Croatia, Slovenia và Italy thông qua tuyên bố chung về biển Adriatic
Biển Adriatic là một vùng biển khép kín với giao thông hàng hải dày đặc và hệ sinh thái dễ bị tổn thương, cần một cách tiếp cận tổng hợp để bảo vệ môi trường, ngăn ngừa rủi ro và phát triển bền vững.
(Nguồn: total-croatia-news.com)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngoại trưởng các nước Croatia, Slovenia và Italy ngày 19/12 đã ký một tuyên bố đặc biệt về biển Adriatic trong cuộc họp ba bên diễn ra ở Trieste ( Italy ), đồng thời cho biết chia sẻ tầm nhìn chung về biển Adriatic như một sự kết nối cũng như nguồn thịnh vượng cho tất cả các quốc gia trong khu vực.
Tuyên bố chung nêu rõ, biển Adriatic là một vùng biển khép kín với giao thông hàng hải dày đặc và hệ sinh thái dễ bị tổn thương, cần một cách tiếp cận tổng hợp để bảo vệ môi trường, ngăn ngừa rủi ro và phát triển bền vững.
Video đang HOT
Ngoài ra, các bên nhất trí tiếp tục đàm phán về hợp tác hơn nữa theo hình thức ba bên trong các lĩnh vực chính, bao gồm phát triển kinh tế, kết nối, nền kinh tế xanh và bảo vệ toàn diện biển.
Để đạt được mục tiêu, ba nước sẽ thiết lập một cơ chế để thúc đẩy hợp tác ở cấp độ chính trị và chuyên gia.
Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Croatia Grlic Radman nhấn mạnh: “Trong cuộc họp, chúng tôi đã đánh giá tốt về quan hệ của chúng tôi và tôi nghĩ cuộc gặp này là một khởi đầu tốt đẹp cho sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau. Cả ba nước vẫn cam kết thúc đẩy hợp tác theo tinh thần châu Âu thực sự nhằm bảo vệ biển Adriatic , đưa các quốc gia ven biển xích lại gần nhau hơn và cùng nhau chuyển đổi khu vực mà chúng tôi đang sống”.
Croatia, Slovenia siết chặt các biện pháp chống dịch COVID-19
Bắt đầu từ tuần này, Croatia sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sau khi số ca mắc mới tại nước này đã vượt quá 2.000 ca/ngày vào cuối tuần qua.
Các biện pháp bao gồm yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài và khuyến cáo làm việc tại nhà nếu có thể.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiêm COVID-19 tại Zagreb, Croatia, ngày 30/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo ngày 26/10, Chính phủ Croatia yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài bất cứ khi nào không thể đảm bảo việc giãn cách xã hội. Việc tụ tập nơi công cộng cũng giới hạn không quá 50 người, trong khi các sự kiện hiếu/hỉ chỉ cho phép tối đa 30 người tham gia. Việc gặp mặt trong gia đình cũng không được vượt quá 15 người. Các công ty được kêu gọi sắp xếp cho nhân viên làm việc tại nhà nếu có thể.
Cũng trong tuần này, nước láng giềng Slovenia sẽ chỉ cho phép người dân rời khỏi khu vực đô thị trong trường hợp đặc biệt, sau khi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này ghi nhận 1.675 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 25/10. Ngoài ra, một nước láng giềng nữa của Croatia là Bosnia - Herzegovina cũng ghi nhận số ca mắc mới tăng vọt trong tuần qua, khi số bệnh nhân hiện tại đã tăng gần 60% lên 13.348 người trong ngày 25/10.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Giáo dục Bulgaria thông báo các trường học sẽ được phép chuyển sang hình thức học trực tuyến, trong bối cảnh quốc gia vùng Balkan này đang chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19.
Theo bộ trên, hiệu trưởng các trường ở các khu vực có số ca nhiễm cao, như thủ đô Sofia, có thể chọn chuyển sang dạy học từ xa nếu số học sinh vắng mặt tăng do đã bị nhiễm bệnh hoặc đang cách ly. Bộ cũng khuyến cáo chuyển sang dạy học trực tuyến, đầu tiên áp dụng cho các trường phổ thông trung học, trong khi chỉ nên áp dụng hình thức này đối với các học sinh tiểu học khi cần thiết.
Tương tự đa số các nước thuộc EU, Bulgaria đang chứng kiến sự tăng vọt số ca mắc COVID-19, với tổng số ca mắc đã tăng gần gấp đôi lên 37.889 ca kể từ đầu tháng 10 này. Bản thân Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov trong ngày 25/10 cũng đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Bulgaria đã ban hành quy định đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng trong nhà lẫn ngoài trời, cũng như kêu gọi người dân giám sát việc tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn hệ thống y tế quá tải, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhân viên y tế mắc COVID-19.
Tượng Melania bị đốt được trưng bày ở quê nhà Bức tượng gỗ Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị cháy được đặt tại một phòng trưng bày nghệ thuật ở thị trấn ven biển Koper. "Vật thể này (bức tượng bị cháy) phần nào đó thể hiện trực quan những căng thẳng chính trị đang bùng phát ở nước tôi và không chỉ nước tôi", nghệ sĩ người Mỹ sống ở...