Crưm sáp nhập vào Nga: 3 câu hỏi lớn
Ngày 16/3 tới đây, Cộng hòa Tự trị Crưm thuộc Ukraina sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để trả lời cho câu hỏi khu tự trị này có sáp nhập vào Liên bang Nga hay không. Cuộc trưng cầu dân ý bị chính quyền trung ương Kiev và phương Tây phản đối kịch liệt, coi là bất hợp pháp.
Trong khi đó, Nga coi đây là nguyện vọng chính đáng thể hiện mong muốn của người dân, đa phần nói tiếng Nga, tại bán đảo này. Dưới đây là ba vấn đề liên quan tới việc trưng cầu dân ý này.
Những người thân Nga tại Crưm tuần hành. Ảnh: RIA
Crưm có sáp nhập với quyền hạn là một chủ thể của Liên bang Nga?
Sẽ có hai câu hỏi được đưa ra trong cuộc trưng cầu dân ý: “Ông, bà ủng hộ sáp nhập Crưm vào Liên bang Nga với quyền hạn là một chủ thể của Liên bang Nga?” và “Ông, bà ủng hộ khôi phục hiệu lực của Hiến pháp Cộng hòa Crưm năm 1992 và giữ nguyên quy chế Crưm là một bộ phận của Ukraina?”.
Hôm 10/3, Chủ tịch Xô viết Tối cao Cộng hòa tự trị Crưm Vladimir Konstantinov tuyên bố có trên 80% dân chúng bán đảo Crưm muốn sáp nhập với Nga.
Trong khi đó, chính quyền mới Crưm cam kết sẽ nhanh chóng biến bán đảo Crưm thuộc Nga trong “thời hạn sớm nhất”. “Nếu như cuộc trưng cầu dân ý toàn dân ủng hộ việc Crưm cần phải nằm trong thành phân của Nga, thì chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc suốt ngày đêm. Chúng tôi có thể và sẽ làm việc để nhanh chóng đến mức tối đa nằm trong cơ chế pháp lý của Liên bang Nga. Tôi có niềm tin chắc chắn rằng nhận thấy tất cả mọi vấn đề và sẽ làm tất cả để mọi việc hoàn tất trong thời hạn nhanh nhất” – Đó là lời khẳng định của Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crưm Sergei Acsenov.
1.500 quân nhân lực lượng vũ trang Crưm sẽ được huy động bảo vệ các điểm bỏ phiếu trưng cầu dân ý tại Crưm về việc sáp nhập vào Liên bang Nga trong ngày 16/3 tới đây. Đó là thông báo của Thủ tướng nước Cộng hòa tự trị Crưm Sergei Acsenov hôm thứ Hai sau khi tiểu đoàn quân đặc nhiệm lực lượng vũ trang Crưm tuyên thệ.
Hãng Itar-Tass dẫn lời Thủ tướng Cộng hòa Tự trị Crưm: “Chúng tôi đã có 1.500 quân nhân tuyên thệ bảo vệ tất cả các địa điểm bỏ phiếu. Trưng cầu dân ý sẽ được những người có vũ trang bảo vệ, trước tiên là lực lượng dân phòng và lực lượng vũ trang của Cộng hòa tự trị”.
Video đang HOT
Người đứng đầu chính phủ Crưm cũng tuyên bố trong trường hợp sáp nhập vào Liên bang Nga, lực lượng vũ trang Crưm sẽ nằm trong thành phân của quân đội Nga. Đồng thời ông cũng không loại trừ khả năng những quân nhân của quân đội Ukraina đóng tại Cộng hòa tự trị Crưm cũng có thể tuyên thệ sáp nhập vào Crưm, sau đó là Liên bang Nga.
Ông Acsenov nói thêm: “Quân đội Ukraina, tất cả các đơn vị quân sự hiện đang bị các lực lượng dân phòng phong tỏa. Sau khi quyết định trưng cầu dân ý sáp nhập vào Liên bang Nga được thông qua, họ cần hoặc rời khỏi lãnh thổ Cộng hòa tự trị Crưm, hoặc nếu họ sẵn sàng còn phục vụ trong lực lượng vũ trang, thì họ cần phải tuyên thệ phục vụ Cộng hòa tự trị hoặc Liên bang Nga – mọi việc sẽ rõ ràng vào thời điểm trưng cầu dân ý”.
Itar-Tass cho hay Quốc hội Crưm đã tuyên bố Xô viết Tối cao nước Cộng hòa tự trị đã chính thức mời các quan sát viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tới giám sát cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3.
Cuộc sống của bán đảo sau trưng cầu dân ý sẽ như thế nào sau khi sáp nhập vào Nga?
Thủ tướng Acsenov cũng cho biết, nếu như kết quả trưng cầu dân ý nghiêng về sáp nhập với Nga, thì Crưm dù sao vẫn đòi giữ nguyên quyền coi mình là khu tự trị. “Cần tiếp tục giữ nguyên hiện trạng tự trị, nhưng là một chủ thể của Nga” – ông Acsenov tuyên bố.
Nhưng ông Acsenov cũng thừa nhận chắc chắn đó là khu tự trị không đồng nhất. Về dân chúng thành phố Sevastopol muốn trực thuộc chính quyền trung ương Nga, ông nói: “Nếu họ muốn nằm trong thành phần Crưm, chúng tôi cũng ủng hộ, còn họ trực thuộc trung ương, chúng tôi cũng tán thành”. Tại Crưm sẽ sử dụng hai thứ tiếng là tiếng Nga và tiếng Crưm-Tatar là hai ngôn ngữ chính thức.
Tình trang đối đầu căng thẳng tại Crưm giữa lực lượng thân Nga và Ukraina vẫn không có chiều hướng giảm.
Trước đó, ông Acsenov đã từng tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý thực sự rất cấp bách, nếu như Nga đồng ý thu nhận Crưm vào thành phần Nga. Hiện vấn đề này sẽ do Chính phủ và Quốc hội Nga quyết định. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina dẫn đến khả năng tan rã lãnh thổ đất nước được bắt đầu từ mùa Thu năm 2013, sau khi chính phủ cũ của Ukraina từ chối ký Hiệp định liên kết với EU.
Trong suốt thời gian diễn ra những hành động phản đối tại Ukraina đã làm cho trên 80 người thiệt mạng. Ngày 1/3 Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đã trao cho Tổng thống Nga quyền đưa quân vào lãnh thổ Ukraina để ổn định tình hình chính trị xã hội tại đây.
Số phận người Tatar-Crưm
Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crưm Acsenov cam kết sẽ tăng gấp đôi đại diện người Tatar trong ban lãnh đạo Crưm.
“Người Tatar-Crưm sẽ có khả năng tăng đáng kể đại diện của mình trong ban lãnh đạo Crưm. Thực tế là sẽ tăng gấp đôi” – Đó là tuyên bố của Thủ tướng Acsenov với hãng Thông tấn Nga Itar-Tass.
Ông Acsenov cho biết ngày thứ Ba, tại khóa họp của Xô viết tối cao sẽ đưa ra đề nghị về hai ứng cử viên Phó Thủ tướng và Phó chủ tịch Xô viết Tối cao là người Tatar-Crưm.
Hai đai diện của người Tatar-Crưm cũng sẽ giữ chức Bộ trưởng. Thủ tướng Acsenov cũng thông báo chính quyền Crưm sẵn sàng hỗ trợ và tăng gấp đôi kinh phí cho người Tatar-Crưm.
Ông Acsenov tuyên bố: “Luật pháp Liên bang Nga hiện nay cho phép người dân thuộc các dân tộc khác nhau sống bình yên và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và tăng số lương cung cấp tài chính cho họ. Họ có quyền như chúng tôi và cũng như các công dân Nga. Giữa chúng tôi không có sự khác biệt nào.
Hiện nay, người Tatar-Crưm chiếm khoảng 15% dân số tại bán đảo. Còn số người nói tiếng Nga chiếm khoảng 60%.
Lê Văn
Theo_VietNamNet
Crimea hỗn loạn trước cuộc trưng cầu dân ý
Căng thẳng đang gia tăng ở Crimea trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 16/3 tới đây. Người dân Crimea sẽ đi bỏ phiếu để quyết định xem liệu họ có nên sát nhập vào Liên bang Nga hay vẫn là một phần của Ukraine.
Nhiều người ở Simferopol đang lo lắng về các báo cáo rằng các nhóm dân quân vũ trang địa phương đang tìm cách đến thành phố để cố tình gây náo loạn. Điều này đang khiến những người dân bình thường cảm thấy đau đầu trong việc bảo đảm an toàn cho chính bản thân.
Người dân biểu tình ủng hộ cho việc sát nhập vào Liên bang Nga ở Quảng trường Lê Nin, Crimea
Tờ Channel News Asia của Singapore đã chia sẻ về trường hợp của bà Tatiana Savickay, 55 tuổi, hiện đang sống ở Crimea. Bà không thể quyết định một phần của câu chuyện chính trị phức tạp, nhưng người phụ nữ gốc Cossack này đã sẵn sàng để chiến đấu, và nếu cần thiết, chết cho quê hương mình.
Bà Tatiana nói: "Tôi không lo lắng về Ukraine, tôi đang lo lắng về Crimea. Tôi là một công dân Crimea. Và khi mọi người hét vào mặt tôi rằng tôi là một người cư ngụ tạm thời và tôi phải rời khỏi nơi này, tôi không sợ mà chỉ thấy buồn. Tôi là một người nói tiếng Nga, tôi nên đi đâu?"
Tình hình trước cuộc trưng cầu đang càng lúc càng nóng lên khi Mỹ bắt đầu đưa quân đến Biển Đen và cùng các đồng minh NATO là Bungari và Rumani tập trận vào ngày 11/3. Trong khi đó, Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục vừa tiến hành giúp đỡ chính phủ lâm thời Ukraine vừa tìm các phương thức trừng phạt Nga.
Hiện nay, theo tờ The Voice of Russia, ngân sách của Ukraine đã bị thâm hụt lên tới 5,5 tỷ USD. Ukraine vẫn phải tiến hành việc cắt giảm chi tiêu chính phủ để được nhận đợt tiền viện trợ đầu tiên của IMF vào trung tuần tháng Tư tới đây, Bộ trưởng Tài chính lâm thời của Ukraine Alexander Shlapak nói trong một cuộc họp báo tại Kiev hôm thứ Hai (10/3).
Đồng thời, Bộ trưởng Shlapak nhấn mạnh rằng quyết định cắt giảm ngân sách cần được ưu tiên thực hiện. Đánh giá về kích thước của việc cắt giảm, Bộ trưởng Tài chính Ukraine nhấn mạnh rằng thâm hụt ngân sách đã đạt xấp xỉ 5,5 tỷ USD. Một đề xuất cắt giảm vốn lưu động và chi tiêu xã hội đã được gửi tới Quốc hội Ukraine. Bộ trưởng nhấn mạnh rằng Ukraine bị thâm hụt như hiện nay hoàn toàn do nợ chính phủ gia tăng trong nhiều năm qua, và các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ukraine tăng quá cao.
Theo infonet
Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine? Từ sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, dư luận khá quan tâm tới những vấn đề "nhạy cảm" mà phương Tây thường né tránh trả lời. 1. Tại sao phe đối lập lật đổ Tổng thống Yanukovych sau khi ông thực hiện theo yêu cầu của họ? Vào ngày 21/2, ông Yanukovych và ba nhà lãnh đạo...