CPI tăng thấp do nhiều yếu tố
Ngày 24/11, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) của cả nước tháng 11 tăng 0,07% so với tháng 10; CPI của 11 tháng cũng chỉ tăng 0,64% so với cùng kỳ năm 2014.
Đến thời điểm này có thể đánh giá CPI cả năm nay sẽ tăng rất thấp. Vậy, những yếu tố nào đã làm cho CPI tăng thấp như vậy?
CPI tăng thấp nhất trong 15 năm qua
So với chỉ tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra cho năm 2015 (tăng 5%), CPI năm nay tăng rất thấp, đây là điều mà trong 15 năm mới có vài năm đạt được (năm 2014 và 2015). Một điểm dễ nhận biết là CPI cho đến nay đã thấp hơn so với nhiều dự đoán từ nhiều tháng trước. Từ 6 tháng, 9 tháng và cho đến khi công bố Dự thảo Văn kiện Đại hội XII, hay báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, vẫn tiếp tục dự báo CPI cả năm tăng khoảng 5%. Trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ khi trả lời chất vấn cuối Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội vẫn đưa ra dự báo cả năm tăng dưới 2%. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, ngay từ tháng 7, tháng 8 và 9 tháng đầu năm đã dự báo cả năm có thể tăng thấp hơn tốc độ tăng của năm trước (1,84%).
Mua hoa quả tại chợ Hôm. Ảnh: Công Hùng
Tốc độ tăng CPI năm nay của Việt Nam cũng được ghi nhận thấp hơn cả tốc độ tăng CPI theo “ngưỡng” (khoảng 2%) của nhiều nước phát triển, nhiều nước có nền kinh tế thị trường lâu năm.
Lạm phát chưa được kiểm soát
Việc CPI tăng rất thấp của Việt Nam năm nay do nhiều yếu tố, trong đó có 4 yếu tố chủ yếu.
Video đang HOT
Trước hết là yếu tố giá cả thế giới. So với cùng kỳ năm trước, bình quân 9 tháng năm nay, giá xuất khẩu giảm 3,86%, giá nhập khẩu giảm 4,5%, trong đó có nhiều mặt hàng còn giảm nhiều hơn, nhất là giá xuất khẩu dầu thô, xăng dầu, cao su, sắt thép, gạo…., giá nhập khẩu xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, lúa mì, ngô, đậu tương, sắt thép, bông, sợi… Trong điều kiện mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng, Việt Nam có tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP ở mức rất cao trên thế giới, theo nguyên tắc “bình thông nhau”, giá cả thế giới xuống sẽ kéo giá cả trong nước xuống theo.
Yếu tố thứ hai là giá lương thực – mặt hàng thiết yếu nhất, chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu dùng của dân cư: 3 năm trước giảm hoặc tăng thấp, sau 10 tháng năm nay giảm 2,4%.
Yếu tố thứ ba là quan hệ cung – cầu từ 3 năm nay đã chuyển dịch theo hướng cầu nhỏ hơn cung (mặc dù tốc độ tăng của tổng cầu gần đây có cao hơn của tổng cung). Thu nhập của nông dân do giá nông sản giảm mà tăng thấp, của một bộ phận còn bị giảm. Thu nhập của công nhân viên chức do đã 4 năm không tăng lương tối thiểu, của công nhân viên ở các DN phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động với số lượng lớn và tăng liên tục trong các năm qua… nên cũng tăng thấp.
Yếu tố thứ tư là về mặt điều hành, tuy coi trọng về kiềm chế lạm phát là đúng, nhưng vẫn nghiêng về kiềm chế mà chưa phải là kiểm soát theo mục tiêu. Đây là bài học kinh nghiệm trong việc kiểm soát lạm phát.
CPI tăng thấp là thời cơ cho các chủ thể trên thị trường. Người tiêu dùng một mặt có điều kiện ổn định hoặc cải thiện mức sống thực tế, mặt khác có thể gửi tiết kiệm khi lãi suất thực dương đã kéo dài. Các DN có thể tranh thủ thời cơ giá thế giới thấp để đẩy mạnh mua và dự trữ nguyên phụ liệu cho sản xuất. Các nhà hoạch định chính sách vĩ mô có thể nới lỏng chính sách tiền tệ…
Theo Kinh tế đô thị
Lạm phát Việt Nam tăng thấp nhất 14 năm
Tính từ đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới chỉ tăng 0,58% - thấp nhất trong vòng 14 năm qua...
Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2015 đã tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,34% so với cùng tháng năm trước.
Như vậy, tính từ đầu năm, CPI mới chỉ tăng 0,58% - thấp nhất trong vòng 14 năm qua.
Việc CPI tháng 11 tăng nhẹ và thấp hơn mức tăng của tháng 10 là phù hợp với diễn biến CPI chung trong vài năm trở lại đây.
Sau khi bật tăng trở lại vào tháng trước, tháng này, nhóm có quyền số lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm đà tăng ở mức 0,05% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,31%, thực phẩm giảm 0,01% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07%.
Sau 8 tháng giảm giá liên tiếp, tháng này giá các mặt hàng lương thực tăng mạnh trở lại nhờ những tín hiệu tích cực từ việc trúng thầu cung cấp gạo cho Phillipines và Indonesia. Nguồn cung lương thực trong nước hiện vẫn dồi dào đủ đáp ứng cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trái ngược với diễn biến lương thực, các mặt hàng thực phẩm lại quay đầu giảm giá nhẹ, nhất là các mặt hàng thịt lợn do nguồn cung dồi dào.
Nhóm có trọng số lớn thứ hai cũng là nhóm tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước, chất đốt với mức tăng 0,32% so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm này cũng đã bật tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tục trước đó nhờ vào các tác động của việc tăng giá gas bán lẻ từ ngày 1/11 cũng như việc tăng giá nước sinh hoạt ở một số địa phương trong cả nước.
Một nhóm tăng đáng chú ý là nhóm may mặc mũ nón - giầy dép mới mức tăng 0,14%.
Các tỉnh miền Bắc đã xuất hiện những đợt gió chuyển mùa sang lạnh khiến nhu cầu mua sắm một số loại quần áo thu đông tăng nhẹ qua đó khiến giá cả một số mặt hàng trong nhóm tăng lên so với tháng trước.
Hai nhóm thường tăng mạnh trong thời gian trước là nhóm giáo dục và nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng chỉ tăng nhẹ trong tháng do đã vào năm học mới, học phí các cấp học ổn định và giá các loại dịch vụ y tế chưa tăng do Bộ Y tế đã quyết định rời thời điểm áp dụng khung giá dịch vụ y tế mới sang năm sau.
Ngoài ra, CPI tháng 11 tăng nhẹ cũng nhờ phần đáng kể lực kéo giảm của nhóm giao thông ở mức giảm 0,38% so với tháng trước do tác động chính từ việc giảm giá xăng dầu vào các ngày 19/10 và 3/11 vừa qua.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào CPI chung là vàng và Đô la Mỹ tiếp tục diễn biến cùng chiều khi cùng giảm tương ứng 0,64% và 0,32% so với tháng trước.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (loại trừ lương thực-thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gôm dich vu y tê va dich vu giao duc) tháng 11 năm 2015 tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 1,72% so với cùng kỳ.
Lạm phát cơ bản tháng 11 năm 2015 so với tháng 10 năm 2015 tăng 0,05% có mức tăng khá tương đồng với lạm phát chung do tỷ lệ đóng góp CPI chung của các nhóm hàng loại trừ khi tính lạm phát cơ bản với các mặt hàng còn lại là tương đương.
Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng so cùng kỳ năm trước tăng 2,08% cao hơn mức 0,64% của lạm phát chung do mặt bằng giá các mặt hàng tính lạm phát chung thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Theo VnEconomy
Chứng khoán Việt Nam sinh lời tốt nhất châu Á VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất tại châu Á kể từ đầu năm nay nhờ được sự vững vàng của kinh tế Việt Nam che chắn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc - Bloomberg dẫn lời các chiến lược gia cho biết. Hãng tin này cũng dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm...