Covid – Bạch hầu đan xen, y tế Đắk Lắk gồng mình chống dịch
Trong khi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang diễn biến khó lường thì dịch bạch hầu cũng diễn biến rất phức tạp.
Đến ngày 6/8, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 3 trường hợp mắc Covid-19 (gồm các ca bệnh số 448; 601 và 602). Cùng với đó, số người tiếp xúc gần với các ca bệnh và người trở về từ vùng dịch liên tục gia tăng.
Tính đến trưa ngày 5/8, Đắk Lắk đã có 92 trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh; 325 trường hợp F1, F2 và người trở về từ vùng dịch cách ly tại Trung tâm cách ly tập trung của tỉnh và gần 10.000 trường hợp trở về từ vùng dịch tự cách ly tại nhà.
Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến khó lường thì dịch bạch hầu trên địa bàn tỉnh cũng phức tạp không kém. Đến trưa 6/8, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 30 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại 12 xã của 5 huyện, gồm: Lắk, M’Đrắk, Krông Bông, Cư M’gar, Cư Kuin. Trong đó Krông Bông là địa phương có nhiều ca bệnh nhất với 12 trường hợp.
Video đang HOT
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm virus bạch hầu cho những người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu.
Theo ông Nay Phi La, Giám đốc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk, việc cùng một thời điểm lại xảy ra 2 dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành Y tế. Cả 2 dịch bệnh này đều đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào để khoanh vùng, cách ly kịp thời, tránh lây lan rộng.
Sở Y tế đã ra văn bản kêu gọi tất cả nhân viên y tế trong và ngoài công lập, giảng viên, sinh viên ngành y của các trường đại học trên địa bàn tỉnh cùng chung tay chống dịch. Hành động cấp bách hiện nay là khoanh vùng tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu nhưng vẫn phải đảm bảo giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19.
“Ngành y tế tập trung tiêm cho tất cả các xã đã có những ca nhiễm với số lượng giãn cách, có thể 1 ngày hoặc 1 buổi chúng ta tiêm khoảng 40 người, trước khi tiêm cũng thực hiện đứng giãn cách 2m, sau đó sẽ tiêm cho tất cả những huyện còn lại không có ca dương tính rồi tiêm toàn tỉnh. Song song với đó là công tác chống Covid-19, với nỗ lực lớn nhất, Sở y tế huy động các nguồn lực từ cán bộ, công nhân viên, sinh viên và kêu gọi những cán bộ y tế đã nghỉ hưu trong 5 năm gần đây đến đăng ký để cùng tham gia trong công tác phòng chống dịch bệnh”, ông Nay Phi La nói./.
Tây Nguyên và cuộc chiến chống bệnh bạch hầu
Trong nhiều tháng qua trên địa bàn Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh bạch hầu làm hàng trăm người mắc bệnh, trong đó tử vong 3 người (2 người ở Đăk Nông và 1 người ở Gia Lai). Đây được coi là trung tâm của bệnh dịch bạch hầu của cả nước.
Ảnh minh họa
Để nhanh chóng dập dịch, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai đã tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch, đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch có hiệu quả lâu dài. Tổ chức các lớp tập huấn về "Hướng dẫn giám sát, phòng chống và điều trị bệnh bạch hầu" cho tuyến huyện và tập huấn "Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh" cho cán bộ ở tuyến tỉnh.
Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng phân công 4 bệnh viện tuyến Trung ương thành lập 4 đoàn công tác hỗ trợ cho ngành y tế 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum từ công tác khảo sát phát hiện bệnh, cách ly, xử lý môi trường, điều trị... bệnh bạch hầu trên địa bàn.
Từ đó, ngành Y tế chuyển từ biện pháp phòng, chống, điều trị bệnh thụ động sang các biện pháp chủ động: Khoanh vùng, lấy mẫu trong cộng đồng với những khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm các trường hợp mang trực khuẩn bạch hầu để chủ động trong công tác điều trị; xử lý các biện pháp y tế đối với các vùng phát hiện ca bệnh...
Thực hiện giám sát, rà soát kỹ tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm họng và tăng cường giám sát ca bệnh nghi ngờ ở các xã vùng sâu, vùng xa, khi phát hiện ca bệnh lập tức khoanh vùng, cách ly các khu vực đó.
Với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng ngàn người nghi ngờ, tiếp xúc gần hoặc ở trong vùng có dịch được khám, tiêm kháng sinh phòng điều trị.
Để làm tốt việc dập dịch trên địa bàn hướng tới xóa sổ bệnh bạch hầu, ngành Y tế cùng với các cấp chính quyền địa phương đã rà soát, điều tra dịch tễ để truy vết nguồn lây, cũng như việc tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân, hiểu rõ việc tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc ngăn người dịch bệnh không chỉ là bệnh bạch hầu mà còn nhiều bệnh khác như bệnh tả, cúm, vv...
Từ đó mọi người sẽ tự nguyện đưa con em mình đi tiêm chủng đạt tỷ lệ ngày một cao (ở đây hiện nay là một trong những địa bàn trũng nhất của cả nước về tỷ lệ tiêm phòng. Đặc biệt là nhiều thôn bản, đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt 10 - 30%).
Tới nay, ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức khám sàng lọc cho hàng trăm ngàn người dân ở các vùng dịch và lân cận, cũng như tập trung cao độ việc điều trị cho những người mắc bệnh; với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để khẩn trương dập dịch.
Gia Lai: Tiếp tục điều trị nhiều bệnh nhân mắc bạch hầu Ngày 3.8, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, cùng với công tác phòng chống dịch COVID-19, đơn vị đã tiến hành khoanh vùng dập dịch bạch hầu, điều trị thành công cho 25 trường hợp. 6 trường hợp còn lại đang tích cực điều trị tại bệnh viện, với quyết tâm không để dịch chồng dịch. Ngành Y tế Gia Lai...