CSB Việt Nam có phương tiện áp sát giàn khoan trái phép
Rất có thể những chiếc tàu cao tốc Shershen lại là chìa khóa giúp CSB Việt Nam phá vòng vây của tàu Hải cảnh, áp sát giàn khoan trái phép.
Những ngày vừa qua, diễn biến xung quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (HD981) vẫn rất phức tạp. Để bảo vệ giàn khoan, phía Trung Quốc đã huy động lúc cao điểm tới hơn 130-140 tàu lớn nhỏ, lập thành hàng rào quây kín xung quanh ở cự ly từ 5-10 hải lý (hoặc hơn) khiến tàu kiểm ngư, Cảnh sát biển của ta khó tiếp cận.
Lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc vì có tàu vừa to hơn lại có số lượng áp đảo.
Lợi thế của cuộc đấu này vẫn hoàn toàn nghiêng về phía Trung Quốc khi tàu của họ vừa to hơn lại có số lượng áp đảo. Mỗi khi tàu Cảnh sát biển hay Kiểm ngư của Việt Nam tìm cách tiếp cận thì đều bị từ 3 – 4 tàu của Trung Quốc vây quanh chèn ép, đâm húc, bắn vòi rồng.
Trong tình thế này, rất có thể một loại tàu tuần tra khác của Cảnh sát biển vốn được hoán cải từ tàu phóng lôi Shershen (trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam) sẽ trở thành “vũ khí bí mật” giúp phá vòng vây của phía Trung Quốc.
Shershen là định danh của NATO cho loại tàu phóng lôi lớp T-3 do Liên Xô nghiên cứu và sản xuất vào những năm 1960. Tên thiết kế của tàu là Project 206 Shtorm, có lượng giãn nước đầy tải 172 tấn, dài 34,08m, rộng 6,72m, mớn nước 1,46m. Tàu được trang bị 3 động cơ Diesel M-503A 3 trục, công suất 12.500 mã lực cho phép chạy với tốc độ tối đa 45 hải lý/h.
Video đang HOT
Trung Quốc công bố lý do giàn khoan dịch chuyển
Theo thống kê của SIPRI, Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao 16 tàu phóng lôi lớp Shershen trong gian đoạn từ năm 1973 đến 1980. Hiện tại chỉ còn 4 chiếc đang hoạt động trong biên chế Hải quân Việt Nam, 8 chiếc đã ngừng hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2006. Trong đó, 4 chiếc được hoán cải (gỡ bỏ toàn bộ ống phóng ngư lôi) để chuyển giao cho Cảnh sát biển làm nhiệm vụ tuần tra, thực thi pháp luật biển, mang số hiệu từ 5011 đến 5014.
Tàu phóng lôi hoán cải lớp Shershen được chuyển giao cho Cảnh sát biển chủ yếu dùng để tuần tra ở vùng duyên hải ven bờ. Tuy nhiên những tàu này cũng hoàn toàn đủ khả năng hoạt động tại khu vực Trung Quốc đang đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Lợi thế của Shershen là tốc độ cực cao (45 hải lý/giờ), gấp đôi tốc độ tối đa của tất cả các tàu Hải cảnh Trung Quốc. Trong ảnh: tàu Project 206 Shtorm (Shershen) chưa hoán cải của Liên Xô cũ.
Dù có lượng giãn nước nhỏ, chỉ hơn tàu tuần tra TT-120 (Việt Nam đóng) có lượng giãn nước 120 tấn, nhưng lợi thế của Shershen lại nằm ở tốc độ cực cao. Với tốc độ tối đa lên tới 45 hải lý/h, gấp đôi tốc độ tối đa của tất cả các tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực đó cùng khả năng xoay trở cực kỳ nhanh nhẹn sẽ giúp Shershen có thể dễ dàng tăng tốc tránh va chạm và vượt khỏi vòng vây đối phương để tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, Shershen cũng có hạn chế đó là dự trữ hành trình khá ngắn, nếu chạy ở tốc độ cao 35 hải lý/h thì tàu chỉ có tầm hoạt động 500 hải lý. Hạn chế này có thể khắc phục bằng chính chiến thuật sử dụng tàu phóng lôi kinh điển đó là dùng tàu kéo kéo sát đến nơi cần hoạt động.
Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương-981 đã khoan xong đợt đầu tiên
Hiện tại, Việt Nam có đội tàu kéo khá hùng hậu nên việc kéo đội tàu Shershen hoán cải ra vùng biển Trung Quốc đặt giàn khoan là hoàn toàn khả thi.
Trong tình thế hiện nay, để có thể tiếp cận sát giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc thì thiết nghĩ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nên sớm tung những chiếc tàu tuần tra hoán cải từ tàu phóng lôi lớp Shershen vào cuộc để hỗ trợ các tàu tuần tra TT-120, TT-200, TT-400 và DN-2000 đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự bao vây phong tỏa của tàu Hải cảnh Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Hồng Lỗi: G7 hãy đứng ngoài Biển Đông, sẽ phản ứng nếu khiêu khích?!
Trung Quốc hùng hồn tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không ngần ngại đáp trả với bất cứ hành động nào mà Trung Quốc cho là "khiêu khích, xâm phạm chủ quyền".
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tân Hoa Xã ngày 5/6 dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hùng hồn tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không ngần ngại đáp trả với bất cứ hành động nào mà Trung Quốc cho là "khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, phá hoại hòa bình và ổn định trên biển"?!
Bất chấp những thực tế gây hấn của Bắc Kinh hàng ngày hàng giờ trên Biển Đông, từ việc kéo giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu hộ tống xâm phạm vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho tới dùng sức mạnh quân sự thay đổi hiện trạng các bãi đá nước này đang chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa, Hồng Lỗi vẫn ngụy biện rằng Trung Quốc "kiên định duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, Hoa Đông".
Chính kẻ đang phá hoại luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận lại đang tự nhận mình là bảo vệ "nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế" và "hy vọng không có sự bất ổn ở Biển Đông và Hoa Đông"?!
Hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông được Hồng Lỗi đặt cho cái tên mĩ miều giả tạo rằng Trung Quốc "kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích hàng hải, duy trì trật tự trên biển và vùng trời theo luật pháp quốc tế".
Vẫn luận điệu kẻ cả quen thuộc, Hồng Lỗi tiếp tục yêu cầu "đàm phán trực tiếp với từng bên liên quan" ở Biển Đông, hy vọng các bên ngoài Biển Đông không "kích động căng thẳng, gia tăng đối đầu và làm phức tạp thêm tình hình khu vực", nói cách khác là đòi cộng đồng quốc tế và khu vực để cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm trên Biển Đông, Hoa Đông?
Theo Giáo Dục
Trung Quốc không thể "một tay che kín bầu trời" Ngay sau khi Báo An ninh Thủ đô điện tử đăng tải bài "Họp báo Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Ông Hồng Lỗi lại "lỗi" nặng", rất nhiều bạn đọc đã lên tiếng phản đối sự "đổi trắng thay đen" của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Tàu Trung Quốc phun "vòi rồng" vào tàu chấp pháp Việt Nam tại khu...