CPI tháng 7 tăng 0,13%, thấp nhất 4 năm
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 chỉ tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 2,39% so với cùng kỳ năm 2015.
Có 5 trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ chính tăng. Trong đó, nhóm hàng giao thông có mức tăng lớn nhất, tới 1,19%; kế đến là hàng hoá và dịch vụ tăng 0,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,14%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; còn thiết bị và đồ dùng gia đình chỉ nhích nhẹ 0,06%.
Ở chiều ngược lại, nhóm hàng hoá, dịch vụ ăn uống giảm 0,05%, trong khi tháng trước cũng chỉ tăng 0,03%. Nhóm hàng bưu chính viễn thông có tháng thứ 2 liên tiếp giảm ở mức 0,1%.
Dù tốc độ tăng CPI tháng 7/2016 bằng tháng 6 của năm 2015, nhưng vẫn là mức tăng thấp nhất trong 4 năm qua. Cụ thể, CPI tháng 7/2013 so với tháng 6/2012 tăng 0,27%, tháng 7/2014 tăng 0,23% và tháng 7/2015 tăng 0,13%.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,1% so với tháng trước, tăng 1,85% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2016 lạm phát cơ bản tăng 1,81% so với cùng kỳ.
Trong tháng 7, chỉ số giá vàng tăng mạnh, tới 5,36%. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân là do tác động tâm lý từ việc Anh rời EU, giá vàng trong nước có lúc đã tăng ở mức gần 40 triệu đồng/lượng, chênh lệch khá xa giữa giá mua – giá bán và giá thế giới sau khi quy đổi. Tuy nhiên, ngay sau đó giá vàng trong nước đã nhanh chóng quay đầu giảm về mức trên 37 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
CPI 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72%, áp lực lạm phát dồn vào 6 tháng cuối năm
Sáng 24/6, Tổng Cục thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái tăng 1,72%.
Theo Tổng Cục thống kê, CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp. Bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,39%. Bình quân 6 tháng CPI tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên từ nay đến hết năm 2016, Tổng cục Thống kê cho biết sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI đó là giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục, giá xăng dầu...
Vì vậy, theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường . Chính phủ và một số Bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Cụ thể, chỉ số CPI tháng 6 năm 2016 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,35% so với tháng 12 năm trước.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê chủ trì cuộc họp báo công bố CPI 6. Ảnh H.Y
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng trong đó: nhóm giao thông tăng cao nhất tăng 2,99%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55%. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%. Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%. Đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%. May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,06%. Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%. Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%. Giáo dục tăng 0,06%. Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Nguyên nhân làm tăng CPI
Tổng cục Thống kê cho biết có 5 nguyên nhân chính làm tăng CPI
- Giá xăng tăng 920 đồng/lít, dầu diezezen tăng 880 đồng/lít vào các ngày 20/5 và 4/6 dẫn tới chỉ số giá nhiêu liệu tăng 6,46% so với tháng trước góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,27%.
- Chỉ số nhóm thực phẩm tăng 0,36% do ảnh hưởng bởi tâm lý người tiêu dùng lo ngại về hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung nên có phần dè dặt về sản phẩm cá đánh bắt, chuyển sang dùng thịt gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó thời tiết nắng nóng, khô hạn đã ảnh hưởng đến diện tích rau trồng nên giá rau tăng cao kéo dài ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Bảng so sánh CPI bình quân
- Thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dùng điện tăng làm chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,27%, góp phần làm CPI cả nước tăng khoảng 0,03%.
- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,14% do nhu cầu xây dựng năm nay tăng cao cùng với xu hướng giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng.
- Tháng 6 là thời điểm học sinh nghỉ hè nên nhu cầu du lịch tăng, chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 0,48% so với tháng trước.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, áp lực lạm phát dồn lên 6 tháng cuối năm 2016. Giá y tế, giáo dục và xăng dầu sẽ tăng trở lại trong các tháng cuối năm.
Trong đó, 6 tháng đầu năm 2016, lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo_NDH
Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam tăng 8 tháng liên tiếp Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2016 của cả nước đã tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 2,28% so với cùng tháng năm trước, theo số liệu do Tổng cục thống kê vừa công bố. Như vậy, tính dồn sau 5 tháng đầu năm, so với tháng 12 năm trước CPI cả nước đã tăng 1,88%. CPI binh quân năm...