Crimea trước ngày trưng cầu dân ý: Sách lược nào cho Ukraine?
Thượng sách cho Ukraine là dĩ hòa vi quý với Nga và EU để được hưởng lợi dài lâu, nhưng những người cầm quyền đã làm mất đi thượng sách này.
Ba kế sách của Ukraine
Nhìn lại toàn bộ vấn đề Ukraine, nhiều năm qua, quốc gia này nằm giữa sự tranh giành ảnh hưởng của châu Âu và Nga. Song song với những phiền phức, hai thế lực này cũng mang lại cho Ukraine rất nhiều quyền lợi, đặc biệt về lợi ích kinh tế từ những khoản đầu tư, hợp tác, hỗ trợ…
Nếu có một cẩm nang trong túi vải, với ba kế sách cho các nhà lãnh đạo Ukraine, thì thượng sách trong số đó, người đứng đầu chính phủ quốc gia Đông Âu này sẽ cần đến một sự khéo léo trong ngoại giao, biến sự tranh giành giữa hai thế lực khổng lồ này trở thành nguồn lợi cho quốc gia.
Bản thân quốc gia này có mâu thuẫn sâu sắc về việc “thân Nga bài phương Tây” và “thân phương Tây bài Nga” trong bản thân ý thức hệ của phương Tây. Để làm tốt việc dĩ hòa vi quý giữa hai thế lực này, thì người lãnh đạo cần phải thống nhất ý thức hệ, thực hiện hòa hảo dân tộc, đoàn kết dân tộc.
Người dân Crimea tuần hành ủng hộ sáp nhập vào Nga
Từ sự thống nhất trong ý thức hệ tạo thành sự đoàn kết nội tại, khi đó trên bàn ngoại giao và cả những cuộc thỏa thuận ngầm, lãnh đạo Ukraine hoàn toàn có thể gần EU thì bài Nga, gần Nga thì bài EU. Lấy quà của thế lực này để đầu tư xây dựng sức mạnh đất nước. Đấy là thượng sách của những nước nhỏ có địa chính trị quan trọng để đối phó với những nước lớn, chứ không của riêng Ukraine.
Tuy nhiên, thượng sách đã mất, khi những nhà lãnh đạo Ukraine không đảm bảo được yếu tố đoàn kết dân tộc. Chỉ một mắt xích trong sợi xích lỏng lẻo đã có thể khiến Ukraine trở tay không kịp. Kết quả, Tổng thống Viktor Yanukovych phải bỏ ghế tháo chạy, chính quyền về tay những người thân châu Âu.
Thế cục không còn trong tầm kiểm soát của chính quyền Ukraine, dù chính phủ tạm quyền được sự hỗ trợ của phương Tây cũng không thể ngăn chặn tương lai bán đảo Crimea rơi vào tay Nga.
Video đang HOT
Túi gấm chỉ còn trung sách và hạ sách. Trung sách lúc này, nếu còn tham Crimea, Ukraine đành phải động binh và trông chờ vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, Ukraine cũng hi vọng nhận được sự hỗ trợ quân sự từ phía NATO, dù rất mong manh.
Hạ sách lúc này, Ukraine đành ngậm ngùi nhìn Crimea về với nước Nga, còn miền bắc nước này vẫn trở thành một chính phủ thân phương Tây. Hạ sách có thể giữ được quyền lợi cho chính phủ lâm thời, nhưng quốc gia thì bị chia cắt.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk (trái) tỏ ra rất hài lòng sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama diễn ra ngày 12/3 tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Chỉ còn hạ sách
Xét về trung sách, Ukraine bây giờ đã không còn khả năng chiến đấu. quyền Bộ trưởng quốc phòng Ukraine, ông Ihor Tenyukh đã có bản báo cáo gửi Tổng thống tạm quyền quốc gia này. Trong đó, ngài Bộ trưởng phải đau đớn thú nhận, quân đội Ukraine gần như không còn sức chiến đấu.
Một thực tế mà ông Tenyukh chỉ ra rằng, chỉ 6.000 trên 41.000 binh sĩ hiện phục vụ trong lực lượng toàn quân “sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu” trong tình huống khẩn cấp.
Cũng trong báo cáo này, dưới 20% các đội xe bọc thép đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu được đề ra trong quá trình huấn luyện. Trong khi đó, hơn 70% xe tăng và các mẫu xe chiến đấu bọc thép khác đều “quá lỗi thời”. Chưa kể, xe tăng T-64 do Liên Xô sản xuất đã đưa vào phục vụ trong hơn 30 năm qua.
“Trong tổng số 507 máy bay chiến đấu và 121 trực thăng tấn công, chỉ 15% số đó đạt tiêu chuẩn vận hành. Do điều kiện đào tạo khó khăn, vì thế chỉ có 10% các đội bay có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu”, trích dẫn bản báo cáo.
Tính cho tới 1/3, chỉ có 4 tàu chiến thuộc Hải quân Ukraine được đưa ra: tàu Hetman Sahaydachniy, tàu chống tàu ngầm Ternopil, tàu chỉ huy Slavutych và tàu đổ bộ cỡ lớn Kostiantyn Olshansky. Song, “các con tàu này không có khả năng tiến hành các nhiệm vụ đủ để đe dọa Hạm đội Biển Đen của Nga”.
Binh lính Ukraine đóng quân ở Crimea, bên ngoài là sự bao vây của các tay súng bí ẩn được cho là thân Nga
Như vậy có thể thấy, động binh để giữ Crimea lúc này chỉ là lấy trứng chọi đá. Và tạo thêm cho Nga một lý do đích đáng rằng quân đội thiện chiến của họ cần phải quyết liệt hơn trong việc bảo vệ công dân Nga và cộng đồng nói tiếng Nga. Hành động mạo hiểm này sẽ chỉ đem lại nhiều máy bay, xe tăng, tên lửa, binh sĩ của Nga hiện diện trên lãnh thổ Crimea.
Còn trông chờ vào NATO? Chính phủ lâm thời của Ukraine đã đề nghị Mỹ hỗ trợ quân sự, bao gồm vũ khí, đạn dược và hỗ trợ tình báo trong cuộc gặp gỡ của Thủ tướng tạm quyền Ukraine và Tổng thống Obama. Tuy nhiên, nước Mỹ chỉ quyết định gửi thực phẩm quân sự cho Kiev do lo ngại một động thái mạnh hơn có thể “châm ngòi” cho căng thẳng bùng nổ.
Người đứng đầu NATO đang có những bước đi thận trọng, không có lý do gì để khiến những quốc gia phía sau lại mạo muội hành động.
Có thể thấy, Ukraine cũng không còn dùng được trung kế, đồng nghĩa với việc lãnh thổ không thể được toàn vẹn. Khả dĩ nhất cho Ukraine lúc này là buông xuôi Crimea, để vùng tự trị này tự định đoạt tương lai của họ, còn Kiev sẽ được những người thân phương Tây làm chủ.
Để đến kết quả này là cả một chuỗi dài những sai lầm trong sách lược ngoại giao, đường lối định hướng đất nước. Mà trên hết là sự bỏquên lợi ích quốc gia và chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của những người đứng đầu đất nước.
Theo Báo Đất Việt
Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động tuyên bố bỏ đảng
Trong bản tự kiểm điểm ngày 22-2, ở phần "tự nhận một hình thức kỷ luật", tôi đã viết:
Là một đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán, tham nhũng mới đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.
Ảnh: Ông Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao động
Tuy vậy, tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì làm như vậy, tôi sẽ yên lòng rằng, Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó mà mai kia tôi sẽ không còn quá băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn quá bức xúc cứ muốn góp ý xây dựng.
Ngày 24 tháng 2 năm 2014, tôi nhận được văn thư của đảng ủy cho rằng tự kiểm điểm của tôi "chưa đạt yêu cầu", phải "nghiêm túc viết lại bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật". Cùng với văn thư trên, có bản gợi ý nêu ra ba trường hợp mà theo Quyết định 47 -QĐ/TW là phải khai trừ: "Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng."
Tôi hiểu, Ban chỉ đạo muốn bảo rằng: Khuyết điểm của tôi là phải tự nhận hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Không làm như vậy thì tôi gây khó cho tổ chức Đảng. Nhưng làm như vậy thì thật là khó cho tôi. Bởi vì cho đến nay, tôi vẫn tự hào về cái ngày là anh lính vệ quốc đoàn, viết đơn xin vào Đảng để được noi gương các đảng viên trong giờ phút gay go của chiến dịch Cầu Kè năm 1950 (Trà Vinh) đã hô to "Các đảng viên cộng sản! Xung phong!" Tôi vẫn tự hào ngày được vào Đảng, giơ tay thề hy sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất, dân chủ cho nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là gì thì, thú thật không chỉ tôi mà cả các bậc đàn anh cũng chẳng hiểu!
Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác "lợi ích nhóm", làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước. Giặc "nội xâm" bao giờ cũng là chỗ dựạ của giặc "ngoại xâm". Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả "lưỡi bò" biển Đông là của Trung Quốc, lời họ đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì "16 chữ vàng" và "bốn tốt", vì đây là "đồng chí cùng chung ý thức hệ", cùng chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là sự tồn vong của chính Đảng cộng sản Việt Nam.
Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần 2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 25 tháng 2 năm 2014
Tống Văn Công
Theo Đất Việt
Việt Nam giải "bài toán" rủi ro trước nước lớn Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam. LTS: Năm 2013 là một năm "được mùa" của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết lập khái niệm "lòng tin chiến lược", duy trì được một môi trường khu vực hòa bình, ổn...