Covid 24h: TP HCM vượt 200.000 ca, Hà Nội lên 2 kịch bản xét nghiệm
Sau 3 tháng bùng phát dịch, tổng số ca nhiễm tại TP HCM vượt 200.000; Hà Nội lên hai kịch bản lấy 800.000 mẫu và 1,5 triệu mẫu trong 7 ngày sau 6/9.
Hôm nay 10 triệu dân TP HCM bước sang ngày thứ 8 thực hiện siết chặt giãn cách theo nguyên tắc “ai ở đâu yên đó”. Trong ngày 28/8, thành phố ghi nhận thêm 5.481 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc trong đợt bùng phát dịch thứ tư lên hơn 204.900.
Hiện, thành phố điều trị 38.559 bệnh nhân, trong đó có 2.310 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.739 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tổng số trường hợp tử vong trên địa bàn thành phố từ ngày 1/1 đến nay là 8.236 người.
Tại buổi họp báo chiều qua, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết số ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn hiện là 250-300 một ngày và chưa thực sự có dấu hiệu giảm. “Đây là một trong những điều ngành y tế rất day dứt, làm sao giảm tỷ lệ tử vong nhiều nhất. Với chủng Delta, đa số bệnh nhân nhiễm không có triệu chứng hoặc nhẹ, nhưng 10-15% chuyển nặng và một số trường hợp chuyển nặng rất nhanh”, ông Hưng nói.
Điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, ngày 20/7. Ảnh: Thành Nguyễn
Theo lãnh đạo Sở Y tế, trước đây, khi thành phố chưa tập trung quản lý điều trị F0 tại nhà, nhiều trường hợp chuyển đến viện không đáp ứng đủ thời gian. Để giải quyết, TP HCM phân lại tầng điều trị và tập trung vào tầng 1 bằng cách phát túi thuốc cho F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà.
Theo ông Hưng, một trong những vấn đề tối thượng với bệnh nhân Covid-19 là phải đủ oxy. Đó là lý do thành phố triển khai trạm y tế lưu động, mang bình oxy nhỏ đến cho người dân. “Trong 3 tầng điều trị thì số ca tử vong ở tầng 2 nhiều nhất nên ngành y tế đang yêu cầu các quận, huyện cần phát hiện sớm các bệnh nhân dấu hiệu trở nặng để chuyển lên tầng 3. Như vậy, số lượng tử vong sẽ giảm”, ông Hưng nói.
Sau một tuần yêu cầu shipper ngừng hoạt động ở 8 quận huyện “vùng đỏ” là Thủ Đức, 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh và Hóc Môn, chiều 28/8, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP HCM đồng ý cho đội ngũ giao hàng công nghệ hoạt động lại ở các địa bàn này nhưng phải xét nghiệm nCoV hàng ngày. Riêng shipper tại 14 quận, huyện thuộc “vùng xanh” vẫn tổ chức từ trước đến nay nhưng phải tăng cường xét nghiệm 2 lần mỗi tuần.
Video đang HOT
TP Hà Nội hôm nay bước sang ngày thứ 37 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tổng số ca nhiễm trên địa bàn thành phố trong đợt dịch thứ tư là 3.193.
Chính quyền Thủ đô hôm qua đưa ra hai kịch bản xét nghiệm sau ngày 6/9, khi đã hoàn thành xét nghiệm diện rộng với khoảng 200.000 mẫu. Đợt xét nghiệm tới bắt đầu từ ngày 27/8 đến 6/9. Dựa vào kết quả đợt lấy mẫu này, Hà Nội sẽ chọn một trong hai kịch bản xét nghiệm tiếp để phát hiện, cách ly F0 khỏi cộng đồng.
Theo đó, kịch bản một, Thủ đô dự kiến lấy 800.000 mẫu trong 7 ngày nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp tại các quận, huyện, thị xã nguy cơ cao từ trước, với các ca nhiễm tăng cao, phải thực hiện phong tỏa. Trong đó, tập trung khu vực nguy cơ cao tại 12 quận, huyện là Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín. Khu vực nguy cơ tại các quận, huyện còn lại.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, hôm 26/8. Ảnh: Ngọc Thành
Kịch bản 2, Thủ đô dự kiến lấy 1,5 triệu mẫu xét nghiệm nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp tại các quận nội thành và một số khu vực các huyện ngoại thành, với các ca nhiễm lớn. Trong đó, khu vực nguy cơ cao tại 12 quận gồm Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hà Đông, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Tây Hồ. Khu vực nguy cơ tại các quận huyện còn lại.
Nhóm nguy cơ gồm người di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng, người thường xuyên tiếp xúc nhiều người khác. Thành phố sẽ lấy mẫu cuốn chiếu theo hộ gia đình, theo khu vực các nhà trọ, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…
Hôm qua, Bộ Y tế công bố thêm 12.103 ca nhiễm ở 39 tỉnh thành, nâng tổng số ca mắc cả nước trong đợt dịch thứ tư lên 418.321. Trong đó, TP HCM vẫn là vùng dịch lớn nhất nước với 204.964 ca; tiếp đó là Bình Dương 98.794; Đồng Nai 22.264, Long An 20.400.
Theo thông cáo Bộ Y tế phát chiều 28/8, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia cho biết đã xem xét hồ sơ, kết quả nghiên cứu từ báo cáo giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax. Hội đồng kết luận “Nanocovax đạt yêu cầu về tính an toàn ngắn hạn dựa trên dữ liệu báo cáo giữa kỳ giai đoạn 3a tính đến hiện tại”.
“Hội đồng tư vấn cấp phép thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Bộ Y tế, dự kiến ngày 29/8 họp xem xét cấp phép vaccine Covid-19 Nanocovax”, một thành viên của Hội đồng xác nhận với VnExpress . Nếu được thông qua sau cuộc họp này, Hội đồng tư vấn cấp phép thuốc và nguyên liệu làm thuốc sẽ đề xuất Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp.
Hà Nội tiếp tục xét nghiệm diện rộng có trọng điểm
Từ nay đến ngày 4-9, Hà Nội sẽ tiếp tục xét nghiệm diện rộng có trọng điểm với khoảng 200.000 mẫu.
Sau ngày 6-9, tùy theo tình hình diễn biến dịch trên địa bàn, thành phố dự kiến xây dựng 2 kịch bản xét nghiệm.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Hà Nội trong đợt từ ngày 9 đến 22-8 - Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 28-8, UBND TP Hà Nội cho biết đã ban hành kế hoạch về xét nghiệm sàng lọc diện rộng có trọng điểm để phát hiện ca nhiễm COVID-19.
Theo UBND TP, đợt xét nghiệm diện rộng triển khai từ ngày 9 đến 22-8 đã lấy được hơn 1,1 triệu mẫu, phát hiện 83 trường hợp dương tính, còn lại đều âm tính. Trong đó, số ca mắc phát hiện nhiều nhất tại quận Đống Đa với 48 ca, Hoàng Mai 14 ca.
Theo đánh giá chung, tình hình dịch đợt 4 phức tạp hơn các đợt trước về quy mô số bệnh nhân và mức độ lây lan ở 29/30 quận, huyện, thị xã với nhiều chùm ca bệnh không xác định rõ nguồn lây, xuất hiện các ổ dịch quy mô phường (Văn Miếu, Văn Chương - Đống Đa, Chương Dương - Hoàn Kiếm...), ghi nhận sự lây lan trong khu chung cư (HH4C Linh Đàm, Hoàng Liệt - Hoàng Mai), lây nhiễm trong chuỗi vận chuyển cung ứng hàng hóa, thực phẩm (Công ty Thanh Nga - Hai Bà Trưng; Công ty Viettel Logistics - Bắc Từ Liêm)...
Hiện trên địa bàn còn xuất hiện những ca bệnh rải rác, tản mát trong cộng đồng, đặc biệt là các ca bệnh phát hiện qua sàng lọc ho, sốt; đã xuất hiện các ca bệnh, chùm ca bệnh trong các chuỗi cung ứng, công sở, chợ, khu dân cư, khu chung cư...
Do đó, TP tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa "thời gian vàng" các ngày giãn cách xã hội để thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện các F0 tại cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị.
Theo kế hoạch, TP sẽ xét nghiệm diện rộng có trọng điểm từ ngày 27-8 đến ngày 4-9 với tổng số khoảng 200.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và chia làm 2 giai đoạn.
Sau ngày 6-9, tùy theo tình hình diễn biến dịch trên địa bàn, TP dự kiến xây dựng 2 kịch bản xét nghiệm.
Kịch bản 1: khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các quận, huyện, thị xã đã có nguy cơ cao từ trước, với các ca mắc tăng cao, phải thực hiện phong tỏa.
Trên cơ sở đó, thành phố sẽ lấy 800.000 mẫu xét nghiệm tại các khu vực nguy cơ cao tại 12 quận, huyện (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín); các trường hợp nguy cơ như người hay di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng...
Kịch bản 2: tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các quận và một số khu vực của các huyện với các ca mắc lớn, phải thực hiện phong tỏa, giới nghiêm toàn TP.
TP sẽ lấy 1,5 triệu mẫu xét nghiệm tại khu vực nguy cơ cao tại 12 quận; khu vực nguy cơ tại các huyện, thị xã; các trường hợp nguy cơ như người hay di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng, người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác...
Cả 2 kịch bản đều dự kiến thực hiện trong 7 ngày. Việc lấy mẫu được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, theo khu vực các nhà trọ, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
Chiều 28-8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 21 ca mắc mới, trong đó có 20 ca bệnh thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng, 1 ca bệnh thuộc chùm liên quan TP.HCM.
Tính từ ngày 29-4 đến nay, toàn TP ghi nhận 2.958 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1.530 ca ghi nhận ngoài cộng đồng.
2 kịch bản cho Hà Nội sau 6.9: Phong toả vài quận hoặc giãn cách toàn thành phố Hà Nội sẽ xét nghiệm đợt cao điểm từ 27.8 đến 4.9, dựa trên kết quả này thành phố sẽ lựa chọn 1 trong 2 kịch bản sau ngày 6.9: phong toả các quận nguy cơ cao hoặc toàn thành phố. Hà Nội sẽ tiến hành đợt cao điểm xét nghiệm từ 27.8 đến 4.9, làm căn cứ để quyết định kịch bản...