COVID, thuốc thử tình yêu
Chẳng phải, vi-rút Corona đã giống như một thử thách của thượng đế, là một thuốc thử cho chọn lọc tự nhiên, để rồi mùa dịch qua đi, những gì còn lại chính là chiêm nghiệm của đời.
Thế giới cũng giống như cơ thể một người khổng lồ, khi đại dịch kết thúc, sẽ xuất hiện trở lại với dáng vẻ tả tơi, ngơ ngác và điềm tĩnh. Bởi tất cả chúng ta, trong khoảnh khắc hoảng hốt bởi sự hoành hành kinh hoàng của đại dịch, giống như thượng đế giáng trả một đòn sấm sét cho những tham lam và tội lỗi của con người, đã nhận ra một điều rằng, để sống hạnh phúc ta đâu có cần nhiều đến thế.
Tôi từng tiếp xúc với những người vừa thoát khỏi bàn tay tử thần. Họ là các bệnh nhân mắc bệnh nan y hoặc ốm thập tử nhất sinh. Sau khi xuất viện và trở về với cuộc sống bình thường, tất cả đều mang một dáng vẻ giống nhau: gầy gò, hơi ngơ ngác và trở nên trầm tính, ít nói hơn, dù thường ngày họ là những kẻ tếu táo, hoạt bát và đầy tham vọng. Nếu có đưa ra ý kiến gì, thì chỉ là những chiêm nghiệm minh triết về kiếp nhân sinh, những triết lý cuộc đời mà bây giờ họ mới đúc kết được.
Li Edelkoort, một trong những chuyên gia dự đoán xu hướng tầm cỡ thế giới đã chia sẻ: “Đại dịch này sẽ buộc chúng ta phải chậm lại, ngưng các chuyến bay, làm việc tại nhà, chỉ giải trí giữa người thân và gia đình, học cách tự cảm thấy đủ đầy và tỉnh thức.
Bỗng nhiên các show thời trang trông thật kỳ quặc và xa lạ, các quảng cáo du lịch lọt vào máy tính của ta thật lố bịch, suy nghĩ về những dự án mới cũng mờ mịt và lơ lửng: liệu chúng có thực sự quan trọng không?
Có một nhận thức đang lớn dần trong các thế hệ trẻ rằng, việc sở hữu và tích trữ quần áo, xe cộ thậm chí không còn hấp dẫn nữa. Những hình ảnh gần đây về khí quyển tại Trung Quốc cho thấy, hai tháng ngừng sản xuất đã làm sạch bầu trời và cho phép người dân được hít thở trở lại. Vi-rút Corona đã tặng chúng ta trang giấy trắng cho một khởi đầu mới”.
Hoặc giả, đại dịch này cũng là một thử thách của nhân loại và mỗi cá nhân: các công ty mạnh mẽ sẽ tồn tại, còn ngược lại, sẽ phá sản và chết yểu. Những nhà lãnh đạo thông minh sẽ lèo lái đất nước đi theo con đường đúng đắn, bằng không kinh tế sẽ kiệt quệ, thương vong nhiều không đếm xuể.
Và cả những cặp đôi đang yêu nhau cũng sẽ nhận ra đâu là chân giá trị, gốc rễ của mối quan hệ bền vững, bởi nếu không thế, vi-rút Corona bỗng thành “đột biến”, nó âm ỉ xâm nhập vào từng gia đình và ngấm ngầm phá hoại hạnh phúc của họ, y như cách nó ẩn nấp trong các tế bào và chờ thời cơ để “hóa vàng” hai lá phổi.
Video đang HOT
Thời dịch bệnh, cả thế giới phong tỏa, sẽ gây ra cản trở không hề nhẹ cho những đôi đang yêu nhau, bởi hàng quán đâu, góc phố nào cho họ ngồi hóng mát và hàn huyên chuyện yêu đương. Thậm chí chốn “thiên đàng ngắn hạn” là các nhà nghỉ theo giờ cũng tạm thời bị đình chỉ hoạt động.
Yêu thương vì thế càng thêm khao khát, khi mà Zalo, Viber, Facebook đâu đủ cho nỗi nhớ mong. Nhiều người cho rằng các cặp vợ chồng sẽ dành nhiều thời gian cho nhau hơn, sẽ yêu nhau nồng thắm hơn và cuối cùng sẽ thốt lên: “Cảm ơn COVID!”.
Nhưng hóa ra không phải!
Báo chí Trung Quốc, quốc gia đầu tiên hứng chịu khủng hoảng của dịch bệnh đã đưa ra con số bi hài về tỷ lệ ly hôn sau mùa dịch. Cuộc khủng hoảng ly hôn ở Trung Hoa đại lục được cho rằng đang réo hồi chuông cảnh báo với những kẻ “đi sau” trong đại dịch.
Chính phủ Trung Quốc, mới đầu cũng khấp khởi mừng rỡ rằng nhờ có phong tỏa mà biết đâu nhiều cặp vợ chồng “dính bầu”, sẽ giúp tăng dân số trẻ cho quốc gia, trong khi tỷ lệ sinh ở nước này đang thấp kỷ lục. Nhiều nơi còn treo băng-rôn “khuyến đẻ” như: “Khi các bạn ở nhà vì dịch, khi chính sách một con đã được nới lỏng, sinh thêm con là góp phần giúp đỡ đất nước”. Ngờ đâu sự thể diễn biến theo hướng ngược lại.
Số đơn ly hôn ở Trung Quốc tăng vọt trong tháng Ba, ngay khi lệnh phong tỏa kết thúc, cứ như thể các cặp vợ chồng chỉ chực chờ nhà nước cho đi lại thoải mái là sẽ ba chân bốn cẳng chạy thẳng đến ủy ban nộp đơn xin ly hôn. Khắp các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Thượng Hải… các cán bộ tiếp nhận hồ sơ thậm chí “không có thời gian uống nước” khi các đôi kiên nhẫn xếp hàng dài trong sảnh chờ duyệt đơn.
Không ai dự báo được chuyện tréo ngoe này, cũng như chẳng bất kỳ người nào, dù là các tài phiệt cáo già trong làng địa ốc ngờ được rằng rồi có ngày một con vi-rút bé tí chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi đã khiến khối tài sản khổng lồ của họ bốc hơi trong vài tháng.
Thoạt tiên, truyền thông và mạng xã hội phấn khích vì ý nghĩ: một khi các ông chồng không còn chạy đâu cho thoát được nữa, không chốn nhậu nhẹt, bia bọt đàn đúm, không đánh golf, đá bóng, cá độ hay bài bạc, không họp hành, công tác dài ngày, không giao tiếp với phụ nữ lạ; các bà vợ cũng không còn thú vui nào khác ngoài nấu ăn cho chồng con, thì mối quan hệ sẽ được gắn kết.
Ai đang quan hệ lỏng lẻo sẽ được gia cố bằng keo “Corona”, ai bền chặt rồi thì càng thêm bền vững. Vợ chồng sẽ có quỹ thời gian dường như vô tận để tâm sự. Khi mà theo thống kê, rất nhiều cặp vợ chồng trước đó giao tiếp không quá 3 phút mỗi ngày thì đây chính là cơ hội vàng để họ sáng tạo đủ mọi phương thức hâm nóng tình cảm vợ chồng vốn đã nhàm chán và nhạt nhẽo bấy lâu nay. Nhưng không, hóa ra thực tế không phải như lý thuyết và vi-rút Corona đã chỉ cho các nhà nghiên cứu xã hội học thấy điều đó trong tột đỉnh kinh ngạc.
***
Nếu như trước kia, vợ chồng đi làm cả ngày rồi khi về nhà, họ chỉ còn rất ít thời gian nên giao tiếp chóng vánh và không để ý đến hành vi của nhau, giờ bị “nhốt” chung trong một thời gian dài, họ thành ra phải chịu đựng trường kỳ các thói xấu của nhau.
Một luật sư dân sự ở Thượng Hải cho biết, trong một núi hồ sơ mà anh tiếp nhận vào tháng Ba thì rất nhiều cặp đôi ly hôn chỉ vì những lý do hết sức vặt vãnh tầm thường. Bởi hóa ra, nhàn cư vi bất thiện, thời gian đang thừa, nhưng người ta không dành cho nhau mà lại vùi đầu vào internet, mạng xã hội và game online.
Thêm vào đó là xung đột về các hành vi lặt vặt như cách chăm sóc, quản lý con, lối ứng xử với bố mẹ chồng, thói quen ăn uống, sở thích xem ti vi, phân chia công việc trong nhà. Chồng trót lười, trót bừa một chút, vợ trót nói nhiều, đay nghiến một ly, thế là thành cãi nhau.
Chưa kể vợ chồng ở nhà, thu nhập không có, tiền bạc ít đi dường như là khởi nguồn của nhiều mâu thuẫn. Nhiều cặp vợ chồng còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau mỗi ngày. Các nhóm ủng hộ nữ quyền ở Malaysia cũng cảnh báo về việc phong tỏa có thể khiến gia tăng bạo lực gia đình và lạm dụng phụ nữ.
Dường như càng bị mắc kẹt trong nhà với nhau, người ta không yêu nhau thêm mà lại đâm ghét nhau. Mà thật, vợ chồng nhìn nhau 24/7 trong một không gian hẹp suốt mấy tháng trời có lẽ xì-trét. Một cô bạn tôi than phiền rằng, anh chồng ở nhà chỉ biết ôm lấy Facebook rồi tự cười một mình cả ngày, để mặc cậu con trai u mê với trò game online từ sáng đến tối.
Anh ta không chơi với con, không trò chuyện với vợ, cũng không nhúng tay phụ giúp cơm nước gì. Trước đó giữa họ đã có nhiều xung đột, nhưng sau đại dịch lần này, thậm chí tính xấu của anh chồng còn bộc lộ rõ hơn nữa. Cô nói rằng lần này sẽ quyết tâm ly hôn, thay vì đã dao động như bao bận trước.
Tuy nhiên, đa số cha mẹ rất sáng tạo khi họ bày ra nhiều trò chơi cho con trẻ, dành thời gian để vợ chồng con cái chia sẻ, vui đùa với nhau trong những bữa cơm ấm cúng. Nhiều bà vợ đã trở thành “siêu đầu bếp” chỉ sau hai tháng mùa dịch, trở thành niềm ngưỡng mộ của cả nhà. Các ông bố tranh thủ thời gian sửa chữa các vật dụng đã hỏng và sáng chế các trang thiết bị phục vụ vợ con.
Trang trí nhà cửa, đọc sách, nghe nhạc, xem phim cùng nhau là sự xa xỉ hiếm có mà thời “tiền covid” nhiều cặp vợ chồng vì bận rộn đã không có được những thú vui giản dị ấy. Giờ đây họ có thể bên nhau mỗi ngày để chia sẻ sở thích. Và tất nhiên, có nhiều thời gian và sức khỏe hơn để sáng tạo ra những công thức ái ân mới cho “nồi cơm hạnh phúc” thêm nóng bỏng.
Vậy chẳng phải, vi-rút Corona đã giống như một thử thách của thượng đế, là một thuốc thử cho chọn lọc tự nhiên, để rồi mùa dịch qua đi, những gì còn lại chính là chiêm nghiệm của đời.
Di Li
Chàng kỹ sư phần mềm tìm em
Anh tự nhận thấy mình là người sống tình cảm, hướng nội, thích chơi đá bóng và đọc sách.
Chào em, anh sinh năm 1987, quê ở vùng nông thôn tỉnh Phú Thọ, hiện anh là kỹ sư phần mềm cho công ty nước ngoài ở Cầu giấy, Hà Nội. Thu nhập ổn định, công việc không quá bận vì anh được nghỉ thứ 7 và chủ nhật nên sẽ có thời gian để chở em đi chơi. Anh làm việc trong môi trường đa phần là con trai nên có rất ít mối quan hệ với các bạn gái nên em có thể yên tâm là anh rất chung tình.
Anh tự nhận thấy mình là người sống tình cảm, hướng nội, thích chơi đá bóng và đọc sách, nhưng đôi lúc anh hơi nóng tính, cái này anh đang cố gắng thay đổi. Về hình thức, anh cao 1,63 m và nặng 55 kg.
Mấy năm trước anh cũng chưa có ý định lập gia đình nên vẫn thích cuộc sống độc thân, nhưng bây giờ anh cũng đã nghĩ đến lập gia đình nên muốn tìm em để tính chuyện lâu dài. Anh xác định ở Hà Nội, nên mong em cũng làm việc và xác định ở Hà Nội. Nếu em cũng đã nghĩ đến chuyện lập gia đình và còn độc thân thì hãy cho nhau một cơ hội tìm hiểu em nhé. Anh mong sớm nhận được tin nhắn của em.
Chàng trai không bảo thủ tìm cô gái biết lắng nghe Mình tên Hải, cao 160 cm, sống tại Xuân Mai, Hà Nội. Mình hiện độc thân, chưa từng lập gia đình, có cuộc sống tự lập, đang sống cùng người thân. Tính tình vui vẻ, trung thực và thẳng thắn khi chia sẻ hay góp ý nên không quá khéo trong giao tiếp và dễ bị hiểu lầm. Không bảo thủ, luôn nhận...