Crimea đóng cửa không phận chuẩn bị cho kế hoạch ly khai
Cộng hòa tự trị Crimea hôm qua đã liên tiếp đã ra các động thái cứng rắn khẳng định quyết tâm tách khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga, bất chấp những cảnh bảo của Kiev và phương Tây.
Từ ngày 11/3, mọi chuyến bay thương mại ra vào Crimea đều bị hủy bỏ.
Trong động thái mới nhất, chính quyền Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine đã quyết định đóng cửa không phận đối với tất cả các chuyến bay thương mại, ngoại trừ các chuyến bay tới Mátxcơva.
“Việc kiểm soát không lưu cũng như tất cả các đường bộ đã được triển khai trên toàn Crimea nhằm ngăn chặn các phần tử cực đoan từ Kiev tràn về”, một sĩ quan quân đội Crimea nói với báo giới.
Quyết định bất ngờ này của Crimea đã khiến một máy bay của Ukraine phải quay đầu trở lại nơi xuất phát khi bay từ Kiev tới Simferopol, thành phố chính của bán đảo Crimea.
“Chính quyền Crimea đã đóng cửa không phận nên máy bay của chúng ta sẽ phải quay lại. Sẽ không có bất kỳ chuyến bay nào tới Crimea cho tới thứ Hai tuần sau”, cơ trưởng của chuyến bay thông báo với các hành khách.
Cùng ngày, trong một động thái cứng rắn khác, các nghị sĩ Crimea cũng đã bỏ phiếu thông qua “tuyên bố độc lập cho Crimea và thành phố Sevastopol” để trả đũa việc Quốc hội Ukraine trước đó cảnh báo sẽ giải tán Nghị viện Crimea nếu không hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý và đặt ra thời hạn chót cho việc này là vào ngày 12/3 tới.
Quyết định được Quốc hội Crimea thông qua với 78 phiếu thuận trên tổng số 81 nghị sĩ có mặt.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc họp, các nghị sĩ Crimea khẳng định quyết tâm sẽ vẫn tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về tương lai chính trị cho mình vào ngày Chủ nhật, 16/3, đồng nghĩa với việc phớt lờ thời hạn chót 12/3 do Quốc hội Ukraine đặt ra.
Ngoài ra, chính quyền tự trị Crimea cũng đang có ý định quốc hữu hóa hạm đội hải quân Ukraine tại Sevastopol, các tàu của Công ty cổ phần quốc gia Chornomornaftohaz cùng hệ thống các trạm điện sử dụng năng lượng Mặt trời.
“Nếu cuộc trưng cầu dân ý cho phép Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga, hạm đội Ukraine ở Sevastopol sẽ trở thành một phần của lực lượng vũ trang Nga”, hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn lời Thủ tướng Crimea Sergey Aksenov nói sau khi cho biết sẽ có thêm nhiều chủ thể khác của Ukraine cũng được quốc hữu hóa.
Những động thái này của chính quyền và Quốc hội Crimea càng khiến tình hình tại đây thêm căng thẳng, nhất là trong bối cảnh cả Kiev và phương Tây đang ra sức phản đối việc Crimea ly khai khỏi Ukraine.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga từ ngày 17/3 do Mátxcơva đã can thiệp vào công việc nội bộ Ukraine.
“Trên thực tế một quyết định đã được (EU) đưa ra và điều đó sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 17/3″, ông Tusk nói trong một cuộc họp báo.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) cũng loan báo khởi động cuộc tập trận ở Ba Lan với sự tham gia của các máy bay Mỹ.
Theo các nguồn tin thận cận, mặc dù thời tiết xấu khiến NATO phải hoãn cuộc tập trận ở Biển Đen trong 12 giờ song các nội dung diễn tập máy bay cất cánh vẫn được thực hiện theo lịch tại căn cứ không quân Lask ở miền Trung Ba Lan với sự tham gia của 4 chiếc F-16.
Dự kiến, Mỹ sẽ cử một máy bay vận tải Hercules và ít nhất 12 máy bay tiêm kích F-16 cùng 300 lính tham gia các nội dung tập trận trong ngày 13/3.
Trong khi đó, từ ngày 10/3, NATO đã cử máy bay trinh sát đến Ba Lan và Romania để giúp theo dõi cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Các máy bay này xuất kích từ hai căn cứ Geilenkirchen ở Đức và Waddington ở Anh. Với việc đưowjc trang bị hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không (AWACS), các máy bay được lệnh bay ở độ cao 9.000 m với tầm quét của radar rộng tới 312.000 km2 để phát hiện các mục tiêu di chuyển ở tầm thấp.
Một phát ngôn viên của NATO cho biết các đại sứ của liên minh quân sự lớn nhất thế giới này đã “bật đèn xanh” cho việc tiến hành các chuyến bay AWACS theo khuyến nghị của Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, Tướng không quân Mỹ Philip Breedlove.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Lính Nga nổ súng tại một căn cứ quân sự Ukraine ở Crimea
Hãng tin Interfax (Nga) dẫn lời một sĩ quan quân đội Ukraine giấu tên cho hay lính Nga ngày 10.3 đã xả súng bằng súng trường tự động, chiếm một căn cứ hải quân Ukraine ở khu tự trị Crimea.
Lính Nga ở Crimea - Ảnh: Reuters
Sĩ quan quân đội Ukraine cho hay lính Nga đã xả súng và tiến vào căn cứ hải quân gần thị trấn Bakhchisaray ở Crimea sau 14 giờ ngày 10.3 (giờ địa phương), theo Interfax.
Tuy nhiên, không có binh sĩ Ukraine nào trong căn cứ bị thương sau vụ xả súng và chỉ huy căn cứ Ukraine đã nỗ lực thương lượng để chấm dứt việc lính Nga chiếm căn cứ.
Sĩ quân quân đội Ukraine cho biết thêm, khi tiến vào trong căn cứ, lính Nga bắt đầu tịch thu các điện thoại di động và chiếm lấy những chiếc xe bên trong căn cứ.
Theo Reuters, lính Nga, hiện đang kiểm soát được nhiều căn cứ quân sự Ukraine tại Crimea, gần đây vẫn chưa có đụng độ với lực lượng Ukraine, ngoài trừ những vụ xả súng cảnh cáo.
Trước đó, lính Nga đã chiếm một bệnh viện quân đội và một căn cứ tên lửa tại Crimea.
Crimea hiện là tâm điểm khủng hoảng Ukraine. Crimea thuộc về Nga từ thế kỷ 18 cho đến năm 1954 thì được nhập về Ukraine (lúc đó thuộc Liên Xô) như một "món quà". Ukraine tuyên bố độc lập sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Mỹ và phương Tây đe dọa gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi chính quyền Crimea thông qua một sắc lệnh ủng hộ Crimea tái sáp nhập vào Nga và chuẩn bị tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc này vào ngày 16.3 này, theo AFP.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 9.3 còn tuyên bố chính quyền tự trị Crimea (thân Nga) là hợp pháp, theo AFP.
Cũng trong ngày 9.3, cờ Nga bay khắp trung tâm thành phố Simferopol, khu tự trị Crimea, trong khi gần 10.000 người diễu hành ủng hộ việc Crimea sáp nhập vào Nga.
Theo TNO
Vì sao Crimea lại quan trọng với Nga? Bất chấp các đe dọa trừng phạt của Mỹ và EU, và nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Ukraine, Nga vẫn muốn kiểm soát Crimea, thậm chí đang cân nhắc sáp nhập vùng lãnh thổ này. Vì sao bán đảo này lại quan trọng với Mátxcơva đến vậy? Crimea là nơi đồn trú của hạm đội Biển Đen của Nga...