Crack, cheat và mod – những thứ đang hủy hoại dần dần nền công nghiệp game thế giới?
Chắc chắn, những nhà sản xuất game chẳng mấy ưa chuộng các vấn nạn này.
Trong một thập kỷ vừa qua, ngành công nghiệp game trên toàn thế giới đã có những bước tiến dài để rồi giờ đây, chúng thậm chí còn được coi là có giá trị lên tới hàng tỷ đô nữa. Tuy nhiên, khi nhắc tới những điều như cheat, mod hay phổ biến hơn nữa là hack game, chắc hẳn nhiều người sẽ phải cảm thấy vô cùng ngán ngẩm, đặc biệt là với những nhà sản xuất, phát hành game. Theo suy nghĩ của nhiều người, chính chúng là thứ đang ngăn cản đà phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp game trên thế giới. Nhưng sự thật liệu có đơn giản như vậy.
Vấn nạn crack, mod và hack game
Tất nhiên, sự tiêu cực tới từ những vấn nạn này là điều không thể tránh khỏi. Hãy cứ lấy ví dụ đơn cử như crack game – một trong những thứ mà có lẽ đa số các NPH đều tỏ ra căm thù nhất khi ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của họ. Liệu có ai sẵn lòng bỏ ra tới cả triệu đồng để mua game bản quyền không khi nó hoàn toàn có thể được nhận một cách miễn phí thông qua crack. Chắc chắn là chẳng ai dại rồi. Thế mới nói, crack chính là thứ tác động tiêu cực nhất.
Bên cạnh đó, những vấn nạn như mod game hay hack game thì lại tác động trực tiếp tới người chơi, hay nói cách khác là làm tệ đi rất nhiều trải nghiệm của họ. Nhưng đừng nghĩ vấn đề này là đơn giản, khi mà chính những màn hack cheat ấy đã hủy hoại đi không biết bao nhiêu những siêu phẩm, mà ví dụ rõ thấy nhất trong những năm qua chính là PUBG, hay ở Việt Nam là Đột Kích, Audition…
Từ chỗ là một siêu phẩm, các tựa game cứ thế giảm dần về chất lượng và rồi, người chơi cũng lựa chọn từ bỏ theo thời gian. Tất nhiên, bản thân PUBG không “sập” vì mỗi nạn hack cheat, nhưng chúng góp phần không nhỏ khiến nhiều người lựa chọn quit tựa game này một cách không thương tiếc. Và ít người chơi hơn, lượng Battle Pass được bán ra cũng sụt giảm, doanh thu của NPH game bị ảnh hưởng là rõ.
Nhưng nếu nhìn theo một hướng khác, crack và mod game chưa hẳn đã là không có lợi
Hãy tạm bỏ qua vấn đề hack cheat của các tựa game, khi chắc chắn nó chẳng mang lại bất kỳ lợi ích gì cho phía NPH và NSX. Tuy nhiên, ít ra thì nếu nhìn theo một cách tiêu cực, crack, đôi khi mod game chí ít còn mang tới những giá trị quảng cáo hữu dụng hơn đôi chút.
Crack game suy cho cùng cũng là cách để giúp các game thủ tiếp cận game và nếu thật sự cảm thấy hay, họ sẽ lan truyền thông điệp này đi một cách miễn phí, để lại những review ấn tượng. Hãy thử lật lại câu chuyện, bạn có sẵn sàng bỏ ra cả triệu VNĐ để sở hữu một tựa game trong khi chưa được chơi thử Early Access hoặc không có bất cứ trải nghiệm, kiến thức nào về nó không. Crack game đôi khi lại vô tình trở thành một phương thức tiếp thị hiệu quả đấy.
Còn về mod game, thực tế thì khi một bản mod được tung hô, nhiều người cũng sẽ biết tới thương hiệu của hãng game hơn, và đó cũng là một cách tiếp thị hoàn toàn miễn phí còn gì.
Video đang HOT
Bên trong đế chế hack game PUBG lớn nhất thế giới
Nhóm phát triển phần mềm gian lận game dưới tên "Chicken Drumstick" đã kiếm được hơn 70 triệu USD trước khi tan rã.
Catfish, chủ của Chicken Drumstick có một đêm mất ngủ. Anh vừa mới ngưng bán phần mềm gian lận (cheat) PUBG Mobile. Lý do nằm ở sự biến mất của hai quản lý cấp cao vài ngày qua. Khách hàng đang rất giận dữ.
Sáng 20/1, sau một đêm trằn trọc, Catfish dậy sớm và nhận được tin nhắn đến từ một trong hai người, bí danh "IIIIIIIII", cho biết đang du lịch Thượng Hải. Ban đầu, Catfish hơi bất ngờ về quyết định đường đột của cộng sự. Họ thường thông báo trước nếu có chuyện riêng không thể đi làm được.
"Sau khi liên kết các dữ kiện, tôi bắt đầu hoảng loạn", Catfish kể lại. Anh nhanh chóng tắt nguồn các máy chủ vận hành phần mềm cheat, và lấy búa phá hủy hết tất cả ổ cứng có thể còn lưu dữ liệu liên quan tới cheat.
"Tôi hoảng loạn đến mức đập mọi con chip tôi nhìn thấy trong ổ SSD. Kế đó, tôi vứt tất cả ở chỗ cách đây vài dặm", Catfish kể lại.
Sự thật là IIIIIIIII và nhân viên quản lý còn lại đã bị cảnh sát Trung Quốc, phối hợp với Tencent, nhà phát hành PUBG Mobile bắt giữ. Đây là loạt đạn cuối trong chiến dịch điều tra kéo dài gần một năm, bắt đầu từ tháng 3/2020, sau khi Tencent tố cáo trang web của Catfish với chính quyền.
Ngành công nghiệp cheat game triệu USD
Gian lận luôn là chủ đề nóng trong cộng đồng người chơi các tựa game online như PUBG, Liên Minh Huyền Thoại và Call of Duty:Warzone. Các game này thu hút nhiều người chơi tầm cỡ thế giới, nên giành chiến thắng hiển nhiên là rất khó.
Với tính cạnh tranh cao, một bộ phận người chơi tìm đến cảm giác chiến thắng bằng đường tắt. Con đường đó có tên cheat, hay các phần mềm gian lận. Mặc cho nỗ lực của nhà làm game, gian lận vẫn là vấn đề nan giải vì luôn tồn tại những người chơi sẵn sàng trả tiền cho cheat, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sinh lời cao này.
Siêu xe ở nhà của một quản lý công ty phát hành cheat Chicken Drumsticks.
Các công ty game đã kiện nhiều người làm phần mềm gian lận, số tiền phạt có thể lên tới hàng triệu USD. Gần đây nhất là vụ hai ông lớn của ngành công nghiệp game, Riot và Bungie buộc GatorCheats bồi thường 2 triệu USD hồi tháng 1/2021. Những con số này phần nào phản ánh lợi nhuận khủng của các nhà phát triển phần mềm cheat.
"Chúng tôi biết một số người phát triển cheat kiếm hơn 2 triệu USD/tháng, tương đương 24 triệu USD/năm. Nếu ở trong ngành được ba năm, thu nhập có thể lên tới hàng chục triệu USD", nhân viên của một hãng game hiểu sâu về cheat cho hay.
Một người khác giấu tên làm trong ngành game đồng ý với nhận định trên. Người này lấy dẫn chứng vụ của LeagueSharp, nhà cung cấp cheat game Liên Minh Huyền Thoại. Riot Games đã bắt họ bồi thường 10 triệu USD. Mức phạt được quyết định dựa trên tổng doanh thu của LeagueSharp.
"Một tổ chức Trung Quốc có thời gian hoạt động lâu, nhắm vào nhiều game như Chicken Drumsticks sẽ có doanh thu cực cao", người này bình luận.
Theo ước tính của cảnh sát, doanh thu của Chicken Drumsticks rơi vào khoảng 77 triệu USD. Catfish xác nhận con số này là không hề phóng đại.
Thực tế, phát triển và bán cheat ở Trung Quốc được xếp vào loại tội phạm công nghệ cao. Năm 2020, tòa án đã phạt 5 người từ 6-9 tháng tù vì tội phát triển và bán cheat cho game Peacekeeper Elite (tên của PUBG Mobile tại Trung Quốc).
Đầu năm 2021, một người bị kết án 3 năm tù và phạt 100.000 tệ vì tội phát triển và bán cheat cho game Knives Out, một tựa game sinh tồn khác.
"Thành công" bất ngờ
Catfish không bao giờ nghĩ phần mềm cheat của anh lại phổ biến và đem lại lợi nhuận lớn. Đồng thời, "thành công" này cũng đưa anh vào vòng lao lý. Câu chuyện bắt đầu vào cuối năm 2017, xuất phát từ tò sự mò của Catfish.
Thời điểm đó, Catfish và bạn mình chạm trán rất nhiều người chơi gian lận trong PUBG bản máy tính. Là một kỹ sư phần mềm, anh mày mò cách làm cheat cho anh và bạn bè sử dụng. Khi Tencent đem PUBG lên iOS và Android, anh bắt tay vào làm cheat cho nền tảng mới.
Thông qua một nhóm chat xoay quanh chủ đề phát triển cheat, Catfish sớm tìm được một đối tác kinh doanh để bán sản phẩm của mình. Tại Trung Quốc, cheat thường được bán trên các trang web giả danh nhà phân phối phần mềm hợp pháp. Khách hàng sẽ trả tiền cho mã kích hoạt cheat. Cheat cũng được bán qua các group game trên Wechat hoặc diễn đàn cùng chủ đề.
Sau PUBG Mobile, Chicken Drumsticks phát triển thêm cheat cho nhiều trò chơi khác.
"Phần mềm đó thành công vang dội. Hàng nghìn bản copy được bán chỉ trong vài ngày. Chưa ai thấy loại cheat này trên điện thoại bao giờ cả. Tôi nghĩ là chúng tôi kiếm được 100.000 tệ trong chưa tới một tuần", Catfish hồi tưởng.
Catfish nhận ra mình phải liên tục nâng cấp phần mềm để theo kịp các bản cập nhật liên tục của game. Anh quyết định chiêu mộ thêm lập trình viên để mở rộng kinh doanh. Kể từ đó, kinh doanh phát triển nhanh chóng. Catfish và cộng sự kiếm được 350.000 USD/tháng.
Cuối năm 2019, Catfish quyết định phát triển phần mềm gian lận ở các tựa game điện thoại khác như Call of Duty và Fortnite trên quy mô toàn cầu.
Với sự trợ giúp của một đối tác bán hàng mới, anh đón tiếp khách hàng đến từ Ấn Độ, Kuwait, Ả Rập Thống nhất, UEA và Ai Cập.
Thời điểm này, cheat vẫn được phân phối bởi người giao dịch và trung gian thông qua một mạng lưới các trang web, phòng chat kín và diễn đàn. Catfish và bạn anh phát triển cheat, cộng sự phân phối đến người giao dịch và trung gian thu tiền.
Nhưng sau đó, Catfish và cộng sự quyết định mở một trang web chính thức, CheatNinja.com để trưng bày sản phẩm của họ.
Trò chơi kết thúc
Tất cả sụp đổ vài tháng sau đó. Vào ngày 12/1, cảnh sát Côn Sơn bắt giữ cánh tay đắc lực của Catfish, người này mang họ Vương và kế tiếp là IIIIIIIII vào ngày 20/1.
Ngày hôm ấy, Catfish không hề biết tin về hai vụ bắt giữ, nhưng sự khác lạ trong hành xử của IIIIIIIII khiến anh nhận ra mình đang nói chuyện với một người đóng giả. Cảnh sát Côn Sơn cho biết các điều tra viên đã sử dụng tài khoản của Vương để tiếp cận IIIIIIIII.
Cảnh sát Côn Sơn họp báo, công bố vụ bắt giữ những người phát triển phần mềm cheat.
Thực tế, Catfish có trò chuyện với các thành viên khác trong nhóm và một vài người nhận được tin nhắn kỳ lạ từ IIIIIIIII, nhờ họ nhấn vào link mua thứ gì đó trên Taobao.
Kế tiếp, Catfish kiểm tra lịch sử đăng nhập vào diễn đàn Cheat Ninja của IIIIIIIII và nhận thấy hệ thống kết nối với một IP ở Giang Tô. Catfish bắt đầu nghi ngờ vì cộng sự của anh luôn sử dụng proxy (máy chủ trung gian). Một số trung gian cũng bị bắt ở Giang Tô vài tháng trước.
"Tôi liên kết các dữ liệu và lướt lại hết nhiều tháng lịch sử chat để chắc rằng mình không nói điều gì không nên", Catfish kể lại.
Dưới sức ép của cảnh sát Trung Quốc và Tencent, Catfish buộc phải đóng cửa Cheat Ninja. Trước sự ra đi của ông lớn trong ngành công nghiệp cheat, nhiều kẻ lợi dụng khoảng trống Cheat Ninja bỏ lại.
Một người được cho là lập trình viên đến từ Kazakhstan phát hành ứng dụng Cheat Ninja Sharpshooter trên Android với hơn 100.000 lượt cài đặt. Gói đăng ký cho cheat này có giá từ 3,99-20,99 USD. Catfish cho biết ứng dụng này không hề liên quan gì tới Cheat Ninja gốc.
Một "tay chân" cũ của Catfish đang quảng cáo cheat thông qua một trang web có cùng thiết kế và nhận dạng thương hiệu. Một người khác gọi cheat của mình là "bản sao" của Catfish.
Catfish ban đầu dự định sẽ tiếp tục kinh doanh cheat dưới một cái tên khác như hành động trả đũa Tencent, nhưng sau đó quyết định từ bỏ. Anh cho rằng đây là công việc quá nhiều áp lực, đến từ cả đối thủ cạnh tranh và cảnh sát.
Những tựa game mà ai cũng đã thử cheat từ lúc mới bắt đầu biết chơi điện tử Kiểu gì thì kiểu, bạn cũng sẽ thử cheat các tựa game này để biết rằng "gian lận" vui như thế nào. 1. Grand Theft Auto - Phá tan luật lệ trong game Ở một vài thời điểm trong bất kỳ một tựa game "Grand Theft Auto" nào, chúng ta đều là những công dân ngoan đạo, chơi theo đúng luật của thế...