỗi ngày, lực lượng chức năng xử lý gần 3.200 người.
Qua công tác tuần tra, xử lý, cảnh sát tạm giữ 260 ôtô, hơn 6.300 xe máy, nộp Kho bạc Nhà nước 25 tỷ đồng.
Những vi phạm chủ yếu là các lỗi đi sai phần đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu, dừng đỗ sai quy định, không đội mũ bảo hiểm.
CSGT Hà Nội kiểm tra người uống rượu bia khi lái xe. Ảnh: Cục CSGT.
Trọng tâm của đợt cao điểm là ra quân xử phạt người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn ở 4 thành phố là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Tại 4 địa phương này, Cục cảnh sát giao thông yêu cầu lực lượng chức năng luân phiên lập chốt gần các nhà hàng, quán rượu bia và tuyến đường chính vào giờ cao điểm (11h-14h; 16h-21h), để xử phạt người vi phạm theo Nghị định 46.
Video đang HOT
Theo báo cáo, sau 15 ngày ra quân, Cảnh sát giao thông Cần Thơ là đơn vị phát hiện, xử phạt vi phạm nồng độ cồn nhiều nhất cả nước, với 613 trường hợp (trung bình phạt 40 người/ngày), TP HCM lập biên bản 607 người, Hà Nội phạt 427 trường hợp và Đà Nẵng xử lý 438 người.
Lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an đánh giá, mức phạt hành chính về nồng độ cồn tăng cao, nhưng đa số người dân đồng tình ủng hộ.
Cục cảnh sát giao thông cho biết, đơn vị đã chỉ đạo lực lượng chức năng các địa phương duy trì ổn định trật tự an toàn giao thông trong dịp Quốc khánh 2/9, mục tiêu kéo giảm tai nạn và ùn tắc.
Kế hoạch cao điểm xử lý vi phạm sẽ được Cảnh sát giao thông toàn quốc thực hiện đến hết 15/9.
Từ 1/8, Nghị định số 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được áp dụng với mức phạt nặng hơn, thay thế các nghị định cũ.
Với nhóm vi phạm về nồng độ cồn:
1. Đối với người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự như ôtô vi phạm quy định nồng độ cồn.
Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Phạt tiền từ 7-8 triệu đồng với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 ml/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3-5 tháng.
Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 4-6 tháng.
2. Đối với người điều kiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại tương tự xe mô tô và các loại tương tự như xe gắn máy vi phạm quy định nồng độ cồn.
Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Phạt tiền từ 3-4 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3-5 tháng.
Theo Zing News
Cận cảnh áo và gậy đèn LED nhập từ Hong Kong của CSGT Hà Nội
Công an TP Hà Nội đã nhập 200 bộ áo và gậy đèn LED từ Hong Kong để trang bị cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ ban đêm, mưa bão hoặc thời tiết xấu.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT (PC67) Hà Nội, cho biết một trong các nhiệm vụ trong tâm của lực lượng CSGT thủ đô trong thời gian tới là tổ chức kế hoạch phân luồng giao thông phục vụ việc thí điểm không gian đi bộ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và các vùng lân cận. Để kế hoạch trên đạt hiệu quả cao, Công an TP Hà Nội sẽ trang bị 200 gậy đèn LED và áo phản quang có đèn nhấp nháy liên tục ở cả đằng trước và đằng sau cho lực lượng CSGT.
Số trang thiết bị này được nhập từ Hong Kong, dự kiến sẽ thí điểm cho các chiến sĩ CSGT của Đội CSGT số 1, sau đó là 15 tổ công tác liên ngành 141, Đội CSGT dẫn đoàn rồi nhân rộng ra toàn lực lượng. Theo người đứng đầu CSGT Hà Nội, các trang thiết bị này sẽ được trang bị cho CSGT để phục vụ công tác phân luồng, đảm bảo ATGT trong điều kiện ban đêm, các ngày mưa bão, thời tiết xấu,...
Bắt đầu từ tối 1-9, sau khi UBND TP Hà Nội khai trương thí điểm không gian đi bộ quanh khu vực hồ Gươm và các phố lân cận, số trang bị này chính thức được trang bị cho lực lượng CSGT sử dụng trong công tác phân luồng, đảm bảo ATGT.
Theo nhiều ý kiến đánh giá, với việc trang bị đèn LED ở cả gậy và áo, độ tương phản đối với mắt người tham gia giao thông sẽ tốt hơn. Họ có thể nhận thấy lực lượng CSGT từ khoảng cách xa hơn trước đây, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu. Điều này cũng sẽ giúp lực lượng CSGT bảo đảm sự an toàn cho bản thân hơn khi làm nhiệm vụ.
Ngoài việc trang bị thêm phương tiện hiện đại, Công an TP Hà Nội cũng huy động thêm các lực lượng khác như cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động,... phối hợp cùng lực lượng CSGT để nâng cao hiệu quả phân luồng, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Theo Pháp Luật
Từ 16/8, CSGT lập chốt gần nhà hàng, quán rượu Thời gian lập chốt sẽ bắt đầu vào các giờ cao điểm từ 11h - 14h, từ 16h - 21h trong các ngày từ 16/8-15/9/2016. Cục Cảnh sát giao thông cho biết, nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động kỷ niệm của Nhà nước và đi lại an toàn của nhân dân trong dịp kỷ niệm 71 năm Cách mạng tháng...