Croatia sẽ gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen từ năm 2023
Ngày 8/12, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cho phép Croatia tham gia đầy đủ vào khu vực miễn thị thực Schengen, tuy nhiên Romania và Bulgaria sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy. Ảnh (tư liêu) minh họa: AFP/TTXVN
CH Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, thông báo: “Schengen sẽ mở rộng lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. Các bộ trưởng đã phê chuẩn quy chế thành viên của Croatia từ ngày 1/1/2023″.
Ủy viên phụ trách nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson cho biết đối với trường hợp của Bulgaria và Romania, “chúng tôi chưa đạt được sự nhất trí”.
Khu vực Schengen là khu vực tự do đi lại lớn nhất thế giới và hiện có 26 quốc gia, trong đó có 22 nước EU cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Khoảng 1,7 triệu người đang sống ở một quốc gia Schengen và làm việc tại một quốc gia khác trong khu vực này. Mỗi ngày có khoảng 3,5 triệu người qua lại trong khu vực.
Video đang HOT
Tháng trước, EC cho rằng tất cả ba ứng cử viên – Croatia, Bulgaria và Romania – đáp ứng các tiêu chí để gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen. Nghị viện châu Âu cũng đã bỏ phiếu ủng hộ quy chế thành viên cho các nước này. Tuy nhiên, các quyết định cuối cùng về việc mở rộng Schengen đều phải được thông qua với sự đồng thuận tuyệt đối của các nước thành viên.
Bulgaria và Romania vấp phải sự phản đối của Áo, nước từng chứng kiến tình trạng người xin tị nạn tăng mạnh và lo ngại rằng việc chấp nhận hai nước này sẽ làm tăng nhập cư thông thường.
Bulgaria cảnh báo đáp trả Hà Lan và Áo liên quan đến gia nhập Schengen
Hà Lan thông báo rằng họ sẵn sàng hỗ trợ Croatia và Romania gia nhập khối Schengen, nhưng không ủng hộ Bulgaria.
Áo từ chối ủng hộ cả Bulgaria và Romania.
Theo mạng tin EURACTIV.bg (Bulgaria) ngày 6/12, Thủ tướng Bulgaria Galab Donev cho biết nước này sẽ có các biện pháp đáp trả nếu Hà Lan và Áo phủ quyết việc gia nhập khối Schengen của họ.
Bulgaria, Romania và Croatia đều sẵn sàng tham gia khu vực Schengen, mặc dù Hà Lan và Áo đã bày tỏ sự phản đối. Hà Lan phản đối mạnh mẽ việc gia nhập của Bulgaria, trong khi Áo phản đối cả Bulgaria và Romania tham gia.
Ông Donev không nói rõ các biện pháp trả đũa của Bulgaria là gì nhưng tuyên bố: "Hy vọng là chúng tôi sẽ không phải làm điều này". Thông tin không chính thức từ Sofia là trừ khi Hà Lan rút lại phản đối, nếu không Bulgaria sẽ chặn ứng cử viên người Hà Lan, Trung tướng Hans Leijtens, đứng đầu Cơ quan Biên phòng EU (Frontex).
"Bulgaria đã không từ bỏ khối Schengen. Chúng tôi còn ba ngày nữa", Thủ tướng Donev nói.
Bộ trưởng Tư pháp Bulgaria Krum Zarkov cho rằng lần này mối đe dọa của Sofia là "rất thực tế và nó nhằm mục đích kích động phản ứng của các nước EU".
Về phần mình, Bộ trưởng Nội vụ Bulgaria Ivan Demerdzhiev nhận xét rằng vẫn còn hy vọng rằng Áo có thể thay đổi quan điểm của mình vì các đại diện của nước này đã tham gia cuộc kiểm tra cấp chuyên gia cuối cùng ở biên giới Bulgaria.
Các nhà chức trách Bulgaria tuyên bố rằng quan điểm của Thủ tướng Hà Lan và Thủ tướng Áo được quyết định bởi những yếu tố chính trị nội bộ hơn là do những thiếu sót cụ thể trong việc thực hiện các quy tắc Schengen của Bulgaria.
"Có sự nghi ngờ về tiêu chuẩn kép, đặc biệt là từ Hà Lan", Thủ tướng Donev nói thêm.
Hội đồng Tư pháp và Nội vụ EU sẽ bỏ phiếu riêng về hai quyết định gia nhập Schengen vào ngày 8/12 tới. Các bộ trưởng sẽ bỏ phiếu cho việc kết nạp Bulgaria và Romania trong một quyết định, và cho Croatia trong quyết định thứ hai. Cần có sự nhất trí để thông qua quyết định.
Lý do Romania và Bulgaria khó có thể gia nhập khối Schengen trong tương lai gần Ít nhất hai quốc gia thành viên - Áo và Hà Lan - đã bày tỏ sự phản đối với việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania. Trong khi đó, theo quy định, chỉ cần xuất hiện một phiếu phủ quyết, nỗ lực gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania sẽ thất bại. Một số nước vẫn phản đối Bulgaria...