Croatia chính thức tham gia Eurozone và Schengen
Ngày 1/1/2023, Croatia đã chính thức trở thành thành viên khu vực đồng tiền chung Eurozone và khu vực đi lại tự do Schengen.
Đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Âu tham gia cả Eurozone và Schengen trong cùng mọt ngày, một bước ngoặt quan trọng cho Croatia, thành viên Liên minh châu Âu (EU) kể từ năm 2013.
Cụ thể, từ ngày 1/1, Croatia đã trở thành thành viên thứ 20 của Eurozone và đồng euro đã trở thành đồng tiền chính thức của nước này. Cũng trong cùng ngày, Croatia trở thành thành viên thứ 27 của khu vực Schengen, được thiết lập từ năm 1985 để cho phép 420 triệu người dân của các nước tham gia được đi lại tự do.
Video đang HOT
Nhằm hỗ trợ người dân thích nghi với việc sử dụng đồng euro, việc lưu thông cùng lúc cả đồng kuna nội tệ và đồng euro sẽ kéo dài trong 2 tuần. Qua nửa đêm ngày 14/1, sẽ chỉ có đồng euro được chính thức sử dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng và bưu cục vẫn tiếp tục chuyển đổi đồng kuna sang đồng euro trong suốt cả năm 2023.
Tăng trưởng kinh tế khu vực eurozone có thể giảm bằng 0
Sản lượng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đã bị ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng tăng cao.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Luis de Guindos cho biết tăng trưởng kinh tế eurozone đã sụt giảm và có thể sớm xuống mức 0.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Guindos cho hay: "Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng trong quý 3 và quý 4 đang chậm lại đáng kể và tốc độ tăng trưởng gần bằng 0".
Theo ECB, sản lượng kinh tế của eurozone đang bị ảnh hưởng do chi phí năng lượng tăng cao, cũng như là tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, buộc khu vực này phải tiết kiệm năng lượng trong mùa sưởi ấm sắp tới.
Giá năng lượng tăng đã đẩy lạm phát hàng năm của khu vực đồng euro lên 9,1% trong tháng 8 và dự kiến sẽ đẩy nó lên 9,6% trong tháng này, mức cao kỷ lục đối với khu vực.
Trong một động thái chưa từng có, đầu tháng 9, ECB đã tăng lãi suất lên 75 điểm phần trăm, chỉ vài tuần sau khi tăng 50 điểm cơ bản để chống lạm phát. Các nhà phân tích dự báo ECB có thể tiến hành thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa, với một đợt tiềm năng vào tháng 10 tới.
Tuần trước, Phó Chủ tịch De Guindos cho biết ECB sẽ cần tiếp tục thực hiện các bước cần thiết để chống lại lạm phát, vì suy thoái kinh tế không đủ để kiềm chế giá tiêu dùng.
Nền kinh tế lớn nhất eurozone là Đức sẽ là nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do giảm nguồn cung khí đốt. Dự báo kinh tế Đức bắt đầu suy giảm ngay quý này.
Tình hình chắc chắn đang trở nên trầm trọng hơn do Nga đã ngừng cung cấp khí đốt mới đây. Vào tháng 8, đường ống Nord Stream 1 đã bị đóng cửa vô thời hạn do các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ lệnh trừng phạt. Nga chỉ chuyển một lượng nhỏ khí đốt tới châu Âu bằng đường ống trung chuyển còn lại chạy qua Ukraine và đường ống TurkStream qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/9, tỷ lệ lạm phát tại EU đã tăng lên mức kỷ lục 10,1% trong tháng 8, tăng đáng kể so với mức 9,8% của tháng 7.
Thêm một quốc gia sử dụng euro làm tiền tệ chính Croatia đang trên đà trở thành thành viên thứ 20 của khu vực đồng tiền chung eurozone. Biểu tượng của khối đồng tiền chung eurozone. Ảnh: Getty Images Quốc hội Croatia đã thông qua điều luật cho phép sử dụng đồng euro làm tiền tệ chính từ ngày 1/1/2023. Các nhà lập pháp đã bỏ phiếu với tỷ lệ 117-13 ủng hộ việc...