Covid-19:Khám phá khoa học công nghệ được Trung Quốc sử dụng thành công tại Iran
Đội ngũ chuyên gia Trung Quốc hỗ trợ Iran chống dịch Covid 19 đã thành công trở về, khoa học công nghệ Trung Quốc được thế giới công nhận là gì?
“Phương án điều trị khoa học công nghệ Trung Quốc” được các chuyên gia sử dụng ở Iran chống lại Covid-19 chính là các nghiên cứu lâm sàng về chương trình điều trị miễn dịch bằng thuốc kháng thể đơn dòng tocilizumab và kết hợp với các phương pháp điều trị cổ truyền tại Trung Quốc.
Vào sáng ngày 10 tháng 4, đội ngũ chuyên gia Trung Quốc hỗ trợ Iran chống dịch Covid 19 đã thành công trở về, hoàn thành nghĩa vụ 14 ngày cách ly và đoàn tụ cùng gia đình và đồng nghiệp. Trong số họ, có bác sĩ Lý Minh (Li Ming) – thành viên của Đội chuyên gia tình nguyện Iran, Phó chủ nhiệm khoa kiểm nghiệm của Bệnh viện Khoa học và Công nghệ liên kết số 1 thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ( Bệnh viện tỉnh An Huy), và bác sĩ Vương Đông THăng (Wang Dongsheng), chủ nhiệm khoa hô hấp – là hai người đứng đầu nhóm. Bác sĩ Vương Đông Thăng đã tham gia công tác chống dịch ở nhiều nơi từ An Huy đến Vũ Hán và từ Trung Quốc đến Iran, ông đã chiến đấu hơn 40 ngày ở nước ngoài.
Cùng ngày, Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ chào mừng đơn giản để chào đón họ về nhà.
Video đang HOT
Tại buổi lễ, hai chuyên gia 8x cho biết 12 ngày hỗ trợ cho Iran là khoảng thời gian không thể nào quên được và mang lại rất nhiều lợi ích cho họ. Đây là chuyến đi hỗ trợ tình nguyện đồng thời cũng là chuyến đi trao đổi học tập kinh nghiệm. “ Dịch bệnh xuyên biên giới, có thể góp phần sức lực vào cuộc chiến chống dịch bệnh ở Iran là một điều vinh dự. Hiện tại, tình hình dịch bệnh toàn cầu vẫn rất nghiêm trọng. Nếu cần, chúng tôi sẵn sàng ra ngoài bất cứ lúc nào. ” – Bác sĩ Vương Đông Thăng nói.
Được Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc bổ nhiệm, Vương Đông Thăng và Lí Minh của Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (Bệnh viện tỉnh An Huy) đã đến Tehran, thủ đô của Iran, vào đầu giờ ngày 15 tháng 3 để triển khai công tác hỗ trợ chống dịch Covid 19.
Trong thời gian ở Iran, dưới sự lãnh đạo của trưởng nhóm, nhóm chuyên gia đã tích cực liên lạc với đại diện chuyên gia Iran về phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh và các chương trình điều trị. Vương Đông Thăng và Lý Minh đã đưa ra các nghiên cứu lâm sàng về chương trình điều trị miễn dịch bằng thuốc kháng thể đơn dòng tocilizumab và kết hợp với các phương pháp điều trị cổ truyền tại Trung Quốc để giới thiệu với các chuyên gia và đồng nghiệp Iran tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Y tế Tehran và Bệnh viện Khomeini thuộc Đại học Y khoa Tehran, bệnh viện lớn nhất ở Iran. Đồng thời, hai chuyên gia cũng giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ngăn chặn điều trị Covid 19, và nói rằng kế hoạch này đã được áp dụng trong điều trị bệnh nhân covid 19 ở Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha và các quốc gia khác.
Chuyên gia Iran cũng bày tỏ tán thành, đồng thời giới thiệu với nhóm chuyên gia Trung Quốc rằng Iran đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng liên quan đến tocilizmab tại Bệnh viện Khomeini và áp dụng cho hơn 50 trường hợp, tiến triển khá tốt. Sau đó, hai chuyên gia cũng đã tham gia các buổi họp video call giữa hai bên Trung Quốc và Iran, nghiệm thu vật tư y tế quyên tặng và lễ bàn giao lô vật tư y tế do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ cho Iran.
“ Trong một cuộc họp video giữa các chuyên gia từ Trung Quốc và Iran tổ chức vào ngày 16 tháng 3, trong số các đại diện của Trung Quốc, tôi đã gặp giáo viên, giáo sư Từ Hiểu Linh (Xu Xiaoling) từ Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, và Giáo sư Ngụy Hải Minh (Wei Haiming) từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc,” – Vương Đông Thăng cho biết. “ Phương án điều trị khoa học công nghệ Trung Quốc” đã được cả thế giới công nhận, có thể mang ra nước ngoài phục vụ nhân loại trong cuộc chiến chống Covid, là một thành viên của nhóm nghiên cứu, anh cảm thấy rất tự hào.
Trong quá trình cách ly sau khi trở về nước, hai chuyên gia vẫn tiêp tục liên lạc với Viện Pasteur Iran để trao đổi công nghệ liên quan đến kiểm nghiệm axit nucleic mới, theo dõi việc trao nhận tài liệu viện trợ, không ngừng cống hiến cho công tác phòng dịch quốc tế.
NASA sẵn sàng đưa máy bay trực thăng lên sao Hỏa
Xe tự hành Perseverance của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) với nhiệm vụ "Sao Hỏa 2020" đang gấp rút hoàn thiện các bước chuẩn bị cuối cùng để có thể bắt đầu hoạt động vào giữa tháng 7/2020.
Xe tự hành này là robot có công nghệ tiên tiến nhất mà NASA từng gửi lên hành tinh Đỏ. Xe mang theo nhiều công cụ, thiết bị khảo sát, nghiên cứu để giúp các nhà khoa học hiểu được nhiều nhất về "người hàng xóm đầy bụi" này của Trái Đất.
Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA đã hoàn thành một bước rất quan trọng trong khâu lắp ráp thiết bị cho xe tự hành. Đó là lắp đặt máy bay trực thăng sao Hỏa cho xe.
Đưa máy bay trực thăng sao Hỏa lên không gian là một trong những nội dung thú vị nhất của nhiệm vụ sao Hỏa 2020. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên loài người thử nghiệm và thực hiện được một chuyến bay trực thăng bên ngoài Trái Đất.
Máy bay trực thăng này được tích hợp với một hệ thống thả gắn vào bụng xe tự hành. Dự kiến sau khi xe tự hành lên sao Hỏa được 3 tháng và di chuyển khoảng 100 mét, máy bay sẽ bắt đầu hoạt động.
Theo thông tin từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, trước khi được triển khai lên bề mặt của hố va chạm Jezero trên sao Hỏa, máy bay trực thăng sao Hỏa sẽ lấy năng lượng từ xe tự hành. Còn sau đó máy bay sẽ tự phát điện nhờ pin mặt trời gắn phía trên đôi cánh quạt của máy bay.
Chiếc máy bay này rất nhỏ, chỉ nặng khoảng 2kg với hệ thống cánh quạt dài 1,2 mét. Dự kiến, máy bay sẽ hoạt động tối đa 1 tháng. Việc triển khai máy bay này không nhằm mục đích khoa học thực sự nào. Nó sẽ không thu thập mẫu vật hay phân tích bất cứ điều gì, mà chỉ đơn giản là để biết nó có thể hoạt động hay không trong bầu khí quyển rất mỏng của sao Hỏa.
Thành công hay thất bại thì chuyến bay này cũng sẽ đem về rất nhiều kinh nghiệm để các nhà nghiên cứu thiết kế cho các máy bay tiếp theo có thể khám phá sao Hỏa và các hành tinh khác được nhanh hơn so với các xe tự hành vốn di chuyển "chậm như rùa".
Phạm Hường
Đại học Harvard đã dành 75 năm theo dõi 724 người để phát hiện: Những người thành công và hạnh phúc có 1 điểm chung! Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, càng mải mê lo lắng tới những vấn đề bệnh tật, nghèo túng hay thất bại, mọi người sẽ càng khó tìm được thành công để dẫn tới hạnh phúc thực sự. Vào những năm 1938, giáo sư Arlie Bock - chủ nhiệm khoa vệ sinh dịch tễ của trường Đại học Harvard nhận ra rằng, các...