CPU Apple có thể giúp MacBook rẻ hơn
Việc sử dụng CPU của riêng mình được cho là không chỉ giúp Apple tiết kiệm năng lượng tiêu thụ mà còn giảm chi phí sản xuất vì SoC của họ có chi phí sản xuất chưa đến 100 USD.
MacBook trong tương lai sẽ có giá rẻ hơn nhờ bộ xử lý Apple
Theo TechRadar, nghiên cứu từ TrendForce cho thấy các máy Mac thương mại đầu tiên chạy bộ xử lý của Apple sẽ dựa trên chip A14X Bionic sắp tới của công ty. Đây cũng là chip sẽ được sử dụng trong iPad Pro thế hệ tiếp theo.
Ngay bây giờ, Apple cung cấp cho các nhà phát triển phần mềm Mac Mini chạy bộ xử lý ứng dụng A12Z Bionic có trên máy tính bảng iPad Pro mới nhất, vì vậy việc sử dụng chip cho iPad thế hệ tiếp theo trong máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay giá rẻ có vẻ khá hợp lý.
Apple dự định sẽ xuất xưởng các máy tính Mac đầu tiên dựa trên bộ xử lý riêng vào cuối năm nay và hoàn thành quá trình chuyển đổi toàn bộ trong khoảng 2 năm. Bộ vi xử lý A14 và A14X sắp ra mắt của Apple sẽ được sản xuất bằng quy trình công nghệ 5nm từ TSMC, hứa hẹn cung cấp xung nhịp cao hơn và hiệu suất vẫn tương đương các máy tính thông thường. Và theo TrendForce, đến cuối năm 2021, Apple dự kiến sẽ giới thiệu chip dành riêng cho Mac.
Các nhà phân tích tin rằng chip 5 nm cho Mac sẽ khiến Apple tốn dưới 100 USD để sản xuất, giảm mạnh từ 200 – 300 USD mà Apple phải trả cho bộ xử lý Intel.
Tuy nhiên, TrendForce không bao gồm chi phí R&D cho bộ xử lý. Do Apple có kế hoạch chuyển tất cả các máy tính của mình sang bộ xử lý tự thiết kế, công ty sẽ phải phát triển một dòng CPU toàn diện với các cấu hình khác nhau, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến chi tiêu R&D.
Chiếc MacBook sắp có trang bị chưa từng có
Apple sẽ chuyển sang CPU tự phát triển cho dòng MacBook 2021 thay vì CPU Intel với mục đích kiểm soát phần cứng máy Mac một cách chủ động hơn.
Video đang HOT
Với kiến trúc ARM, đây sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất của dòng MacBook từ trước đến nay. Tất nhiên, chưa thể chứng minh CPU ARM đủ khả năng thay thế kiến trúc x86 trên máy tính Windows, hay MacBook với CPU ARM sẽ hoạt động tốt hơn MacBook với CPU x86.
Dù vậy, Apple đã có kinh nghiệm dày dặn khi phát triển chip xử lý A-series kiến trúc ARM trên dòng iPhone và iPad. Nhiều tin đồn cho biết chip xử lý A14 trên dòng iPhone 12 dự kiến ra mắt cuối năm được xây dựng trên tiến trình 5 nm, nhỏ và hiệu quả nhất hiện nay.
Với sự thành công của chip xử lý A-series, Apple hoàn toàn có lý do để phát triển CPU riêng cho MacBook. Không chỉ giúp tự chủ phần cứng, nó sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả Apple lẫn người dùng.
Trang bị CPU tự phát triển có thể giúp những chiếc MacBook mỏng, nhẹ hơn.
MacBook sẽ mỏng, nhẹ hơn
Ngôn ngữ thiết kế sản phẩm của Apple luôn đề cao sự tinh tế, mỏng nhẹ. Tản nhiệt cho CPU chính là thách thức lớn nhất khi tạo ra một thiết bị nhỏ gọn. Apple từng bỏ quạt tản nhiệt trên dòng MacBook 12 inch khi sử dụng CPU Intel Core m. Đúng là nó mỏng nhẹ nhất trong số những chiếc laptop của Apple, nhưng hiệu năng cực kém là cái giá phải trả.
Với dòng iPad Pro, mọi chuyện thì ngược lại. iPad Pro rất mỏng nhẹ, không cần quạt tản nhiệt nhưng vẫn thực hiện tốt những tác vụ nặng như xuất phim, vẽ đồ họa. Chip xử lý A-series kiến trúc ARM trên iPad Pro đã chứng tỏ sự vượt trội về sức mạnh lẫn tối ưu nhiệt độ so với CPU Intel trên MacBook 12 inch.
Nếu Apple phát huy kinh nghiệm tạo ra chip xử lý A-series trên iPad Pro rồi mang lên MacBook, chúng ta sẽ có một chiếc laptop với thiết kế mỏng nhẹ, hiệu năng mạnh chứ không quá yếu như MacBook 12 inch. Digital Trends nhận định dòng MacBook Air sẽ là lựa chọn hợp lý để Apple trình làng CPU mới.
CPU ARM có thể giúp MacBook Air trở nên mạnh mẽ hơn? Ảnh: Digital Trends.
Nhiều nhân CPU với xung nhịp cao hơn
Thay vì tập trung tiết kiệm năng lượng như dòng iPad, Apple có thể chọn hướng đi ngược lại với CPU ARM trên MacBook: tăng sức mạnh (bổ sung nhiều nhân hơn, tăng xung nhịp). Đó là khó khăn của Intel trong những năm gần đây khi CPU vẫn dừng lại ở tiến trình 14 nm, kèm theo áp lực phải tăng hiệu năng qua từng năm.
Dù chưa thể khẳng định CPU kiến trúc ARM sẽ vượt mặt CPU cao cấp của Intel hay AMD, đã có một số laptop trang bị CPU ARM xuất hiện trên thị trường. Năm 2019, Microsoft ra mắt Surface Pro X, mẫu laptop 2-trong-1 với CPU ARM, chạy phiên bản Windows 10 đầy đủ.
CPU trên Surface Pro X có tên SQ1, do Microsoft hợp tác với Qualcomm phát triển, sẽ là đối trọng chính nếu Apple quyết định tung ra MacBook trang bị CPU ARM. Với xung nhịp 3 GHz, Microsoft tuyên bố hiệu năng của Surface Pro X trên mỗi watt TDP (công suất thoát nhiệt) cao gấp 3 lần so với Surface Pro 6 dùng CPU Intel.
Tuy vẫn chưa tương thích với nhiều ứng dụng, những bài kiểm tra hiệu năng cho thấy CPU ARM đủ sức cạnh tranh với Intel trong phân khúc laptop giá rẻ, cấu hình trung bình.
Thách thức của Microsoft chính là Apple đã có nhiều kinh nghiệm phát triển CPU ARM trên iPad Pro. Nhiều thử nghiệm cho thấy điểm hiệu năng (benchmark) của iPad Pro cao hơn Surface Pro X đến 50%.
Nếu không thể cho sức mạnh cao, một CPU hiệu quả sẽ quản lý nhiệt độ tốt hơn. Thay vì giúp máy mỏng nhẹ hay không cần quạt, CPU với kích thước nhỏ, hoạt động hiệu quả sẽ chừa không gian nhằm cải thiện hệ thống tản nhiệt. Kết quả, người dùng sẽ có một chiếc laptop chạy ổn định, không bị "bóp" hiệu năng khi quá nhiệt - vấn đề thường xảy ra trên những chiếc MacBook cấu hình cao.
Trang bị CPU tự phát triển sẽ giúp Apple chủ động hơn trong việc kiểm soát phần cứng máy Mac
Thêm không gian cho linh kiện khác
Nếu sử dụng CPU không đòi hỏi hệ thống tản nhiệt "khủng", Apple có thể tận dụng không gian mà quạt tản nhiệt để lại cho những thành phần khác. Với một chiếc laptop nhỏ gọn như MacBook, từng mm không gian đều rất quan trọng.
Ví dụ, những chiếc MacBook cấu hình cao thường trang bị bộ xử lý đồ họa (GPU) rời. MacBook Pro 15 inch và 16 inch là những thiết bị có GPU rời, nhưng Apple hoàn toàn có thể trang bị nó cho dòng 13 inch nếu có thêm không gian trong máy.
Trong trường hợp không trang bị GPU rời, những chiếc MacBook với CPU ARM vẫn có thể cho sức mạnh đồ họa cao, điều đã được chứng minh với chip A-series trên iPhone và iPad.
Không gian trống còn giúp trang bị nhiều linh kiện khác. Apple từng tận dụng không gian trống trên MacBook cho chip T2, đóng vai trò quản lý bảo mật cho thiết bị, loa ngoài, ổ cứng...
Không chỉ CPU ARM, Apple còn có nhiều ý tưởng thú vị dành cho MacBook. Một số bằng sáng chế cho thấy Táo khuyết muốn tích hợp sạc không dây lên bề mặt MacBook giúp sạc cho những thiết bị khác, biến trackpad thành màn hình thứ 2 hỗ trợ công việc hiệu quả hơn.
Bạn đã bỏ lỡ những tin nóng nào của Apple trong tuần này? Những tin đồn liên quan đến dòng iPhone 12 tiếp tục thống trị tuần này, bên cạnh đó còn có một số thông tin khác. Một điểm đáng chú ý trong tuần qua liên quan đến các khả năng đến với iPhone 12 đó là hộp đựng thiếu đi những phụ kiện quan trọng, cũng như bao nhiêu chiếc iPhone sử dụng sóng...