Covid 24h: Nhiều tỉnh, thành từng bước trở về ‘bình thường mới’
TP HCM bắt đầu thí điểm mở cửa tại quận 7, Đà Nẵng hạ mức độ chống dịch và Bình Dương tuyên bố cơ bản kiểm soát được Covid-19.
Ngày 14/9, cả nước ghi nhận hơn 12.600 người khỏi bệnh, số mắc mới gần 10.500. Hàng loạt tỉnh thành khôi phục hoạt động sau hơn bốn tháng bùng dịch.
Hôm nay, quận 7, địa phương đầu tiên ở TP HCM tuyên bố kiểm soát được dịch, sẽ thí điểm mở cửa, cho 150 loại hình sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại. Lãnh đạo quận xác định “đi chắc chắn, mở từng bước, không làm đại trà”.
Cùng với quận 7, các huyện Củ Chi, Cần Giờ sẽ thí điểm “ thẻ xanh vaccine” (dựa trên thông tin tiêm vaccine, yếu tố dịch tễ, xét nghiệm kháng thể…) để quản lý hoạt động dân sinh trên tiêu chí an toàn về phòng dịch.
Đường Đồng Khởi, TP HCM vắng vẻ khi hàng quán đã đóng cửa, ngày 9/7. Ảnh: Hữu Khoa
Từ hôm nay, các shipper sẽ được giao hàng liên quận, thành phố hỗ trợ chi phí xét nghiệm. Hôm 11/9, lực lượng này cùng với nhân viên siêu thị, cửa hàng thực phẩm được tăng thời gian lưu thông hằng ngày, từ 5h đến 21h30, thay vì 6h đến18h như trước. Đội ngũ giao hàng toàn thành phố đã tăng lên 25.000 người, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân, giảm tải cho lực lượng đi chợ hộ.
Sau gần ba tháng đóng cửa, chợ Hóc Môn dự kiến mở lại cho 12 tiểu thương ngành hàng rau củ quả, trái cây tham gia. Nếu vận hành suôn sẻ, lãnh đạo chợ sẽ đưa tiếp ngành thịt lợn trong tháng 10. Chợ trở thành điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, tạm thời chưa trở lại buôn bán như trước.
Gần mười ngày qua, thành phố từng bước khôi phục một số hoạt động kinh tế, dân sinh, như cho bán đồ ăn mang về, mở cửa lại dịch vụ thiết bị tin học, văn phòng, dụng cụ học tập. Thành phố kéo dài thực hiện Chỉ thị 16 tới cuối tháng 9, các hoạt động sẽ từng bước nới lỏng trên cơ sở kiểm soát dịch, chứ không mở cửa ồ ạt.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thông báo đã “cơ bản kiểm soát được dịch”. Mười ngày qua, số ca xuất viện cao hơn ca mắc mới, có thể đỉnh dịch đã qua. Toàn tỉnh có 104.000 người đã khỏi bệnh trong tổng số 160.000 ca nhiễm. Tỷ lệ tử vong 0,8%.
Địa phương đang cân nhắc mở cửa kinh tế – xã hội từng bước, thử nghiệm ở “vùng xanh” trước trong khi tiếp tục dập dịch ở “vùng đỏ”. Hiện, 6 trong số 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố là “vùng xanh”. Những địa bàn này đang khôi phục dần sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhu yếu phẩm. Từ 15/9, những người có “thẻ xanh vaccine” sẽ được di chuyển trong huyện “vùng xanh” và sau 20/9 có thể đi lại toàn tỉnh.
Cầu Rồng không bóng người qua lại hôm 16/8, khi thành phố thực hiện chủ trương “ở yên trong nhà”. Ảnh: Nguyễn Đông
Video đang HOT
Từ 15/9, hơn 1,1 triệu người Đà Nẵng tiếp tục cách ly xã hội “cao hơn Chỉ thị 16″ sau một tháng “ở yên trong nhà” và qua 7 lần xét nghiệm toàn dân. Một nửa xã, phường trên địa bàn thành phố là “vùng xanh” khi 14 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới.
Tại “vùng vàng”, thành phố sẽ khôi phục hoạt động một số dịch vụ xây dựng, kỹ thuật, sửa chữa điện nước dân sinh. Cơ quan, công sở được hoạt động tối đa 70% nhân viên. Người dân được đi mua lương thực phẩm, hàng thiết yếu 5 ngày một lần. Các hoạt động kinh doanh, dân sinh của người ở “vùng xanh” tương tự như “vùng vàng”, song nới lỏng hơn. Hoạt động tập thể dục ngoài trời được kéo dài từ 17h đến 19h hằng ngày.
Nhiều tỉnh thành khác từ Trung ra Bắc cũng nới lỏng biện pháp chống dịch. Hải Phòng mở cửa vườn hoa, công viên, dịch vụ ăn uống hè phố lẫn trong nhà song giới hạn số khách và giờ hoạt động. Thanh Hóa mở lại điểm du lịch song không quá 50% công suất và chỉ đón khách nội tỉnh. Hà Giang khôi phục hoạt động phòng tập yoga, gym, quán internet; dịch vụ massage, xông hơi song với điều kiện nhân viên tiêm vaccine đủ hai mũi và xét nghiệm 7 ngày một lần.
Trước đó, sáu tỉnh miền Bắc gồm Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La cũng từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh, dân sinh.
Khu vực trung tâm Hà Nội rạng sáng 24/7, khi thành phố bắt đầu cách ly xã hội. Ảnh: Giang Huy
Hà Nội dù chưa chốt phương án cho các dịch vụ nào hoạt động trở lại song đã có chủ trương nới lỏng Chỉ thị 16. Tinh thần của chính quyền thủ đô là “không lơ là, ưu tiên phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân lên hàng đầu”.
Từ 8/9, thành phố bước vào chiến dịch hỏa tốc tiêm vaccine với mục tiêu phủ 100% mũi 1 cho dân số từ 18 tuổi trở lên. Ngành y tế thủ đô với sự giúp sức của hàng nghìn nhân viên y tế các tỉnh, tiêm được hơn 2 triệu liều trong sáu ngày. Hà Nội dự kiến hoàn thành 100% trong hôm nay.
Song song với tiêm vaccine, Hà Nội đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm toàn dân, lấy hơn 3,1 triệu mẫu trong sáu ngày. Trong đó hơn 2,3 triệu mẫu gộp PCR và hơn 800.000 mẫu test nhanh kháng nguyên, phát hiện 19 ca dương tính. 24 giờ qua, thành phố ghi nhận 3 ca mắc mới đều trong khu cách ly.
Bí thư TP.HCM: Chỉ còn 10 ngày để thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch
"TP.HCM chỉ còn 10 ngày để thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh. Đây là chặng đường quan trọng, có ý nghĩa lịch sử đối với công tác phòng, chống dịch", Bí thư Nên nói.
"TP.HCM bước sang tuần thứ hai - tuần tăng tốc - quyết liệt thực hiện Nghị quyết 86 với mục tiêu phấn đấu kiểm soát dịch Covid-19 trước ngày 15/9", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên kết luận tại hội nghị mở rộng đánh giá 14 ngày tăng cường giãn cách xã hội (23/8 đến 5/9).
Đừng để có tiền mà không đưa đến cho dân
Bí thư nhận định TP.HCM đã đạt một số kết quả đáng mừng nhưng phía trước còn rất nhiều việc phải làm. Các pháo đài đã lượng hóa cụ thể từng nội dung công việc, tiến độ hoàn thành theo yêu cầu đề ra của các trụ cột trong phòng, chống dịch.
TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp y tế, trước hết là xét nghiệm cộng đồng. Về cơ bản, TP.HCM đã hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2 - tập trung tách nguồn lây nhiễm mạnh; và bước sang giai đoạn 3 - duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng. Công tác điều trị, đặc biệt là phân loại F0, đã đạt kết quả bước đầu, góp phần thay đổi phương thức điều trị bệnh nhân Covid-19.
Tín hiệu đáng mừng là từ 31/8 đến nay, số ca tử vong giảm. Việc tiêm vaccine tuy chậm lại, cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Chiến lược chuyển hóa địa bàn, kiểm soát "vùng đỏ", mở rộng "vùng xanh" đã có kết quả. Nhiều ổ dịch và chuỗi lây nhiễm tiếp tục được kiểm soát. Nhiều khu phong tỏa được gỡ bỏ.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thành ủy TP.HCM.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM nêu 5 thực tế mà các cơ quan tư vấn đã đặt ra trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
5 thực tế trong phòng, chống dịch:
- Không thể "sống chung" với các đợt dịch bùng phát, lây nhiễm sâu rộng.
- Không thể đạt được zero (số 0) Covid-19.
- Trong năm 2021, vaccine vẫn tiếp tục khan hiếm.
- Không thể phong tỏa nghiêm ngặt và trên diện rộng lâu dài.
- Dịch bệnh ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía nam vẫn còn nghiêm trọng.
Từ nay tới ngày 15/9, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh phải chuẩn bị tâm thế cho người dân để có thói quen, tạo lập lối sống chậm trong điều kiện bình thường mới - sống trong môi trường có dịch Covid-19. Bí thư Nên đặc biệt lưu ý việc đảm bảo an sinh xã hội.
"Đây là việc quan trọng, tuyệt đối không để người dân khó khăn mà bị bỏ sót. Đừng để gạo một nơi, người một ngả. Đừng để tiền có mà không đưa đến cho người dân", ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Điều kiện điều tiên để sống chung với dịch là bao phủ vaccine
Bí thư dẫn chứng kinh nghiệm từ nhiều nước khi "sống chung" với dịch để phát triển kinh tế, duy trì trạng thái bình thường mới thì điều kiện đầu tiên là tiêm vaccine. Do đó, TP.HCM tiếp tục bao phủ vaccine tới từng người dân.
Ông yêu cầu những quận 3, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú và từng "pháo đài" phải cố gắng bằng mọi cách đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine.
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu các địa phương tiếp tục mở rộng vùng xanh. Ảnh chụp màn hình Bản đồ Covid-19.
Về kiểm soát dịch bệnh, Bí thư cho biết TP.HCM chọn quận 7 và huyện Củ Chi làm mũi đột phá dẫn đầu, thí điểm các giải pháp, chiến lược chuẩn bị cho kịch bản bình thường mới sau ngày 15/9.
Huyện Cần Giờ, Nhà Bè, quận 5, 11 và Phú Nhuận tiếp tục phấn đấu đạt được tiêu chí kiểm soát dịch sớm nhất có thể. Các quận, huyện và TP Thủ Đức vẽ lại bản đồ Covid-19, bản đồ an sinh, bản đồ vaccine để chuẩn bị tâm thế sống trong điều kiện bình thường mới.
Ông đề nghị tiếp tục chuyển trọng tâm điều trị xuống cơ sở. Đặc biệt, TP mời gọi F0 đã khỏi bệnh tham gia tình nguyện, hỗ trợ F0 đang điều trị. Ngành y tế tiếp tục đề nghị Chính phủ có chính sách với cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị Covid-19 có thu phí, sớm huy động các nguồn lực tham gia vào cuộc chiến phòng, chống dịch.
Về các chiến lược tiếp tục phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới, ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu hoàn thiện từng chiến lược cụ thể về an sinh, xã hội, kinh tế, công nghệ, truyền thông, huy động các nguồn lực xã hội, trật tự an toàn xã hội, tâm lý xã hội...
"Tuyệt đối không chủ quan, nôn nóng. Nguyên tắc là từng bước, chắc chắn", ông nhấn mạnh.
Nghiên cứu thẻ xanh vaccine
Tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, chỉ đạo từ nay đến 15/9, TP.HCM cơ bản thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch như đã làm từ 23/8.
Sau 6/9 có 2 điều chỉnh theo hướng nới lỏng.
Thứ nhất, các siêu thị sẽ mở đến từng xã, phường, thị trấn để shipper mua hàng cho người dân và người dân "vùng xanh" đi chợ 1 lần/tuần. Các địa bàn quận 7, huyện Củ Chi và các quận huyện "vùng xanh" có thể quy định đi chợ 2 lần/tuần nếu đủ điều kiện. Thứ hai, mở hai trung tâm tiếp nhận phân phối hàng hóa tại chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn.
Bên cạnh đó, TP.HCM tập trung hoàn thiện kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau 15/9. Ông cũng giao Sở Y tế TP.HCM nghiên cứu "thẻ xanh" vaccine để quy định những ai được tham gia các hoạt động sau này.
Thí điểm cách ly tập trung 7 ngày với người nhập cảnh ở Quảng Ninh có "hộ chiếu vắc-xin" Người nhập cảnh tại Quảng Ninh sẽ chỉ phải cách ly y tế tập trung 7 ngày nếu đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính. Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3092/QĐ-BYT ngày 25-6 về triển khai thí điểm "Hướng dẫn cách ly y tế phòng, chống dịch...