Crimea và một năm hành trình về “đất mẹ”
Ngày 18/3 đánh dấu tròn một năm bán đảo Crimea trở về với nước Nga, sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi và những bước đi quyết đoán của Tổng thống Vladimir Putin. Sau một năm, sự kiện này vẫn để lại nhiều hệ lụy với các bên, được nhiều nhưng mất cũng không ít.
Crimea đã khoác lên mình “tấm áo mới” sau một năm sáp nhập vào Nga
Kịch bản sáp nhập hoàn hảo
Bất chấp sức ép từ cộng đồng quốc tế, ngày 18/3 cách đây đúng một năm, Tổng thống Putin đã ký Hiệp ước tiếp nhận và thành lập hai chủ thể liên bang mới của Nga là Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol. Lễ ký được thực hiện trong tiếp vỗ tay vang dội của đông đủ thành viên hai viện Quốc hội Nga, đại diện của các chủ thể liên bang và báo giới.
Đây là bước đi tất yếu sau một cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea mà kết quả cho thấy đại đa số người dân trên bán đảo này (xấp xỉ 97%) muốn trở về với đất mẹ Nga. Những thủ tục pháp lý liên quan đã được các bên nhanh chóng tiến hành ngay sau đó với mục tiêu cao nhất là thỏa mãn ý nguyện của người dân Crimea và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của họ.
Kết quả là bản đồ Liên bang Nga đã được vẽ lại với việc kết nạp thêm hai chủ thể mới là Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol.Trong thông điệp đặc biệt nhân sự kiện này, nhà lãnh đạo Nga khẳng định Crimea “là một bộ phận không thể tách rời của nước Nga” và cuộc trưng cầu dân ý về việc hợp nhất với Nga là “hợp pháp, có tầm quan trọng lịch sử”.
Tổng thống Putin cũng nêu rõ việc Crimea tách khỏi Ukraine không vi phạm Hiến chương LHQ, nghị quyết HĐBA và các luật quốc tế liên quan. Đây cũng không phải là sự kiện “vô tiền, khoáng hậu” vì trong quá khứ từng xảy ra hai vụ việc tương tựkhi tỉnh Kosovo tách khỏi Cộng hòa Serbia (năm 2008) và trước đó là Ukraine tách khỏi Liên Xô (cách đây 20 năm).
Phương Tây bị dồn vào thế bí
Trước những diễn biến quá nhanh chóng ở Crimea, cả phương Tây và Kiev đều hết sức lúng túng về các biện pháp đối phónhằm ngăn chặn một “tiền lệ Crimea” tái diễn. Dư luận thế giới thì lo ngại “điểm nóng Crimea” sẽ khởi đầu cho một cuộc “chiến tranh Lạnh” mới giữa Nga và phương Tây.
Và đúng như dự đoán, một cuộc đối đầu quy đa diện mô lớn đã xảy ra ngay sau đó giữa hai trung tâm quyền lực Đông – Tây với các màn trừng phạt và trả đũa lẫn nhau. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng loạt công bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Nga và Ukraine. Đây là gói trừng phạt toàn diện nhấtMỹ áp đặt đối với Nga kể từ sau chiến tranh Lạnh.
Ngoài các lệnh trừng phạt, “chú Sam” cũng đẩy mạnh cuộc chiến trong lĩnh vực năng lượng với việc tăng cường khai thác trong nước và gia tăng xuất khẩu sang châu Âu để giúp “lục địa già” giảm thiểu phụ thuộc vào Nga.
Tuy nhiên, không như Mỹ, EU lại tỏ ra thận trọng và không ít bất đồng đã nảy sinh giữa 28 thành viên trong việc lựa chọn biện pháp trừng phạt Nga, mà lý do kinh tế được nhắc đến đầu tiên. Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng vàquan hệ kinh tế Nga – châu Âu chặt chẽ theo kiểu “môi hở, răng lạnh”, nếu Nga không ổn định châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí còn làm kinh tế toàn cầu đổ vỡ.
Nga là bạn hàng lớn thứ ba của EU và EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Riêng trong lĩnh vực năng lượng, châu Âu còn là bên lệ thuộc năng nề vì có tới 30% nhu cầu khí đốt do Nga cung cấp. Thậm chí, tỷ lệ này lên tới 40% ở Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Video đang HOT
Nắm được yếu điểm này của châu Âu, Tổng thống Putin đã đi nước cờ khôn khéo khi quyết định “nắn” dòng chảy phương Nam từ Đông Âu sang Thổ Nhĩ Kỳ, đẩy Kiev và châu Âu vào “cơn khát” khí đốt ngay giữa mùa đông lạnh giá. Tất nhiên, để giảm thiểu hao hụt ngân sách liên bang, nhà lãnh đạo Nga nhanh chóng chuyển sang Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu năng lượng hàng đầu thế giới và đang rất khát “vàng đen” cho nhu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế.
Chính sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và những tác động không nhỏ từcác biện pháp trả đũa của “Gấu Nga” đã khiến châu Âu hết sức dè dặt tron g việc đưa ra thêm các lệnh trừng phạt mới, nhất là khi “châu lục già”cũng đang phải chật vật khôi phục trưởng và việc làm.Những bất đồng trong nội bộ châu Âu bắt đầu nảy sinh khi một số nước ( như Anh, Pháp…) kiên quyết “mạnh tay” với Điện Kremin, trong khi một số thành viên khác (Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Czech…) chỉ muốn “giơ cao, đánh khẽ”.
Châu Âu ngày càng mâu thuẫn trong việc ứng phó với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine
Không chỉ đau đầu lo đối phó với Nga, Mỹ và EU cũng phải “hao công, tổn chí” tìm phương án trợ giúp Kiev. Những hỗ trợ không ngớt về tài chính, quân sự và năng lượng đang vắt kiệt sức lực của phương Tây khi mà vũng lầy Ukraine ngày càng giống như một “cái giỏ không đáy”.
Khó khăn chồng chất khó khăn khiến không ít nước phương Tây nhận ra rằng cái giá phải trả cho việc lật đổ một chính phủ thân Nga ở Ukraine, nơi được coi là vùng đệm chiến lược giữa Đông và Tây, đang đẩy mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát và phần thiệt nhiều hơn đang thuộc về Mỹ và EU.
Kiev chật vật đối phó
Việc “mất trắng” Crimea có lẽ không phải là điều quá bất ngờ đối với Kiev, song ở góc độ nào đó cũng khiến chính quyền thân phương Tây phải giật mình nhìn lại khi toàn bộ vùng Donbass ở miền Đông cũng có ý định đòi ly khai.
Cụ thể là sau khi Crimea “dứt áo ra đi”, chiến sự đã bùng nổ ác liệt ở miền Đông với thế trận ngày càng nghiêng về các tay súng ly khai thân Nga. Diện tích lãnh thổ do lực lượng này kiểm soát ngày càng mở rộng, đẩy lùi giới tuyến phân tranh về phía gần Kiev. Cùng với đó là sự ra đời của hai chính thể mới là Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng.
Việc dựng lên một chính phủ thân phương Tây ở Kiev không khiến tình hình Ukraine sáng sủa hơn, mà càng khiến nội bộ thêm rối ren
Để chống chọi với sự lớn mạnh của lực lượng ly khai mà phương Tây cáo buộc do Nga hậu thuẫn, Kiev không còn cách nào khác ngoài việc phải “bấu víu chặt hơn” vào Mỹ và EU. Đất nước chìm trong chiến tranh, kinh tế kiệt quệ và lực lượng quân đội lạc hậu khiến Kiev “không thể tự đứng trên đôi chân” của mình.Việc phải sống dựa vào các khoản hỗ trợ quân sự và tài chính của phương Tây trở thành điều bắt buộc với chính quyền của Tổng thống Petro Poroshenko.
Nhưng đây không phải là giải pháp toàn diện và lâu dài cho Ukraine, một quốc gia Đông Âu nằm trong vùng đệm chịu ảnh hưởng của Nga. Để bảo vệ thống nhất và toàn vẹn đất nước, Ukraine không được đặt quan hệ với Nga và NATO ở thế loại trừ lẫn nhau và sửa đổi Hiến pháp theo hướng liên bang hóa, hoặc chí ít cũng tăng quyền cho các khu vực ở miền Đông.
Trong quan hệ với Nga, Kiev phải hướng đến mối quan hệ láng giềng đích thực và tạo cho Mátxcơva một sự đảm bảo chắc chắn về việc sẽ không quá ngả về phương Tây.
“Tấm áo mới” cho Crimea
Trong khi tương lai cho Kiev vẫn mù mịt thì bán đảo Crimea lại đang bước vào giai đoạn phát triển mới dưới sự bảo vệ của Mátxcơva.
Theo thống kê, hiện ở Crimea có gần 2 triệu người. Trong đó 60% dân số là người Nga, 24% người Ucraina và khoảng 12% người thiểu số Tarta. Nếu tính riêng ở thủ phủ Simferopol, số người Nga lên tới 70%.Về ngôn ngữ, 97% người dân Crimea nói tiếng Nga và hầu hết các hoạt động hành chính tại bán đảo này cũng được thực hiện bằng tiếng Nga.
CH tự trị Crimea nằm trên bán đảo cùng tên ở phía Bắc Biển Đen. Đây là vùng đất nhô ra từ phía Nam của lục địa Ukraine và có diện tích trên 26.000km2. Crimea có nhiều phong cảnh đẹp và các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng. Trong lịch sử, bán đảo này từng có hàng thế kỷ bị xâm chiếm và thuộc địa. . Cuối thế kỷ 18, sau nhiều cuộc chiến đẫm máu với Đế chế Ottoman, Crimea thuộc về Liên Xô. Đến tháng 5/1954, Liên Xô trao Crimea cho Ukraine, khi đó vẫn là một phần thuộc Liên bang Xô Viết.
Do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nhất là lại có thành phố Sevastopol nơi đóng căn cứ của Hạm đội Biển Đen, nên bán đảo Crimea luôn rơi vào tâm điểm tranh giành kiểm soát của nhiều thế lực Đông- Tây.
Hiện tại, để bảo vệ cửa ngõ ra Biển Đen, Nga đang triển khai 18.000 quân tại căn cứ hải quân của mình. Con số này chỉ bằng 2/3 số quân tối đa được triển khai theo thỏa thuận ký trước đó với Ukraine (khi Crimea chưa về với Nga) là 250.000 quân, 161 máy bay và 388 tàu chiến.
Kể từ khi thu nhận lại Crimea, chính quyền Mátxcơva đã vạch ra lộ trình phát triển hạ tầng quân sự tại bán đảo này với kế hoạch triển khai từ năm 2021. Kế hoạch bao gồm việc trang bị vũ khí và thiết bị chiến tranh hiện đại cho các đơn vị đồn trú tại Crimea.
Theo đó, lực lượng quân sự tại Crimea sẽ nằm trong thành phần Quân khu miền Nam của Nga. Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol sẽ được trang bị 6 tàu ngầm diesel-điện mới và 6 tàu khu trục mới (có gắn pháo, tên lửa cùng nhiều thiết bị điện tử hiện đại chống ngầm và phòng không).
Với không quân, Nga dự định triển khai máy bay ném bom chiến thuật, máy bay trinh sát Su-24, thủy phi cơ Be-12, trực thăng chiến đấu và trực thăng vận tải tại các sân bay quân sự ở Gvardeyskyi và Kache. Thậm chí sau khi hiện đại hóa hệ thống sân bay trên bán đảo Crimea, Nga có thể triển khai thêm máy bay tiêm kích Su-27, máy bay chống ngầm Tu-142 và IL-38, trực thăng Ka-27 và Ka-29.
Để bảo vệ Crimea trước các cuộc tấn công tiềm tàng từ trên không, quân đội Nga sẽ hình thành hệ thống phòng không nhiều tầng hiện đại.
Bên cạnh các dự án phát triển hạ tầng quân sự, chính quyền Mátxcơva cũng cố gắng chu cấp năng lượng và tài chính cho bán đảo vốn từ lâu phải sống dựa vào sự “cấp dưỡng” của Kiev.
Tất nhiên trong “ván cờ” Crimea, bên cạnh những cái được rất lớn thì nước Nga cũng phải trả giá không ít. Nhìn bề ngoài, đó là việc kinh tế Nga bị tác động nặng nề từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng rouble mất giá kỷ lục, thị trường xuất khẩu năng lượng co hẹp, nước Nga bị cô lập trên trường quốc tế và hải quân Nga chưa thể tiếp nhận hai tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đặt đóng tại Pháp…
Ở bên trong, cái giá phải trả lớn nhất nước Nga có thể bị mất vĩnh viễn Ukraine, quốc gia nằm ở vùng đệm giữa Nga và phương Tây, đồng thời là cái nôi lịch sử của Nga. Việc Kiev đang được điều hành bởi một chính phủ thân phương Tây khiến Điện Kremlin đang mất dần ảnh hưởng đối với quốc gia láng giềng Đông Âu này, trong khi những quyền lợi của Nga tại đây chắc chắn lớn hơn nhiều lần so với của phương Tây.
Do đó, xét về tổng thể, bán đảo Crimea ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với an ninh và lợi ích chiến lược của Nga. Kiev càng ngả về phương Tây, Nga càng phải giữ lại bán đảo này. Việc sáp nhập Crimea là điều không thể đảo ngược và Tổng thống Putin không thể “khoanh tay đứng nhìn” toàn bộ vùng đệm chiến lược an ninh của mình bị phương Tây thâu tóm. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu trí Đông – Tây chắc chắn sẽ chưa dừng lại ở sự kiện Crimea khi mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay vẫn chưa “hạ nhiệt”.
Đức Vũ
Theo Dantri
Quan hệ Nga - NATO: Nguy cơ đối kháng lâu dài
80 vụ phóng tên lửa, 30 đợt cất cánh của các máy bay tiêm kích, khoảng 800 lần bắn đạn pháo... nằm trong kế hoạch tập trận của hơn 45.000 binh sĩ kéo dài từ ngày 16-3 đến ngày 10-4 trên toàn lãnh thổ, được đánh giá là một trong những đợt phô diễn quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Trong khi đó, cách đây ít ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhấn mạnh, năm 2015, khối quân sự này sẽ tăng cường các cuộc tập trận với cường độ và quy mô lớn nhất kể từ sau cuộc chiến không tiếng súng này, cũng như đẩy nhanh quá trình thành lập lực lượng phản ứng nhanh (VJTF) gồm 5.000 người triển khai ở các nước đồng minh phía đông, trong đó có Ba Lan và các nước Baltic. Những cuộc điều động lực lượng quân sự liên tiếp được cả Nga và phương Tây thực hiện từ đầu năm tới nay khiến giới quan sát không khỏi lo ngại về việc mở ra một thời kỳ đầy nguy hiểm. Đó là một giai đoạn đối kháng lâu dài với quá trình hàn gắn mâu thuẫn trở nên xa vời giữa hai bên.
Máy bay chiến đấu Su-25 của Nga trong một cuộc diễn tập tại khu vực Stavropol, LB Nga
Có thể nói rằng, khủng hoảng tại Ukraine bắt đầu từ cuộc cách mạng có tên gọi Maidan, dẫn tới việc lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich kéo theo sự can dự của nhiều quốc gia đã khiến cấu trúc an ninh, quân sự tại Châu Âu thay đổi đáng kể. Để giữ thế thượng phong trên bàn cờ địa chính trị, các nước lớn trong đó có Nga, Đức, Mỹ và cả NATO bắt buộc phải thay đổi chiến lược quốc phòng, an ninh nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ. Điều này có nguy cơ đẩy Cựu lục địa vào cuộc chạy đua vũ trang mới với những diễn biến khó lường, nhất là khi Hiệp định về lực lượng thông thường ở Châu Âu (CFE) đang đứng trước bờ vực đổ vỡ.
Trên thực tế, CFE được các thành viên NATO và thành viên của khối Hiệp ước Warzsawa trước đây gồm Nga, Ukraine, Kazakhstan và Belarus ký kết khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1990. Hiệp định này đã được điều chỉnh một lần vào năm 1999 với nội dung nhằm hạn chế số lượng xe tăng, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công triển khai và tập hợp tại khu vực giữa Đại Tây Dương và dãy núi Ural của Nga.
Vì thế không phải ngẫu nhiên từ nhiều năm nay, CFE được coi là "hòn đá tảng" của an ninh Châu Âu. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ George Bush triển khai dự án xây dựng Hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) vào năm 2002 và NATO thực hiện chiến dịch Đông tiến ồ ạt bằng việc kết nạp 7 thành viên Đông Âu năm 2004, quan hệ Nga và phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng.
Nói một cách khác, điện Kremlin và phương Tây đã không thành công trong việc thiết lập được cơ chế đối thoại trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Kết quả là, "thời kỳ lãng mạn" trong quan hệ giữa hai bên nhanh chóng kết thúc và thay thế bằng một cuộc đối đầu ngày càng gay gắt mà đỉnh cao là những gì đang diễn ra ở Ukraine.
Tuyên bố rút khỏi CFE cách đây ít ngày của Nga đồng nghĩa với việc thời gian tới, số lượng vũ khí hạng nặng có khả năng nhanh chóng được lấp đầy ở khu vực quy định trong hiệp ước - điều mà dư luận bấy lâu nay vẫn lo ngại khi nhắc tới sự sống lại của bóng ma Chiến tranh lạnh. Cuộc chiến lần này có thể khốc liệt hơn nhiều so với cuộc chiến trước vì tâm điểm của nó đã lan tới Ukraine, sát biên giới với Nga.
Nhìn lại quá khứ, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, NATO và xứ Bạch dương đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác mới, thay thế cho sự đối đầu. Trong suốt hơn 25 năm qua, mối quan hệ này dù trải qua nhiều thử thách, nhưng vẫn được duy trì với một phương thức hợp tác đặc biệt. Bất kể là rạn nứt sau khủng hoảng tại Kosovo, chiến tranh Iraq hay vấn đề Gruzia, quan hệ Nga và phương Tây luôn sẵn sàng được điều chỉnh để tái lập trạng thái cộng sinh, dù không vững chắc và ổn định.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự lớn dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và những bất ổn ở khu vực Trung Đông cùng với những nguy cơ đe dọa cuộc sống loài người như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu thì một cuộc chiến giữa các cường quốc sẽ phá vỡ hình thái quan hệ từng được thiết lập giữa nhiều quốc gia từ năm 1989. Rõ ràng, điều đó khiến trật tự toàn cầu đứng trước những thay đổi không mong muốn.
Theo Quỳnh Dương
Hà Nội mới
Sau 1 năm, Nga đã biến Crimea thành tiền đồn án ngữ cửa ngõ Đông-Tây Kể từ khi sáp nhập, Nga đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế cũng như bố trí lại lực lượng quân sự tại bán đảo này. Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga chính thức ký quyết định sáp nhập nước Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol trở thành những chủ thể thuộc Liên bang Nga. Quyết định...