CPI bình quân 5 tháng tăng 2,74%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua
‘Lạm phát chung tăng cao hơn lạm phát cơ bản, phản ánh biến động giá chủ yếu do xăng dầu, điện tăng. Song, lạm phát cơ bản 5 tháng tăng 1,85% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định.’
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm tăng 0,49% so với tháng Tư. (Ảnh minh họa. Nguồn: Quang Quyết/TTXVN)
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng Năm tăng 0,49% so với tháng Tư và tăng 1,5% so với tháng 12/2018 đồng thời tăng 2,88% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, bình quân 5 tháng đầu năm 2019, CPI đã tăng 2,74% so với cùng kỳ và mức tăng bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Cụ thể, 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đã tăng giá so với tháng trước đó, theo đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 2,64%, nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 1,28% và nhóm có mức tăng thấp nhất là giáo dục tăng 0,05%. Riêng, nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,06% và bưu chính viễn thông giảm 0,05%.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê, Tổng cục Thống kê, trên thị trường giá xăng dầu tăng theo xu hướng thế giới, giá điện cũng tăng do sản lượng tiêu thụ của khách hàng nhiều hơn, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, song Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Bà Ngọc dẫn ra một số yếu tố tác động đến đà tăng của CPI trong tháng, trong đó phải kể đến kỳ nghỉ lễ dài ngày (30/4 và 1/5) với nhu cầu ăn uống bên ngoài gia đình và du lịch của người dân gia tăng, điều này đã khiến giá cả nhiều các mặt hàng bị đẩy lên cao hơn so với tháng trước đó.
Một điểm nhấn khác, việc giá xăng dầu điều chỉnh 2 đợt (tăng trong ngày 2/5 và giảm vào ngày 17/5) tổng cộng giá xăng A95 nhích lên 360 đồng/lít, trong khi xăng E5 cộng thêm đến 780 đồng/lít và dầu diezen tăng 230 đồng/lít, do đó tính bình quân giá xăng dầu đã tăng 5,93% so với tháng trước và làm tăng CPI chung 0,25%.
Ngoài ra, giá điện tăng do tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện trong tháng Ba cộng thêm yếu tố thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu tiêu dùng điện và nước lớn hơn, cụ thể giá điện sinh hoạt tăng 6,86% và giá nước sinh hoạt tăng 1,17%.
Video đang HOT
Thêm vào đó, giá gas tăng 0,6%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,66%, giá sách giáo khoa năm học 2019 – 2020 làm cho chỉ số giá nhóm sách giáo khoa tăng 0,65% cũng góp phần làm tăng CPI tháng qua.
(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)
Vàng và tỷ giá biến động trái chiều
Theo bà Ngọc phân tích, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài đã làm tăng giá trị của USD, cụ thể chỉ số bình quân của đồng tiền này (tính đến ngày 24/5) đã lên ở mức 97,5% và tăng khoảng 5% so với mức bình quân của tháng Tư.
Theo đó, tỷ giá giữa VND và USD trong nước đã có thời điểm tăng khá cao. Tuy nhiên, do lượng dự trữ ngoại hối dồi dào cùng với hiệu quả của việc điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 8 đồng tiền chủ chốt đã giúp tỷ giá VND/USD không bị tăng đột biến và tăng 0,45% so với tháng trước. Cụ thể, bình quân trong tháng Năm, giá USD ở thị trường tự do xoay quanh mức 23.351 VND/USD.
Ở chiều ngược lại, giá vàng thế giới có mức giảm do áp lực từ đồng USD đi lên cộng thêm tâm lý các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không cắt giảm lãi suất cơ bản trong năm nay. Nhưng mấy ngày gần đây, sự bất ổn trên thị trường tài chính quốc tế đã hỗ trợ giá vàng hồi phục, do đó bình quân giá vàng thế giới (đến ngày 24/5) chỉ giảm nhẹ 0,09% so với tháng Tư.
Trong nước, giá vàng cũng biến động theo xu hướng quốc tế, theo đó giá vàng bình quân tháng Năm đã giảm 0,5% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3,366 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Với những diễn biến trên, báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ ra, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) trong tháng Năm đã tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 1,9% so với cùng kỳ và 5 tháng đầu năm so cùng kỳ tăng 1,85%.
“Tháng Năm, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do giá xăng dầu, điện tăng. Lạm phát cơ bản 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ ở mức 1,85% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định,” bà Ngọc cho biết./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Kiềm chế lạm phát năm 2018: Tháo gỡ những yếu tố liên quan
Dường như những lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát năm 2018 vẫn là một thực tế đang hiện diện, khi mà một số yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể gia tăng diễn biến bất lợi, hoặc khó đoán định. Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ, vấn đề kìm hãm đà tăng CPI là yêu cầu cấp bách khi chỉ còn ít thời gian nữa là hết năm kế hoạch 2018...
Sự điều hành linh hoạt, hiệu quả từ tầm vĩ mô sẽ góp phần kiềm chế CPI ở mức ổn định. Ảnh: Hải Anh
Nhiều yếu tố đẩy CPI tăng
CPI bình quân cả nước trong 9 tháng qua đã tăng 3,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2017, mức tăng khá cao so với mục tiêu kìm giữ tốc độ lạm phát tăng không quá 4% trong cả năm 2018 như đề ra từ đầu năm. Như vậy, hạn mức cho sự tăng giá còn lại trong quý IV-2018 là hạn hẹp, đặt ra áp lực đối với hoạt động điều hành vĩ mô.
Một tác nhân sẽ kích đẩy CPI tăng trong thời gian tới là sự tăng giá xăng dầu khá cao vào ngày 6-10 vừa qua. Đây cũng là một diễn biến nằm trong dự báo ngắn hạn, bởi giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế vẫn đang trong chu kỳ tăng giá qua từng tháng. Vấn đề đáng quan tâm là giá xăng dầu vốn liên quan trực tiếp tới hầu hết các hoạt động, sinh hoạt của xã hội - sẽ là sự kích thích tăng giá đầu vào trên diện rộng và CPI chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng liên quan có nhu cầu tiêu thụ mạnh trong dịp cuối năm cũng thường xuyên diễn ra theo xu hướng tăng, trở thành những yếu tố đẩy CPI tăng lên.
Trong bối cảnh trên, CPI bình quân của Hà Nội 9 tháng năm 2018 tăng 3,99% so với cùng kỳ năm trước, tức tăng cao hơn mức trung bình cả nước và gần như đã "kịch trần". Đơn cử, trong tháng 9, đã có 10/11 chỉ số cấu thành CPI trên địa bàn tăng so với tháng trước.
"Siết" chặt công tác quản lý
Nếu tình huống bất lợi, hoặc có yếu tố bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn, CPI cả nước có thể sẽ vượt mức cho phép - tức cao hơn 4%; trong khi CPI Hà Nội sẽ còn tăng cao hơn. Dưới góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, việc quản lý chặt CPI là rất cần thiết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, cũng nên xem xét vấn đề CPI ở hoàn cảnh cụ thể, hướng tới mục đích chung xét cả về mặt kinh tế và xã hội. Đơn cử, nếu nhu cầu tiêu thụ vật tư, nguyên liệu cũng như hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng một cách hợp lý thì điều đó có lợi cho hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, CPI Hà Nội thường tăng cao hơn CPI của TP Hồ Chí Minh và điều này cho thấy sự cần thiết phải tìm cách khắc phục. Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, đến nay nhìn chung Hà Nội mới chỉ tự đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu hàng hóa tiêu dùng và phần còn lại phụ thuộc vào nguồn cung từ các địa phương khác. Vì vậy, hàng về đến thị trường Hà Nội bị đội giá do cộng thêm chi phí vận tải, quản lý, kho bãi... Mặt khác, sức mua của người dân Thủ đô cao hơn so với các tỉnh bạn, nên mặt bằng giá cao hơn là điều dễ hiểu.
Theo ông Vũ Vinh Phú, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá thịt lợn và có biện pháp khống chế hợp lý nếu có sự tăng giá trên diện rộng, bởi càng về cuối năm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này càng gắn chặt với đời sống dân sinh.
Trong xu hướng gia tăng tiêu dùng, có thể làm tăng CPI trong quý IV-2018 như một thông lệ hằng năm thì các cơ quan quản lý càng cần tập trung kiểm soát tốt quan hệ cung - cầu, bảo đảm lưu thông hàng hóa liên tục kết hợp phòng tránh khả năng tăng giá đột ngột, bất hợp lý. Một vấn đề khác cần làm tốt là bảo đảm lưu thông, sẵn sàng hỗ trợ nhà sản xuất để họ có thể "đến thẳng" người tiêu dùng, tức là giảm tối đa tình trạng hàng hóa phải qua nhiều nấc trung gian...
Hoạt động bán hàng bình ổn giá dịp cuối năm cần được tổ chức có thực chất; trong đó bảo đảm hiệu quả và mục đích ban đầu. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nên có biện pháp can thiệp để giảm tỷ lệ chiết khấu khi nhà sản xuất đưa hàng vào siêu thị (hiện ở mức 20-30%) - là tác nhân gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng như hiện tại.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, từ nay đến hết năm 2018, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục tập trung thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thúc đẩy tiêu dùng nội địa kết hợp chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố.
Dự báo, giá trị hàng hóa dự trữ phục vụ dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 khoảng 28,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Sở Công Thương cũng đã chắp mối, tạo điều kiện cho 18 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường phục vụ Tết, trong khi một số tổ chức tín dụng đã đăng ký chấp thuận cho các doanh nghiệp vay vốn thực hiện mục đích trên, với tổng số vốn vay 2,7 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, Sở đã tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi tìm hiểu khả năng cung cấp nông sản tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang... Qua đó, các doanh nghiệp Hà Nội đã ký khoảng 400 biên bản ghi nhớ, hợp tác với đối tác; phục vụ kết nối cung - cầu hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định giá cả.
Thời gian thực hiện mục tiêu kiểm soát CPI không còn nhiều, nhưng cần trông đợi, tin tưởng ở sự điều hành linh hoạt, hiệu quả từ tầm vĩ mô để kiềm chế CPI ở mức tối đa.
Hồng Sơn
Theo hanoimoi.com
Nhân dân tệ suy yếu, tiền đồng có thể mất giá thêm vào cuối năm Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái trong ngày đầu tuần kéo theo tiền đồng mất giá trong 2 ngày trở lại đây. Điều này gây quan ngoại tiền đồng có thể mất giá thêm trong những tháng cuối năm khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo...