CPI 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72%, áp lực lạm phát dồn vào 6 tháng cuối năm
Sáng 24/6, Tổng Cục thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái tăng 1,72%.
Theo Tổng Cục thống kê, CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp. Bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,39%. Bình quân 6 tháng CPI tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên từ nay đến hết năm 2016, Tổng cục Thống kê cho biết sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI đó là giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục, giá xăng dầu…
Vì vậy, theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường . Chính phủ và một số Bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Cụ thể, chỉ số CPI tháng 6 năm 2016 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,35% so với tháng 12 năm trước.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê chủ trì cuộc họp báo công bố CPI 6. Ảnh H.Y
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng trong đó: nhóm giao thông tăng cao nhất tăng 2,99%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55%. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%. Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%. Đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%. May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,06%. Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%. Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%. Giáo dục tăng 0,06%. Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Nguyên nhân làm tăng CPI
Tổng cục Thống kê cho biết có 5 nguyên nhân chính làm tăng CPI
Video đang HOT
- Giá xăng tăng 920 đồng/lít, dầu diezezen tăng 880 đồng/lít vào các ngày 20/5 và 4/6 dẫn tới chỉ số giá nhiêu liệu tăng 6,46% so với tháng trước góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,27%.
- Chỉ số nhóm thực phẩm tăng 0,36% do ảnh hưởng bởi tâm lý người tiêu dùng lo ngại về hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung nên có phần dè dặt về sản phẩm cá đánh bắt, chuyển sang dùng thịt gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó thời tiết nắng nóng, khô hạn đã ảnh hưởng đến diện tích rau trồng nên giá rau tăng cao kéo dài ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Bảng so sánh CPI bình quân
- Thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dùng điện tăng làm chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,27%, góp phần làm CPI cả nước tăng khoảng 0,03%.
- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,14% do nhu cầu xây dựng năm nay tăng cao cùng với xu hướng giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng.
- Tháng 6 là thời điểm học sinh nghỉ hè nên nhu cầu du lịch tăng, chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 0,48% so với tháng trước.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, áp lực lạm phát dồn lên 6 tháng cuối năm 2016. Giá y tế, giáo dục và xăng dầu sẽ tăng trở lại trong các tháng cuối năm.
Trong đó, 6 tháng đầu năm 2016, lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo_NDH
Ô tô lắp ráp áp đảo xe nhập khẩu trong tháng 5/2016
Số lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ đầu năm tới nay đã giảm 9,6% về lượng và 19,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường có thể đang chờ đợt giảm thuế nhập khẩu tiếp theo từ năm 2017.
Đã có 85.238 xe lắp ráp trong nước được bán tới tay người tiêu dùng. Ảnh: Đức Thanh
Xe nội gấp 3 xe ngoại
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2016, số xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu là 12.223 chiếc, trị giá đạt 236 triệu USD. Con số này tăng 20% về mặt số lượng so với tháng 4/2016, nhưng nếu tính dồn từ đầu năm lại thấp hơn cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, linh kiện nhập khẩu phục vụ lắp ráp trong nước vẫn tăng mạnh, với 1,355 tỷ USD từ đầu năm tới nay, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho thấy, xe được lắp ráp tại Việt Nam vẫn đang áp đảo xe nhập khẩu nguyên chiếc. Báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) cũng thể hiện xu hướng này với sự tăng trưởng của xe lắp ráp trong nước. Cụ thể, tính đến hết tháng 5/2016, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 37%, còn xe nhập khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm 2015. Đã có 85.238 xe lắp ráp trong nước và 26.204 xe nhập khẩu nguyên chiếc được bán tới tay người tiêu dùng.
Sức mua của thị trường cũng chia đều ra các dòng xe du lịch, xe thương mại, xe bus khi mức tăng trưởng về bán hàng 5 tháng đầu năm đạt 33% - 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy vậy, thực tế trong nửa cuối năm 2016 ra sao thì chưa dễ đoán định, bởi có nhiều yếu tố thuận lợi cho xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN. Theo lộ trình thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu ô tô đang ở mức 40% trong năm nay, sẽ chỉ còn 30% từ năm 2017 và đến năm 2018 là 0%.
Hiện đa phần các dòng xe du lịch phổ thông của các nhãn hiệu đều được lắp ráp tại Việt Nam. Với thực tế không mở cửa cho các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu ô tô tự do, nên các thương hiệu ô tô lớn thế giới hiện có tại Việt Nam dễ dàng điều phối hoạt động nội bộ của mình và không lo bị cạnh tranh trực tiếp nguồn cấp hàng.
Đua nhau khuyến mãi
Với thực tế từ ngày 1/7 tới, thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô có động cơ dưới 1.5L sẽ giảm so với hiện tại, do đó, các hãng xe đều đã chủ động giảm giá xe nhằm kích cầu thị trường.
Đầu tiên là Hyundai Thành Công đã giảm giá cho 2 mẫu xe nhỏ là Hyundai Accent và Hyundai i20 Active với mức 30 triệu đồng/xe từ ngày 1/5 đến ngày 31/5/2016. Theo tính toán, với mức giảm 5% của thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho dòng xe nhỏ có dung tích động cơ dưới 2.0L sẽ giúp giá xe giảm thêm được 2-3% so với mức giá hiện hành (tương đương 10 -18 triệu đồng đối với những mẫu xe có giá 500 -600 triệu đồng).
Tiếp đó, Công ty Ô tô Trường Hải vừa công bố giảm giá bán hai dòng xe Kia Morning từ 7-9 triệu đồng/xe và Mazda 2 giảm 15 triệu đồng/xe, áp dụng từ ngày 3/6. Mitsubishi cũng tung mức giá ưu đãi thấp hơn công bố 20 triệu đồng cho mẫu xe nhỏ Attrage ngay trong tháng 6, đồng thời khuyến mãi thêm 30 triệu đồng. Không chỉ xe nhỏ, dòng xe Nissan Urvan cũng giảm 85 triệu đồng, còn Nissan Teana 2.5SL giảm tới 100 triệu đồng.
Được khuyến mãi mạnh còn có thương hiệu BMW với mức hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua xe trong tháng 6. Theo đó, mẫu BMW 750Li giá xấp xỉ 6,5 tỷ đồng sẽ được giảm hơn 300 triệu đồng, hay mẫu 740Li được bán với giá 4,868 tỷ đồng, bớt 200 triệu đồng.
Xe sang tăng giá tùy loại
Trả lời phóng viên Báo Đầu tư về việc giá xe ảnh hưởng ra sao khi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sẽ thay đổi từ ngày 1/7/2016, ông Choi Duk Jun, tân Giám đốc điều hành kinh doanh xe du lịch của Mercedes-Benz Việt Nam cho hay, không có ảnh hưởng nhiều vì đa phần các dòng xe Mercedes-Benz Việt Nam đang bán ra có động cơ dưới 2.0L.
Còn ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên Á Quốc tế, đơn vị phân phối chính hãng xe Audi tại Việt Nam cho hay, những mẫu xe Audi có dung tích xi lanh dưới 1.5L đang bán trên thị trường tuy được giảm thuế TTĐB 5% nhưng giá có thể vẫn giữ nguyên do đang chờ đợi hướng dẫn cụ thể về cách tính thuế TTĐB từ Bộ Tài chính.
"Nếu điều chỉnh giá tính thuế với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, thậm chí giá ô tô bán ra cuối cùng vẫn tăng. Nếu giá tính thuế một mẫu xe thêm 200 USD, thì giá xe có thuế đủ sẽ tăng thêm hơn 1.000 USD, không đủ bù mức giảm thuế TTĐB", ông Trung cho biết.
Tất nhiên là với các xe có dung tích xy lanh lớn, loại từ trên 3.5L và đặc biệt là trên 6.0L như Rolls Royce, giá bán được dự tính đội thêm từ đôi tỷ đồng tới ba, bốn chục tỷ đồng do thuế TTĐB với các loại này tăng mạnh từ 1/7 tới.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
6 tháng đầu năm, FID ước đạt hơn 6 tỷ đồng lợi nhuận Ông Bùi Đình Như, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam (FID) cho biết, Công ty ước đạt hơn 6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm, bằng 50% kế hoạch cả năm. Đáng chú ý, riêng khoản lợi nhuận nhận được từ tiền trả cổ tức của các công ty con chiếm...