Covid “thấm” vào doanh nghiệp thế nào?
Cụm từ “ảnh hưởng bởi Covid-19″ được doanh nghiệp dùng như lời trần tình với cổ đông, nhưng đáng mừng là có những doanh nghiệp “miễn nhiễm” với đại dịch.
Nhiều doanh nghiệp trong rổ VN30 công bố kết quả kinh doanh quý II/2020 và nửa đầu năm 2020 với sự khác biệt về hiệu quả.
Dược phẩm, công nghệ, thực phẩm… là những ngành ít chịu tác động bởi Covid-19, thậm chí một số doanh nghiệp còn ghi nhận lợi nhuận nửa đầu năm 2020 tăng trưởng so với cùng kỳ 2019.
Điển hình là CTCP FPT. Trong 6 tháng đầu năm 2020, FPT đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 13.611 tỷ đồng và 2.428 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 9% và 14% so với cùng kỳ 2019.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Công ty mẹ 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng lần lượt 13,5% và 14,7%, đạt tương ứng 2.021 tỷ đồng và 1.626 tỷ đồng. Theo FPT, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông và giáo dục là động lực chính cho tăng trưởng.
Ở các thị trường nước ngoài, việc các quốc gia đóng cửa và hạn chế đi lại vì Covid-19 gây khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, nhưng FPT đã có những sáng kiến tăng cường tương tác với khách hàng qua các kênh online, đưa ra những gói giải pháp hỗ trợ khách hàng…
Kết quả là doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài tăng trưởng 18% và 21% so với cùng kỳ, lần lượt chiếm tỷ trọng 43% và 37% tổng doanh số toàn Tập đoàn. Tổng giá trị hợp đồng ký mới trong nửa đầu năm 2020 tăng 16% so với cùng kỳ 2019.
Trong nước, dịch vụ viễn thông của FPT đạt doanh thu 5.217 tỷ đồng, tăng 12% và lợi nhuận sau thuế 833 tỷ đồng, tăng 22%. Dù vậy, mảng công nghệ thông tin và quảng cáo trực tuyến bị ảnh hưởng mạnh, đặc biệt trong giai đoạn cách ly xã hội làm giảm nhu cầu đầu tư.
Thống kê sơ bộ của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, tính đến ngày 22/7, đã có 8 doanh nghiệp trong rổ VN30 công bố kết quả 6 tháng đầu năm 2020, trong đó có 3/8 doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ 2019, bao gồm FPT, VPB và HPG. 5 doanh nghiệp ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ là GAS, PNJ, CTG, VCB, STB, CTD (xem bảng thống kê).
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt gần 2.700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý II/2020, con số lợi nhuận quý cao kỷ lục.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, HPG đạt 5.000 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng gần 30% cùng kỳ năm trước. Như ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT HPG đã trình bày tại Đại hội đồng cổ đông, HPG may mắn không chịu ảnh hưởng lớn bởi Covid-19 so với các ngành khác.
Cùng với đó, việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công khiến mảng kinh doanh sắt thép được hưởng lợi. Tuy nhiên, Công ty cũng chịu áp lực hoàn thành kế hoạch sản lượng 3,6 triệu tấn trong năm 2020, bởi chỉ tiêu này là khá cao.
Video đang HOT
CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với lợi nhuận sau thuế đạt trên 158 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm 2020, CTD ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 282 tỷ đồng, tương đương giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Giữa bối cảnh khó khăn của ngành xây dựng, khi nguồn việc ít vì thủ tục pháp lý siết chặt và sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, doanh thu của Coteccons sụt mạnh 31% về mức 3.970 tỷ đồng trong quý II vừa qua.
Thực tế, rổ VN30 có nhiều doanh nghiệp trong 3 ngành ngân hàng, thực phẩm đồ uống, bất động sản. Trong bối cảnh chu kỳ kinh doanh nửa đầu năm gặp khó khăn, các nhóm ngành trên khó đạt kết quả tốt so với cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là lý do vì sao nhóm doanh nghiệp giảm tăng trưởng so với cùng kỳ vẫn chiếm đại đa số. Nhóm doanh nghiệp VN30 luôn có sự ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nói chung (chiếm 79,3% vốn hóa của toàn sàn HOSE), đến thị trường phái sinh và các quỹ chỉ số vốn rất năng động và có sức ảnh hưởng lớn đến xu hướng chung của thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, VPB là ngân hàng đầu tiên ghi nhận tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo tài chính quý II/2020 vừa được VPBank công bố cho thấy, 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 18.854 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 9,8% so với cuối năm 2019. Trong đó, tỷ lệ tăng trưởng của riêng Ngân hàng mẹ đạt tới 12,7%. VPB ghi nhận 6.600 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế sau 6 tháng, tương đương 64% kế hoạch lợi nhuận năm.
Riêng Ngân hàng mẹ đóng góp gần 4.200 tỷ đồng, chiếm 64% tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
Theo thống kê của FiinPro, các doanh nghiệp lớn đầu ngành trong rổ VN30 như VHM, HPG, và FPT vẫn tự tin với kế hoạch kinh doanh 2020, nhất là các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và tài nguyên cơ bản.
Đây là nhóm doanh nghiệp “miễn nhiễm” với Covid-19. Riêng ngành ngân hàng, tác động của Covid-19 chưa được lượng hóa đầy đủ do cách các ngân hàng chọn phân bổ tín dụng vào nhóm nợ nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con số lợi nhuận trong kỳ.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chiến lược CTCK TP.HCM (HSC) cho rằng, dòng tiền đang ở thế thủ khi bước vào mùa công bố kết quả bán niên.
Dòng tiền ưu tiên các nhóm ngành phòng thủ và trả cổ tức cao, tuy nhiên không nhiều cổ phiếu trong rổ VN30 đáp ứng được điều đó.
Về phía sức cầu, bên cạnh các quỹ ETF đầu tư chủ yếu vào VN30, ông Huy cho rằng, thị trường cần có nhiều quỹ ETF theo ngành hơn, ít nhất là các ngành lớn.
“Những hạn chế về sản phẩm chỉ số trên thị trường hiện nay khiến ETF vẫn hầu hết là cuộc chơi của tổ chức, chưa đủ linh hoạt và lựa chọn để đáp ứng nhu cầu phân bổ tùy từng thời điểm của nhà đầu tư. Nhà quản lý cần tư duy phát triển sản phẩm theo chiều rộng hơn mới đủ công cụ cho nhà đầu tư cá nhân đầu tư hoặc chọn đầu tư qua các loại quỹ ETF”, ông Huy nói.
'Bắt sóng' số hóa kinh doanh thời Covid-19
Việc ứng dụng công nghệ số hóa trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận những thị trường nhanh hơn và mạnh hơn thay vì đối mặt những khó khăn thời dịch bệnh Covid-19.
Ước tính từ Tiki - một "ông lớn" trên sàn giao dịch trực tuyến (online) ở Việt Nam cho thấy trong mùa dịch Covid-19 này, xu hướng mua sắm online tăng mạnh đến nỗi mỗi phút có 3.000 - 4.000 đơn hàng.
Hoặc như Saigon Co.op vốn lâu nay có thế mạnh tại các điểm bán ngoại tuyến (offline) thì đơn hàng giao dịch qua kênh online hiện tăng gấp 10 lần so với trước đây.
Tăng tương tác khách hàng
Một số nhà bán lẻ khác cũng ghi nhận số lượng đơn hàng online tăng mạnh khoảng 100 - 200% so với trước thời điểm xảy ra dịch bệnh, nhất là khi họ phát triển phương thức cửa hàng bách hóa online nhằm cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng ở nhà tránh dịch.
Ứng dụng số hóa sẽ giúp DN Việt tiếp cận thị trường tốt hơn giữa mùa dịch
Giới chuyên gia nhận định dịch Covid-19 tuy gây tác động tiêu cực nhưng là lại là "cơ hội vàng" cho mua sắm trực tuyến. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) Việt cần "bắt sóng" cơ hội này để số hóa hoạt động kinh doanh nhằm trụ vững trong lúc khó khăn hiện nay.
Chẳng hạn việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) trong việc tiếp thị (marketing) đến khách hàng trực tuyến giữa mùa dịch.
Các thuật toán thông minh có thể giúp DN Việt các nội dung quảng cáo, sản phẩm hoặc dòng tin cập nhật trên mạng xã hội (newsfeed) nhắm vào một số phân khúc khách hàng cụ thể mà không giải thích lý do tại sao họ lại thấy những nội dung đó.
Ts. Đặng Phạm Thiên Duy (Đại học RMIT) cho biết: "AI có thể được dùng để phân khúc khách hàng bằng cách phân tích khối lượng lớn đặc tính nổi bật và hành vi trực tuyến của họ".
Bằng cách bắt các thuật toán thông minh phải giải thích rõ ràng các yếu tố dẫn đến những khuyến nghị phù hợp, kết hợp với phản hồi từ khách hàng, các chuyên viên marketing có thể tạo ra các tương tác có ý nghĩa hơn với khách hàng, tạo cơ hội gia tăng sự hài lòng của khách hàng và học hỏi thêm.
Còn theo Ts. Đinh Ngọc Minh, công nghệ này cũng có thể được áp dụng cho các phân khúc khác nhau của ngành chăm sóc sức khỏe. Chẳng hạn như dự đoán nhập viện hay tái nhập viện. Hoặc là có thể dự đoán số lượng bệnh nhân trong phòng cấp cứu tại một thời điểm nhất định, quản lý bệnh mãn tính, và chẩn đoán bệnh cũng như xem xét vấn đề dự đoán nguy cơ của bệnh nhân.
Có thể thấy, đây là thời điểm đầy hứng khởi cho DN Việt khi việc ứng dụng AI ngày càng gia tăng. "DN nên tiếp cận AI và xem xét ngay các yếu tố liên quan, như lợi thế và bất lợi, nguồn lực cần có, các quy định, vấn đề đạo đức và ứng dụng, để chuẩn bị đón đầu cơn sóng AI", Ts. Phạm Thiên Duy nói.
Theo ông Phạm Minh Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, các xu hướng công nghệ đang thu hút sự chú ý trên thị trường như AI hay IoT (Internet vạn vật kết nối), Robotics (một ngành khoa học kỹ thuật cao với các quy trình: thiết kế, chế tạo, vận hành, ứng dụng robot) hay 5G.
Vẫn còn "trong phạm vi hẹp"
Những công nghệ số này đang định hình lại thị trường và tạo ra một thế hệ người tiêu dùng mới với hành vi khác hoàn toàn so với 5 - 7 năm trước đây.
"Vậy nên chính DN Việt cần có sự chuẩn bị để đáp ứng những nhu cầu này. Nếu DN có những sản phẩm được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng online thì đó là một lợi thế", ông Tùng nói.
Tuy vậy, Ts Đinh Ngọc Minh cho rằng dù AI đã và đang có những tiến bộ rõ nét, DN Việt Nam vẫn mang tâm lý hoài nghi.
"Các tổ chức và DN muốn 99% độ chính xác và đáng tin cậy, và những sản phẩm tích hợp sẵn AI. Nhưng hiện tại có rất ít nguồn thỏa mãn được những yêu cầu này", Ts. Đinh Ngọc Minh chia sẻ.
Theo các chuyên gia của RMIT, hiện có rất ít DN ứng dụng AI. Hầu hết ứng dụng AI còn "trong phạm vi hẹp", chủ yếu dùng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt. Phần lớn còn lại vẫn trong tâm thế chờ đợi, muốn thấy những kết quả tích cực và chờ thành quả của người khác để rút kinh nghiệm từ đó.
Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của AI ở môi trường DN mới gia nhập thị trường rất cần được khuyến khích. Với thái độ ngại ngần chưa muốn ứng dụng công nghệ mới này của những DN còn lại có thể sẽ được giải quyết nhờ lượng dữ liệu lớn có được từ thế hệ người dùng trẻ hơn.
Đơn cử như Sentifi - công cụ trực tuyến chuyên dùng thuật toán học máy tính để khai thác các tin nhắn trên mạng xã hội nhằm hiểu rõ về thị trường tài chính, là một điển hình cho khuynh hướng này.
Theo giới chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ số hóa sẽ giúp DN Việt tiếp cận những thị trường mới nhanh hơn và mạnh hơn thay vì đối mặt những khó khăn giữa mùa dịch khi vẫn cố giữ các phương thức kinh doanh theo kiểu cũ, công nghệ cũ.
Tuy vậy, việc ứng dụng số hóa cũng đồng thời mở ra những cơ hội tương đương cho các đối thủ. Vì vậy, DN phải đổi mới sản phẩm và kỹ năng phục vụ số hoá có tính liên tục để có thể cạnh tranh được.
Đặc biệt là khi xu hướng số hoá kinh doanh sẽ tạo ra rất nhiều công cụ thuận tiện cho DN Việt trong việc truyền thông, bán hàng, tăng trải nghiệm và chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, công nghệ số hoá kinh doanh phát triển giữa thời Covid-19 cũng là lúc DN phải cố gắng nhiều hơn trong cuộc đua giữ khách hàng, vì người tiêu dùng hiện có quá nhiều kênh, nhiều hàng hóa hơn để chọn lựa.
Thế Vinh
HBC giảm điểm sau thông tin đổi CEO, VN-Index về mốc tham chiếu cuối phiên 23/7 Thị trường giao dịch không quá sôi động trong phiên 23/7 khi chỉ tăng và giảm quanh mốc tham chiếu, thanh khoản ở mức thấp. Kết phiên giao dịch 23/7, chỉ số VN-Index tăng 1,67 điểm ( 0,2%) lên 856,75 điểm; HNX-Index giảm 1,26% về 113,87 điểm và UPCoM-Index giảm 0,43% về 57,32 điểm. Thanh khoản giao dịch ở mức khá thấp, tổng...