Covid-19 vẫn tồn tại, nhưng sẽ không còn là đại dịch
Theo tạp chí y khoa Lancet, thế giới dù đang trải qua một làn sóng Covid-19 mới do biến thể Omicron, nhưng tác động từ chúng sẽ không còn nghiêm trọng.
Kết luận trên được đưa ra dựa trên mô hình của Viện Đo lường và Đánh giá Y tế (IHME) – trung tâm nghiên cứu y tế độc lập do tỷ phú Bill Gates sáng lập.
Mô hình cho thấy, tính đến ngày 17/1, trung bình có khoảng 125 triệu ca nhiễm Omicron mỗi ngày trên thế giới, gấp 10 lần so với mức đỉnh của làn sóng dịch gây ra bởi biến thể Delta vào tháng 4/2021, và gấp 30 lần so với cuối tháng 11 năm ngoái.
Tuy nhiên, tổng số ca Covid-19 trong giai đoạn này chỉ tăng gấp 6 lần. Ngoài ra, do tỷ lệ người mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đã tăng lên so với trước, nên tỷ lệ ca nhiễm được phát hiện trên toàn cầu đã giảm từ 20% xuống 5%.
Hình minh họa: Financial Times
IHME cảnh báo mức độ nghiêm trọng của Covid-19 dù có giảm dần, thì làn sóng ca nhiễm Omicron xảy ra ồ ạt vẫn đồng nghĩa với việc số người nhập viện còn gia tăng ở nhiều nước, và thậm chí sẽ tăng gấp đôi hoặc hơn nữa so với trước đây.
Vì vậy, các quốc gia vẫn cần ưu tiên hỗ trợ cho các hệ thống y tế trong vòng 4 đến 6 tuần tới.
Video đang HOT
Một điều đáng ngạc nhiên là mô hình IHME cho thấy, mật độ lây nhiễm của Omicron cao đến mức những biện pháp phòng chống như tăng cường sử dụng khẩu trang, mở rộng phạm vi tiêm chủng ở những đối tượng chưa được chủng ngừa hoặc tiêm liều 3 của vắc xin Covid-19 sẽ chỉ mang lại tác dụng hạn chế.
Trung tâm này cũng ước tính, 80% dân số thế giới dù có được trang bị đầy đủ khẩu trang thì cũng chỉ làm giảm 10% tỷ lệ người nhiễm Covid-19 trong vòng 4 tháng tới.
Trong khi đó, việc tăng cường tiêm vắc xin liều 3 cho những người chưa được tiêm chủng cũng sẽ khó gây tác động lớn đến làn sóng Omicron, vì vào thời điểm những biện pháp này được mở rộng, làn sóng do biến thể mới tạo ra phần lớn sẽ chấm dứt. Chỉ ở những quốc gia mà làn sóng Omicron chưa bắt đầu thì những cách thức bảo vệ kể trên mới có hiệu quả đáng kể hơn.
Cũng theo IHME, tính đến ngày 17/1, làn sóng dịch do Omicron gây ra đã đạt đỉnh ở 25 quốc gia. Dự kiến đến tuần thứ 2 của tháng 2, làn sóng này sẽ đạt đỉnh ở hầu hết các nước, với các đỉnh dịch mới nhất sẽ xảy ra ở những nước mà làn sóng lây nhiễm chưa bắt đầu, chẳng hạn như ở Đông Âu và Đông Nam Á.
Đến tháng 3/2022, một tỷ lệ lớn dân số trên thế giới sẽ bị nhiễm Omicron. Song với sự gia tăng các chiến dịch tiêm chủng liều vắc xin thứ 3 ở nhiều nước cùng với kháng thể của phần lớn những người từng nhiễm Covid-19 đều ở mức cao, thì chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng, mức độ lây nhiễm virus corona sẽ thấp trở lại.
Dù vậy, tạp chí Lancet lưu ý rằng các biến thể mới của virus corona chắc chắn sẽ xuất hiện, và một số thậm chí có thể nghiêm trọng hơn Omicron. Khả năng miễn dịch của con người, dù được hình thành sau khi nhiễm virus hay nhờ tiêm chủng, vẫn sẽ suy yếu theo thời gian, và điều này sẽ tạo cơ hội cho Covid-19 tiếp tục lây nhiễm. Bên cạnh đó, các quốc gia nên chuẩn bị cho tình huống tỷ lệ ca nhiễm tăng lên trong những tháng mùa đông.
Tuy nhiên, tác động của việc lây nhiễm virus corona trong tương lai đối với sức khỏe nhân loại sẽ ít nghiêm trọng hơn.
Điều này có được do phần lớn người dân từng bị phơi nhiễm với virus trước đó, cùng với việc vắc xin Covid-19 ngày càng thích nghi với kháng nguyên hoặc biến thể mới, sự ra đời của thuốc kháng virus và những đối tượng dễ bị tổn thương vẫn có thể tự bảo vệ mình trước những làn sóng dịch trong tương lai bằng cách sử dụng khẩu trang chất lượng cao cùng các biện pháp vật lý khác.
Sau làn sóng Omicron, Covid-19 vẫn có thể tồn tại nhưng không còn phát triển thành đại dịch. Kỷ nguyên của những biện pháp kiểm soát quy mô lớn từ các chính phủ và xã hội để kìm hãm quá trình lây nhiễm virus corona cũng vì thế mà sẽ sớm kết thúc.
Hà Nội: 96% bệnh nhân COVID-19 tử vong ở BV Thanh Nhàn chưa tiêm vaccine
Trong hơn 1.200 F0 nhập viện Thanh Nhàn điều trị từ cuối tháng 4 tới nay có 48 người tử vong.
100% bệnh nhân COVID-19 tử vong ở bệnh viện này đều có bệnh lý nền; 96% chưa tiêm vaccine và 82% ở độ tuổi trên 70 - thông tin được Bệnh viện Thanh Nhàn báo cáo với Đoàn Kiểm tra số 2 của Bộ Y tế do TS. Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - làm Trưởng đoàn, chiều 25/12.
Trong hơn 1.200 bệnh nhân COVID-19 nhập viện Thanh Nhàn, có 946 người đã ra viện, 89 ca phải chuyển viện. Đây cũng là cơ sở đã điều trị thành công ca bệnh chạy ECMO (tim phổi nhân tạo) sau gần 50 ngày điều trị.
Từ đầu dịch tới nay, Hà Nội ghi nhận 109 bệnh nhân COVID-19 tử vong, hiện có gần 20.000 F0 đang được điều trị. Ảnh minh hoạ
Bệnh viện Thanh Nhàn được Sở Y tế Hà Nội phân công điều trị F0 thuộc tầng 3. Khu điều trị cách ly được phân làm 3 khu riêng biệt: Khu giành riêng cho người bệnh nặng nguy kịch 250 giường; Khu cho người bệnh trung bình hoặc có bệnh lý nền nặng (50 giường bệnh); Khu cho người bệnh nghi nhiễm theo đề án xây dựng Trung tâm Hồi sức tích cực vùng.
Bệnh viện cũng đã chuẩn bị hệ thống oxy cho 250 giường ICU; các loại máy thở; xây dựng danh mục thuốc và sự trù số lượng thuốc phục vụ công tác điều trị. Ngoài việc điều trị F0 thuộc tầng 3, Bệnh viện còn phụ trách 7 bệnh viện tầng 2; 7 Trung tâm y tế, chỉ đạo công tác chuyên môn, kiểm tra, giám sát, điều tiết bệnh nhân trong công tác chuyển tuyến...
Đoàn công tác kiểm tra việc bảo đảm khả năng thu dung, điều trị, triển khai hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm SARS-CoV-2, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại hai viện: Thanh Nhàn và Gia Lâm. Ảnh: Lê Hảo
Kiểm tra công tác bảo đảm khả năng thu dung, điều trị, triển khai hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm SARS-CoV-2, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại Bệnh viện Gia Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Cao Hưng Thái lưu ý một số vấn đề.
Ông đề nghị Bệnh viện Gia Lâm tiếp tục thực hiện các giải pháp chống dịch, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghệm; bố trí nhân lực hợp lý đảm bảo công tác chống dịch lâu dài, tính toán đảm bảo nguồn cung cấp oxy... Bệnh viện thực hiện kết nối khám chữa bệnh từ xa đối với các bệnh viện tuyến trên; thực hiện đặt lịch khám, triển khai quản lý theo dõi bệnh nhân mạn tính...
Đây là bệnh viện được giao điều trị F0 thuộc tầng 2 với quy mô 500 giường bệnh. Từ ngày 23/7 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 891 F0, trong đó chỉ có 1 trường hợp tử vong, hơn 60 bệnh nhân được phát hiện tăng nặng chuyển tầng và được vận chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị an toàn.
Đang vận hành với phương thức bệnh viện tách đôi, Bệnh viện Gia Lâm vừa thu dung điều trị 150 F0 vừa khám chữa bệnh thông thường. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tham gia công tác quản lý y tế tại khu cách ly Tứ Hiệp - Thanh Trì và Khu cách ly Học viện Nông nghiệp - Gia Lâm với trên 5.000 người có nguy cơ được theo dõi và phát hiện kịp thời diễn biến mắt bệnh và vận chuyển đến nơi thu dung điều trị an toàn.
Trong quá trình tham gia điều trị F0, không có nhân viên y tế nào của bệnh viện mắc COVID-19. BSCK II Trần Bùi Quang Dương - Giám đốc Bệnh viện Gia Lâm cho biết, bệnh viện bám sát hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, do đó trong 2 tháng qua không có tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, phải chuyển lên tầng 3.
Theo ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - 2 bệnh viện này còn gặp nhiều khó khăn trong trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho Trung tâm hồi sức tích cực vùng; việc thanh quyết toán điều trị cho người bệnh mắc COVID-19...
TS. Cao Hưng Thái đánh giá cao công tác sẵn sàng điều trị của Bệnh viện Gia Lâm và Bệnh viện Thanh Nhàn. Đối với Bệnh viện Thanh Nhàn, Đoàn Công tác đề nghị cơ sở này thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện phòng hộ, nhân lực cho khu điều trị hồi sức tích cực; phân tích chuyên sâu các ca tử vong để tìm ra các giải pháp giảm thiểu tử vong. Bệnh viện đảm bảo thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực theo định hướng của Bộ Y tế để bảo đảm cho điều trị tuyến cuối của thành phố.
Theo TS. Cao Hưng Thái, mục tiêu cuối cùng của các biện pháp là giảm bệnh nhân nặng, giảm tử vong, do đó các bệnh viện tiếp tục cùng hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chống dịch để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Chiều 26/2: Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19; TP HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi bệnh Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã tiêm trên 145,5 triệu liều; Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng ở độ tuổi chỉ định trong năm 2021; TP HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi...