Crimea và Kosovo: Một câu chuyện, hai cái kết

Theo dõi VGT trên

Câu chuyện dài về phương Tây và Kosovo tưởng chừng đã kết thúc vào năm 2008, khi vùng này tự đứng lên thành lập nhà nước độc lập. Tuy nhiên, chỉ sau 6 năm, kịch bản tương tự đã xảy ra, lần này là ở Crimea.

Kosovo và Crimea – vùng đất của Ukraine vừa mới gia nhập Liên bang Nga – có những điểm tương đồng nhất định trong quá trình tìm kiếm sự độc lập. Sự can thiệp của phương Tây quyết định không nhỏ đến số phận của cả Kosovo và Crimea. Tuy nhiên, thái độ của phương Tây đối với hai vùng đất là rất khác nhau.

Kosovo

Vùng Serbia trước khi bị chia tách vốn là một khu vực đa sắc tộc có nhiều chia rẽ. Sự kiện chiến tranh Kosovo bắt nguồn từ sự chia rẽ sắc tộc này. Kosovo là một vùng nơi đa số dân là người gốc Albania, lúc đó thuộc Serbia, nước Serbia và Montenegro (Cộng hòa Liên bang Nam Tư).

Trước khi xảy ra nội chiến, những căng thẳng giữa người Albania và cộng đồng người Serbia liên tục xảy ra. Nhiều lần, người Albania ở Kosovo luôn muốn tách ra thành một quốc gia độc lập và tham gia vào Liên bang Nam Tư.

Crimea và Kosovo: Một câu chuyện, hai cái kết - Hình 1

Một người phụ nữ lớn tuổi đang trốn chạy khỏi cuộc xung đột ở Kosovo, tháng 3/1999.

Sự kiện thảm sát người Albania ở Racak đã mở màn cho cuộc chiến tranh ở Kosovo. Phương Tây lúc đó, với nhiều duyên nợ cùng với vùng đất Bosnia, đã quyết định can thiệp vào vấn đề nội bộ của Serbia bằng cách ủng hộ Kosovo cùng yêu cầu được độc lập của người gốc Albania ở đây.

Với các tuyên bố như “can thiệp nhân đạo”, “chiến tranh chống khủng bố”, “chiến tranh phòng ngừa”, NATO đã đưa quân vào Serbia, đẩy đất nước này vào một cuộc chiến tranh mà hậu quả đến bây giờ vẫn còn âm ỉ.

Cuộc chiến ở Kosovo kéo dài 11 tuần với một lực lượng hùng hậu từ NATO. Liên minh này đã tiến hành chiến dịch ném bom vào các khu vực của Serbia.

Trong suốt chiến dịch, NATO đã bắn 2.300 tên lửa và 990 mục tiêu và thả 14.000 quả bom, trong đó có bom uranium nghèo và bom bi (loại vẫn tiếp tục đặt ra mối đe doạ đối vói người dân sau khi chiến dịch kết thúc). Hơn 2.000 dân thường đã thiệt mạng, trong đó có 88 trẻ em, và hàng nghìn người khác bị thương. Hơn 200.000 người dân tộc Serbia đã buộc phải rời bỏ quê hương.

Video đang HOT

Sau 78 ngày bị ném bom, Belgrade đã chấp nhận nhượng bộ. Tại Kosovo, lực lượng Serbia được thay thế bằng lính của NATO và Liên hợp quốc – hay còn gọi là KFOR. Kosovo trở thành xứ bảo trợ quốc tế, đặt dưới sự chỉ đạo của LHQ. Quy chế của tỉnh này được đóng băng trong 5 năm.

NATO đã thành công trong việc ngăn chặn ý định của Tổng thống Slobodan Milosevic muốn bảo toàn lãnh thổ của Nam Tư. Tuy nhiên, mặt khác, Phương Tây không những thất bại khi không thể thành lập một chính phủ thân châu Âu sau khi ông Milosevic bị lật đổ mà còn khiến cho chủ nghĩa dân tộc ở Serbia trỗi dậy mạnh mẽ từ sau hàng loạt vụ ám sát các quan chức nước này từ năm 2000.

Vụ ám sát Thủ tướng Zoran Djindjic, người duy nhất muốn giải quyết vấn đề Kosovo vào tháng 3/2003 đã đặt dấu chấm hết cho tiến trình hòa bình giữa Kosovo và Serbia.

Riêng với Kosovo, ngay từ khi NATO can thiệp, khu vực này đã mặc nhiên tự xem mình là một vùng đất tự do, không còn bị ràng buộc bởi chính quyền ở Belgrade. Điều này không đồng nghĩa với với người Albania tỏ ra biết ơn NATO hay KFOR. Ngược lại, những sai lầm nối tiếp của lực lượng này ở Kosovo càng làm cho ác cảm của người dân tăng lên. Kosovo đã xem KFOR là một lực lượng chiếm đóng.

Tháng 3/2004, mọi thứ bùng nổ. Các cuộc biểu tình chống lại KFOR được tổ chức sau cái chết của hai em bé người Albania đã biến thành một vụ đụng độ chống lại người Serbia, làm 19 người chết.

Sự kiện Kosovo đã bị kéo dài trong nhiều năm, với nhiều cuộc khủng hoảng về niềm tin chính trị. Đặc biệt, nó chứng kiến sự đối đầu ngầm giữa Nga và Phương Tây. Trong khi Nga không ủng hộ việc tách Kosovo ra khỏi Serbia thì ngược lại, phương Tây muốn Kosovo trở thành một vùng lãnh thổ độc lập. Năm 2008, khu vực này đã tự đứng lên tuyên bố trở thành nước Cộng hòa Kosovo.

Crimea

Cũng xuất phát từ nguyện vọng được trao nhiều quyền tự trị hơn, Crimea đòi tách ra khỏi Ukraine. Có điều, không giống như Kosovo, phương Tây – cụ thể là EU và Mỹ – lại muốn ngăn chặn điều đó xảy ra.

Crimea và Kosovo: Một câu chuyện, hai cái kết - Hình 2

Người dân Crimea ăn mừng kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3/2014. Tại cuộc trưng cầu này, đa số người dân Crimea đồng ý tách ra khỏi Ukraine và sáp nhập về với Nga.

Tháng 12/2013, Ukraine trở nên hỗn loạn bởi hai luồng tư tưởng thân Nga và thân EU. Trong khi chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych muốn nhận được sự hỗ trợ từ Matxcơva thì ngược lại, phần đa người dân thủ đô muốn đi theo EU.

Sự việc bùng nổ kể từ khi một cuộc bạo động khiến gần 100 người chết trong các cuộc biểu tình ở Kiev. Bất chấp các đảng đối lập đã cùng ký kết với ông Yanukovych một cuộc đình chiến giữa hai bên, phe thân phương Tây quyết định phế truất ông và lập nên một chính phủ mới.

Câu chuyện ở Crimea bắt đầu từ đây. Khu bán đảo ở Biển Đen này có phần đa dân cư nói tiếng Nga và xem Nga là “đất mẹ”. Sau khi chính quyền lâm thời Kiev được dựng lên với quyết tâm chống lại ảnh hưởng của Nga, Crimea lo sợ một ngày nào đó sẽ bị “đồng hóa” và không còn được sử dụng tiếng Nga như trước. Chính quyền khu tự trị đã quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc tách Crimea ra khỏi Ukraine và trở thành một vùng lãnh thổ độc lập.

Phương Tây phản đối cuộc trưng cầu dân ý này, phản đối kết quả rằng 96,77% người dân Crimea muốn độc lập, phản đối việc Nga sáp nhập Crimea thành một phần lãnh thổ của họ. Trái hoàn toàn với những gì họ đã làm ở Kosovo.

Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), người ta chứng kiến sự đối đầu giữa Nga và các quốc gia phương Tây trong vấn đề Crimea. Không giống với những gì đã diễn ra ở Kosovo, LHQ đã thông qua một nghị quyết, trong đó phủ nhận sự độc lập của Crimea khỏi Ukraine.

Cả Kosovo và Crimea đều nhận sự can thiệp của phương Tây và Nga. Tuy nhiên, ở hai sự kiện này, vai trò của phương Tây và Nga đã bị đảo ngược. Nếu ở Kosovo, Nga phủ nhận sự độc lập của vùng này trong khi phương Tây lại ra sức ủng hộ; thì ở Crimea, Nga dọn đường cho Crimea sáp nhập với mình và phương Tây tỏ ra phẫn nộ.

Khó có thể nhận định sự đúng sai trong câu chuyện các vùng đất đòi ly khai ở các quốc gia trên thế giới cũng như sự can thiệp của nước ngoài vào tình hình nội bộ của đất nước đó. Lý do là bởi cho đến nay, đúng hay sai chủ yếu dựa trên quyền lợi của các quốc gia can thiệp chứ chưa được xét đến quyền lợi của người dân ở đất nước bị chia cắt. Ly khai không là câu chuyện mới trong bản đồ thay đổi địa chính trị toàn cầu, nhưng sự kiện Kosovo hay Crimea không phải là một hình mẫu tốt cho việc giải quyết các bất đồng dân tộc bằng biện pháp hòa bình.

Theo Infonet

Kosovo, Crimea, và những "tiền lệ" nguy hiểm

Ngày 24/3, có một sự trùng hợp tình cờ khi Nga ký Hiệp ước công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của nước này cũng chính là ngày thế giới kỷ niệm 15 năm NATO ném bom Nam Tư - mở đầu "tiền lệ" Kosovo.

Kosovo, Crimea, và những tiền lệ nguy hiểm - Hình 1

Đã 15 năm trôi qua nhưng những cuộc thảo luận của giới học giả chính trị quốc tế về tính hợp pháp, hay nói cách khác là sự sai lầm của NATO khi sử dụng một chiến dịch can thiệp quân sự quy mô lớn để chấm dứt sự kiểm soát của Serbia đối với tỉnh Kosovo và mở đầu cho sự ly khai dẫn đến việc thành lập một nhà nước Kosovo độc lập vào năm 2008 - vẫn chưa kết thúc.

Bước sang năm 2014, những cuộc thảo luận này lại có thêm một trường hợp nữa để tranh cãi khi Crimea chính thức tuyên bố ly khai khỏi Ukrainegia nhập Liên bang Nga. Bất chấp sự phản đối và cả những biện pháp trừng phạt, cô lập về kinh tế, ngoại giao của Mỹ và EU, Nga khẳng định việc họ làm là hoàn toàn tuân thủ theo các luật pháp quốc tế đồng thời "phản công" lại rằng chính Mỹ và NATO mới là những kẻ "thường xuyên bỏ qua luật pháp quốc tế để đạt được mục đích của mình bằng con đường bạo lực".

Nếu ngẫm nghĩ những tuyên bố trong bài diễn văn lịch sử của ông Putin trước Quốc hội Nga hôm 18/3 vừa qua thì có thể tạm hiểu rằng Nga đang hành động theo chính những "tiền lệ" mà Mỹ và phương Tây đã tạo ra trước đó.

Tất nhiên, sự việc Kosovo và Crimea không hoàn toàn giống nhau. Điều quan trọng là Nga đã sai khi tách Crimea ra khỏi Ukraine cũng giống như trước kia phương Tây đã rất sai lầm khi can thiệp quân sự vào Serbia và công nhận sự độc lập của Kosovo.

Tuy vậy, đến giờ này Mỹ và phương Tây đang khó lòng có thể phủ nhận rằng Kosovo đã tạo ra một tiền lệ để những "ông lớn" khác khai thác khi cần thiết. Việc khởi tạo ra cuộc chiến tranh Kosovo và sau đó là công nhận sự độc lập của vùng lãnh thổ này có thể hiểu theo một công thức đơn giản rằng: Một nhà nước hay một nhóm các nhà nước (Mỹ và NATO) có thể bất hợp pháp ép buộc một nước khác (Serbia) yếu hơn, từ bỏ quyền kiểm soát của mình đối với một phần trong lãnh thổ của họ (Kosovo) để giải quyết một vấn đề nội bộ nào đó. Sau đó, các "ông lớn" này sẽ tác động để phần lãnh thổ đó ly khai, tuyên bố độc lập bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương.

Theo tác giả Daniel Larison viết trên tờ "The American Conservative" - tạp chí của Viện Tư tưởng Hoa Kỳ - ở Crimea, Nga đang áp dụng đúng chiêu bài này của phương Tây để "tát vào mặt EU và Mỹ", một phần là vì Moscow nhìn thấy cơ hội để trả miếng phương Tây sau vụ can thiệp quân sự vào Kosovo hồi năm 2008 và coi đây là một "đòn đánh" để cả thế giới nhìn thấy cái gọi là "tiêu chuẩn kép" (mình làm thế được nhưng người khác không được phép làm thế) của Mỹ.

Sự can thiệp vào Kosovo là một trong những ví dụ nghiêm trọng nhất của "tiêu chuẩn kép" của phương Tây về luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia trong suốt 25 năm qua. Nó cho thấy, bất cứ khi nào một "tiền lệ" hay một tiêu chuẩn kép nào đó được các nước lớn lập ra, vẫn đề còn lại chỉ là thời gian và hoàn cảnh để một chính phủ khác sử dụng nhằm biện minh cho sự can thiệp của họ vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Kosovo, Crimea, và những tiền lệ nguy hiểm - Hình 2

Trở lại với vấn đề Ukraine và Crimea. Nhà báo Daniel Larison viết trên tờ "The American Conservative" rằng, ngoài chuyện "tiền lệ" thì Nga cũng có nhiều lý do khác để "thu nạp" Crimea bất chấp việc Kosovo có xảy ra hay không.

Nga đã hành động vì những lý do riêng của mình để đáp ứng với một loạt các sự kiện cụ thể, vì vậy nước này hoàn toàn có thể hành động theo "kiểu NATO" giống như những gì khối này đã làm ở nơi khác. Mặc dù vậy, cuộc chiến tranh Kosovo 15 năm trước, thực sự là một sự nhạo báng đối với các cam kết của phương Tây về luật pháp quốc tế.

Thực tế là NATO tiến hành các cuộc chiến tranh bất hợp pháp cũng đã tạo cho Nga một lý do mới về sự cảnh báo đối với ý độ mở rộng NATO về phía Đông (nhằm bao vây Nga). Trong trường hợp này, Nga hoàn toàn có thể hành động để "phòng thủ từ xa" và kết quả là Ukraine bị "tan đàn xẻ nghé".

Sự nguy hiểm của thiết lập tiền lệ là việc chính các cường quốc như Mỹ và NATO không thể ngăn chặn các chính phủ khác "sử dụng ví dụ Kosovo" để biện minh cho hành động bất hợp pháp của họ.

"Mỹ và NATO đã sai, Nga cũng đã sai và những người chọn sử dụng "tiền lệ Kosovo" cho mục đích riêng của họ có thể sẽ phải hối tiếc sau này", Daniel Larison kết luận.

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Máy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấpMáy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấp
10:46:53 18/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024

Tin đang nóng

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà NộiLý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội
07:27:43 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024

Tin mới nhất

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

08:41:59 19/12/2024
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại dương.
FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

08:39:19 19/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm nay 18.12 thông báo đã bắt giữ nghi phạm thực hiện vụ nổ khiến trung tướng Nga Igor Kirillov thiệt mạng ở Moscow hôm 17.12.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

06:39:28 19/12/2024
Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria.
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

06:36:29 19/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ thiện cảm với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ xem xét lại lệnh cấm ứng dụng này.
Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

06:24:33 19/12/2024
Thẩm phán Juan Merchan ở bang New York (Mỹ) ngày 16.12 nói bản án kết tội Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về vụ chi tiền bịt miệng diễn viên phim khiêu dâm nên được giữ nguyên, theo Reuters.
Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

06:16:53 19/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16.12 cảnh báo Moscow phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong thập niên tới giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị tại châu Âu.
Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

05:45:09 19/12/2024
Tổn thương được chẩn đoán hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

05:38:28 19/12/2024
Ông Jeon là người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Yoon Suk Yeol và vợ ông Yoon. Lệnh khám xét và thu giữ cũng được thực hiện tại nhà riêng của người này.
Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

05:36:17 19/12/2024
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra trong bối cảnh cơ quan điều tra Nga đã bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ ám sát ông Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga.
Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

05:34:14 19/12/2024
Boeing tuần trước xác nhận đã tái khởi động sản xuất loại máy bay bán chạy 737 MAX vào đầu tháng 12, khoảng 1 tháng sau cuộc đình công kéo dài 7 tuần của 33.000 công nhân nhà máy kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng: "Mình bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng"

Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng: "Mình bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng"

Netizen

13:12:09 19/12/2024
Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong một hội nhóm phụ huynh Hà Nội nhận được sự quan tâm của dân tình. Nhiều người đọc xong câu chuyện của chị đã cảm thấy đau xé lòng thay chị.
Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt

Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt

Sức khỏe

12:45:49 19/12/2024
Các bác sĩ tiến hành gây tê lấy dị vật ra khỏi mi cho bé và khâu vết thương. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, thị lực không bị ảnh hưởng.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.
Một nam ca sĩ: "Không phải ai cũng được vào trại giam hát"

Một nam ca sĩ: "Không phải ai cũng được vào trại giam hát"

Sao việt

12:19:24 19/12/2024
Anh Đàm Vĩnh Hưng cũng đi hát trại giam nhưng ở một cánh khác, tôi ở một cánh khác, không đơn giản đâu - Quách Tuấn Du chia sẻ.
Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Mọt game

11:54:13 19/12/2024
Trong vài tháng trở lại đây, cái tên Los Ratones đã nổi lên mạnh mẽ trong cộng đồng LMHT tại máy chủ Tây Âu. Lý do là bởi đội tuyển này có sự góp mặt của một loạt streamer, nhà sáng tạo nội dung danh tiếng
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Tin nổi bật

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
3 cung hoàng đạo phát tài nhờ kinh doanh trong 2 năm tới

3 cung hoàng đạo phát tài nhờ kinh doanh trong 2 năm tới

Trắc nghiệm

11:29:04 19/12/2024
Trong vũ trụ bao la của 12 cung hoàng đạo, có ba chòm sao được ban phước với khả năng kinh doanh đáng kinh ngạc, mà Ma Kết chính là một trong số đó.
Mbappe đạt 300 bàn, ẵm 2 danh hiệu với Real Madrid trong 4 tháng

Mbappe đạt 300 bàn, ẵm 2 danh hiệu với Real Madrid trong 4 tháng

Sao thể thao

11:24:40 19/12/2024
Kylian Mbappe cán mốc 300 bàn cấp CLB, ở trận Real Madrid 3-0 Pachuca giành Siêu cúp Liên lục địa, danh hiệu thứ 2 ở Bernabeu trong 4 tháng.
Kem dưỡng mắt có xóa được quầng thâm?

Kem dưỡng mắt có xóa được quầng thâm?

Làm đẹp

11:20:22 19/12/2024
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay không thể loại bỏ hoàn toàn quầng thâm một cách hiệu quả mà chỉ có thể khắc phục được phần nào.
'Không thời gian' tập 15: Một nhóm học sinh bị lạc trong rừng

'Không thời gian' tập 15: Một nhóm học sinh bị lạc trong rừng

Phim việt

11:07:28 19/12/2024
Trong Không thời gian tập 15, Trung tá Đại cùng đồng đội hết sức khẩn trương tìm kiếm một nhóm học sinh đi rừng bị lạc.
Tân binh gây choáng với nửa showbiz góp mặt trong MV đầu tay, tlinh vừa xuất hiện là giật luôn spotlight!

Tân binh gây choáng với nửa showbiz góp mặt trong MV đầu tay, tlinh vừa xuất hiện là giật luôn spotlight!

Nhạc việt

11:04:30 19/12/2024
Tối 18/12, Thể Thiên chính thức ra mắt MV đầu tay SAIGONTEY - track thứ 2 trong album Trần Thế kết hợp với tlinh.