Covid-19: Tụ tập đông người nơi có dịch bị phạt tới 30 triệu đồng
Mức xử phạt cao nhất với hành vi vi phạm quy định về chống dịch lên tới 30 triệu đồng. Những người nhiễm bệnh không khai báo, không tuân thủ các yêu cầu về y tế cũng sẽ bị xử phạt.
Thông tin trên Zing: Ngày 25/3, Sở Tư pháp TP.HCM ban hành quy định xử phạt các trường hợp không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, thành phố sẽ phạt tiền 20-30 triệu đồng với 4 trường hợp:
Thứ nhất, không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch.
Thứ hai, không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Thứ ba, đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Video đang HOT
Thứ tư, không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Những người không tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không tuân thủ lệnh cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; vi phạm quy định hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Phạt 2-5 triệu đồng đối với trường hợp không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch; thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; không tiêu hủy động vật, thực vật và vật là trung gian truyền bệnh.
Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch và không thực hiện hay từ chối vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.
Thành phố sẽ cảnh cáo hoặc phạt tiền 100-300 nghìn đồng nếu người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Trường hợp không thông báo UBND và cơ quan y tế dự phòng về các trường hợp mắc bệnh dịch cũng sẽ phải chịu mức phạt trên.
Chế tài xử phạt này được áp dụng căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Như Dân Việt đã thông tin: Sáng 26/3, Bộ Y tế công bố 7 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 148 ca.
Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân không ra đường, nếu không có việc thực sự cần thiết. Những người trên 60 tuổi cần ở nhà toàn bộ thời gian. Mọi người nên thông báo cho chính quyền và công an sở tại về những người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả công dân Việt Nam và nước ngoài) từ 8/3 đến nay không thực hiện cách ly. Các địa phương chấp hành nghiêm quy định tạm thời dừng hoạt động tại các điểm vui chơi, giải trí; xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.
Bộ Công an đề xuất quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân
Bộ Công an cho rằng chế tài hiện hành chưa đủ sức răn đe việc đánh cắp, kinh doanh dữ liệu cá nhân trên mạng nên đề xuất xây dựng quy định mới, chặt chẽ hơn.
Việc lấy ý kiến về dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân bắt đầu từ ngày 6/2.
Bộ Công an cho rằng tình trạng lộ, lọt, hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc mua bán dữ liệu cá nhân đang được thực hiện theo hai hình thức chính. Thứ nhất, các doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng, cho phép các đối tác thứ ba tiếp cận thông tin dữ liệu cá nhân nhưng không có yêu cầu, quy định chặt chẽ, để đối tác thứ ba chuyển giao, buôn bán. Thứ hai, các doanh nghiệp chủ động thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, hình thành kho dữ liệu cá nhân, phân tích, xử lý các loại dữ liệu đó để tiến hành kinh doanh, buôn bán.
Các gói dữ liệu thô được giao bán liên quan tới nhiều lĩnh vực như: danh sách cán bộ, danh sách nội bộ (bao gồm cả các đơn vị công an, quốc phòng, thuế...); điện lực; thuê bao Internet; ngân hàng (chi tiết tới cả số dư tài khoản); bảo hiểm; hồ sơ đăng ký kinh doanh; giáo dục (phụ huynh, giáo viên, học sinh sinh viên); bất động sản (kèm theo khả năng tài chính); nhân sự có chọn lọc (mức thu nhập, chức vụ); danh sách khách hàng sử dụng các dịch vụ Internet (danh sách thành viên đăng ký Facebook, fpt, vnn.com, yah
Qua rà soát sơ bộ, Bộ Công an phát hiện hơn 60 tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động mua bán, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, bao gồm: các công ty cung cấp giải pháp công nghệ, nhân viên môi giới bất động sản, nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước, người có khả năng truy cập vào hệ thống chính quyền điện tử về giáo dục, y tế, chứng khoán, bệnh viện... Nhiều khả năng, nguồn của các dữ liệu thô xuất phát từ hệ thống nội bộ của cơ quan, nhà nước hoặc từ hệ thống hành chính điện tử.
Do quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, chế tài chưa bao trùm được các hành vi vi phạm, chưa đủ sức răn đe nên việc xử lý hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Hai tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 là Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác" (điều 159), Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông (điều 288) lại chưa quy định cụ thể, trực tiếp về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới dữ liệu cá nhân.
Trong khi đó các quy định xử phạt hành chính một số hành vi liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân lại chưa bảo đảm đầy đủ, toàn diện. Tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, mức phạt cao nhất là 70.000.000 đồng.
Với các phân tích trên, Bộ Công an đề xuất xây dựng riêng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm 27 điều về các biện pháp bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; các quy định về xử phạt...
Theo dự thảo nghị định, dữ liệu cá nhân là dữ liệu về thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự thuộc về cá nhân.
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm bao gồm: quan điểm chính trị, tôn giáo; dân tộc hoặc chủng tộc; tình trạng sức khỏe; thông tin di truyền; dữ liệu sinh trắc học; giới tính, đời sống tình dục; dữ liệu tội phạm; vân tay, dấu bàn tay, hình ảnh mống mắt và dữ liệu di truyền.
Dữ liệu cá nhân có thể được tiết lộ trên phương tiện truyền thông cho mục đích báo chí mà không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, nếu có lợi ích công cộng lớn và điều này phù hợp với các nguyên tắc đạo đức báo chí. Việc tiết lộ dữ liệu sẽ không gây ra thiệt hại quá lớn đối với quyền của chủ thể dữ liệu. Bất kì lúc nào, chủ thể dữ liệu luôn có quyền yêu cầu người xử lý dữ liệu cá nhân ngừng tiết lộ trừ khi có quy định khác của pháp luật và việc này phù hợp về mặt kỹ thật và không gây ra phí tổn cao bất hợp lý.
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm không được phép tiết lộ.
Theo Bá Đô (VNE)
Dịch Covid-19 kéo dài, doanh thu giảm mạnh, lao động lao đao Trong ngắn hạn, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là các ngành sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày, du lịch, dịch vụ, giao thông và xuất nhập khẩu... sẽ bị tác động mạnh. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ...