CS:GO cập nhật kill feed icon – động thái mới thách thức hack-cheat!
Với những update trong phiên bản mới nhất, Valve có vẻ như đang cho thấy những động thái xung quanh việc chấm dứt triệt để vấn nạn hack- cheat.
CS:GO vốn từ lâu đã là lựa chọn số 1 của các game thủ yêu thích thể loại bắn súng FPS, đặc biệt với những ai có tuổi thơ gắn liền với Half-life 1.1. Thời gian đầu ra mắt, người chơi sẽ phải bỏ ra hơn 300,000 VNĐ để có thể trải nghiệm. Thực tế mức giá là tương đối đắt đỏ, song nó chẳng là gì so với niềm đam mê của các tín đồ.
CS:GO là một trong những tựa game FPS được yêu thích nhất.
Dù vậy ngay sau khi ra mắt Danger Zone (chế độ sinh tồn), CS:GO cũng chính thức trở thành một tựa game free-to-play khi Valve hạ giá xuống chỉ còn 0 đồng. Các game thủ đã bỏ ra hơn 300,000 VNĐ trước đó sẽ được hưởng Prime như một sự đền bù.
Tuy nhiên vấn đề lớn nhất nằm ở việc tình trạng hack-cheat trở nên tràn lan mất kiểm soát. Không cần phải bỏ ra một đồng nào, các player hoàn toàn có thể trải nghiệm và tận hưởng những round đấu đầy căng thẳng trong CS:GO. Dĩ nhiên như thường lệ, ‘của rẻ là của ôi’ và tựa game của Valve đang dần trở thành nơi để các hacker thể hiện những khả năng ’siêu phàm’ của mình.
Rất nhiều thể loại hack-cheat đã ra đời.
Rất nhiều các thể loại hack đã xuất hiện, thậm chí nó quen thuộc đến mức nhà phát hành còn liệt kê cả vào trong danh sách lí do khi người chơi có ý định tố cáo. Walling Hack (hack nhìn xuyên tường), Aimbot (bắn auto trúng đầu), thậm chí là bắn xuyên tường, nhảy cao, đi nhanh, xóa bước chân và đặc biệt là Spinbot (hacker sẽ luôn ở trạng thái cúi mặt, quay tròn và hạ tất cả những kẻ địch gần đó với chỉ một viên đạn) đều là những thể loại cheat in sâu trong tâm trí game thủ.
Video đang HOT
Spinbot – ác mộng của hầu hết các player chân chính nhưng ‘non-Prime’.
Thực tế người chơi hoàn toàn có thể nhận ra kẻ hack dễ dàng chỉ sau vài round đấu, thậm chí là ngay khoảng thời gian warm-up. Trừ trường hợp đối thủ tay quá to ở các bậc rank cao (thông thường là từ MG trở lên) hoặc các gặp các smurf (người chơi trình độ cao nhưng dùng nick rank thấp), còn lại rất dễ để game thủ check được xem đối phương có gian lận hay không thông qua việc theo dõi trực tiếp hoặc check demo ( video cả trận) sau trận đấu.
Mới đây, khá nhiều những ‘ kill feed icon’ như hạ địch không cần soi ống ngắm, giết người xuyên smoke, tiêu diệt đối phương dù bị làm choáng,… đã được Valve thêm vào. Ngoài việc khiến tựa game trở nên chi tiết, nó thậm chí còn được coi là một công cụ ẩn để các game thủ ‘check hack’.
Những Kill Feed Icon hoàn toàn có thể là động thái đầu tiên của Valve trong kế hoạch truy quét triệt để vấn nạn hack-cheat.
Thông thường ngoại trừ Spinbot, rất khó để các player phát hiện ra kẻ địch nào đang hack-cheat chỉ sau vài round đấu. Với những ‘kill feed icon’ mới này, người chơi hoàn toàn có thể khoanh vùng sớm những động thái gian lận tinh vi hơn như ’spam’ qua khói chết cả team ở những vị trí khác nhau, dính tới 2 trái flash mà vẫn thoải mái xả đạn một cách ‘rất tỉnh táo’.
CS:GO đang có gắng làm mới chính mình, nhất là khi các player của họ đang dần bị Valorant ‘hút hết’.
Dù có thể yếu tố này sẽ khiến ‘cleanfeed’ của người chơi trong game rối loạn đôi chút, song không thể phủ nhận được sự thú vị mà Valve mang lại thông qua những icon đơn giản này.
Kĩ năng cá nhân hay đơn thuần chỉ là ‘ăn rùa’ một lần, tất cả đều sẽ được đồng đội của bạn biết đến mà không cần phải xem ‘highlight’. Mặt khác như đã nói từ đầu, nhiều khả năng đây sẽ là động thái đầu tiên trong kế hoạch truy quét và dập tắt triệt để vấn nạn hack-cheat trên CS:GO nói riêng và các tựa game miễn phí nói chung.
OB21 của Free Fire vừa mới ra, số tài khoản hack "bay màu" lên tới con số khổng lồ, hacker vẫn tự tin mình "bất tử"
Dù phiên bản OB21 của Free Fire mới ra mắt không lâu, song tình trạng hack cheat đã diễn biến vô cùng nghiêm trọng, số tài khoản bị khóa lên tới hàng chục nghìn.
Free Fire từ trước tới nay vẫn luôn nổi tiếng là tựa game "nhiều hack". Thực ra, nói một cách công bằng thì bất kỳ sản phẩm game online nào ra mắt cũng đều có hack, chúng như một thứ gì đó song hành và cùng tồn tại với các tựa game này. Đặc biệt là các sản phẩm eSports như Free Fire, PUBG Mobile... thì hiện tượng hack càng nhiều với sự biến tấu vô cùng khó lường.
Mới đầu tháng tư này thôi, Free Fire máy chủ Việt Nam tuyên bố khóa hơn 10.000 tài khoản hack chỉ trong 2 tháng. Con số này vẫn chưa là gì so với Free Fire tại máy chủ Ấn Độ khi mới đây, Garena đã đưa thông báo 50.000 tài khoản tại quốc gia này bị khóa vì liên quan đến hack, cheat. Những vụ hack này xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến 21 tháng 4 năm 2020. Điều đó có nghĩa là từ phiên bản OB20 đến OB21, hack vẫn là một thứ gì đó gây nhức nhối cho Garena và game thủ Free Fire.
Khóa nhiều là thế, tuy nhiên, tình trạng hack cheat vẫn luôn là vấn đề nghiêm trọng đối với người chơi Free Fire. Trên Google, Facebook tồn tại rất nhiều những hội nhóm, clip liên quan đến hướng dẫn hack, cheat của Free Fire. Thậm chí, ngay cả nền tảng tưởng chừng như không thể vượt qua là iOS cũng có thể tạo được bản hack.
Điều này thực sự là một điều gây đau đầu không chỉ cho người chơi mà cả đối với Garena, bởi vốn dĩ từ trước đến nay, hiện tượng hack của tựa game này hoạt động vô cùng công khai, thậm chí còn đăng hẳn vào trong group chính thức của Free Fire với rất nhiều lượt xem và share.
Quay trở lại với 50.000 tài khoản bị kh óa tại máy chủ Ấn Độ, Garena thông báo thêm rằng có những người chơi bị mất tài khoản do thực tế là họ đã đưa mật khẩu của mình cho những người dùng khác cuối cùng sử dụng hack mà không có chủ sở hữu của họ biết. Garena cũng cam kết với người chơi tại Ấn Độ rằng "Chúng tôi không khuyến nghị người chơi sử dụng phần mềm của bên thứ ba hoặc hack để họ không bị mất tài khoản vì bất cứ điều gì. Chúng tôi liên tục cập nhật các công cụ chống hack.
Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi lại các trường hợp chủ tài khoản chia sẻ và tiết lộ thông tin tài khoản của họ cho bạn bè và người lạ đã sử dụng hack. Chúng tôi hy vọng rằng người chơi có thể cẩn thận bảo vệ tài khoản của họ.
Đối với một cộng đồng chơi game phát triển và sạch sẽ, chúng tôi thực sự hy vọng rằng người chơi có ý thức hơn và có thể tạo ra các cột mốc riêng của họ trên Free Fire. Chúng tôi đảm bảo rằng những thành tựu đạt được sẽ có ý nghĩa hơn nhiều so với đạt được thông qua các gian lận.".
Tuy nhiên, công cụ chống hack của Free Fire hoạt động ra sao thì "có trời mới biết" vì rất nhiều game thủ vẫn hàng ngày kêu ca rằng gặp quá nhiều hack trong trận đấu. Hy vọng rằng, trong tương lai gần, tình trạng hack trong Free Fire sẽ thuyên giảm để người chơi thực sự có một môi trường chơi game công bằng và trong sạch.
Lee Chueng Hee
Cắm sạc điện thoại trên máy tính, nam game thủ chuyên nghiệp bị Valorant ban thẳng cánh, nhận diện là bật hack cheat Dường như hệ thống chống hack của Valorant làm việc hơi "quá công suất" thì phải. Mặc dù mới chỉ bước vào giai đoạn beta thử nghiệm, thế nhưng siêu phẩm Valorant của Riot Games đã nhanh chóng nhận được rất nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng. Đặc biệt là khi số lượng key thử nghiệm chỉ có hạn, đồng thời...