Covid-19: Trung Quốc hứng đợt bùng phát dữ dội, ngày chết chóc ở Indonesia
Trung Quốc đang chống chọi với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất từ tháng 3.2020, với một tỉnh ghi nhận số ca nhiễm mới/ngày cao kỷ lục, theo Reuters hôm nay 19.1.
Tính đến ngày 19.1 đã có hơn 26.500 người chết vì Covid-19 ở Indonesia . Ảnh REUTERS
Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc hôm nay thông báo đã ghi nhận 118 ca nhiễm Covid-19 trong ngày 18.1, tăng từ con số 109 của ngày trước đó và đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp số ca nhiễm mới ở mức trên 100.
Trong số ca nhiễm mới có 43 ca ở tỉnh Cát Lâm. Đây là số ca nhiễm mới/ngày cao kỷ lục đối với tỉnh đông bắc này của Trung Quốc, theo Reuters. Đợt bùng phát mới ở Cát Lâm do một người bán hàng đi từ tỉnh Hắc Long Giang về gây ra. Ngoài ra còn có 27 ca nhiễm mới ở Hắc Long Giang và 35 ca ở tỉnh Hà Bắc và 1 ca ở Bắc Kinh.
Hàng chục triệu người đã bị phong tỏa khi nhiều thành phố ở 3 tỉnh nói trên trải qua đợt xét nghiệm đại trà giữa lúc có lo ngại những ca nhiễm không có triệu chứng có thể lây lan cho người khác trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Giới chức Trung Quốc đã kêu gọi người dân tránh đi lại trong kỳ nghỉ tết và không đến những nơi tụ tập đông người.
Dịch Covid-19 cũng đang bùng phát mạnh ở Indonesia. Giới chức Indonesia hôm nay ghi nhận 308 ca Covid-19 tử vong, đánh dấu số người chết vì bệnh này/ngày cao kỷ lục và nâng tổng số ca tử vong lên 26.590 ca, theo Reuters. Giới chức Indonesia còn ghi nhận thêm 10.365 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lên 927.380 ca. Indonesia hiện là quốc gia có số ca nhiễm và số ca Covid-19 tử vong cao nhất ở Đông Nam Á.
Thân nhân nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX chỉ trích việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bay
Nhiều thân nhân của các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX ở Indonesia đã phản đối quyết định của Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) về việc chấm dứt cấm bay đối với dòng máy bay thương mại này. Theo họ, còn quá sớm để đưa ra quyết định trên.
Máy bay Boeing 737 MAX trong chuyến bay thử tại Seattle, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Aris Sugiono, người đã mất em gái và em rể trong vụ tai nạn, cho biết: "Nhà chức trách Mỹ không nên dỡ bỏ lệnh cấm bay một cách chóng vánh như vậy. Họ cần phải cân nhắc tới cảm xúc của gia đình các nạn nhân".
Cũng chia sẻ quan điểm trên, anh Anton Sahadi - người có hai người thân thiệt mạng trong chuyến bay xấu số trên - cho biết: "Như vậy là quá sớm. Đó không chỉ là các nạn nhân trong chuyến bay của hãng hàng không Lion Air mà còn cả các nạn nhân ở Ethiopia... Gia đình nạn nhân vẫn chưa thể lấy lại được 100% tinh thần sau cú sốc quá lớn này".
Theo thân nhân các nạn nhân, các khoản chi cho việc giải phóng mặt bằng còn được giải ngân nhanh hơn tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân. Thông tin trên trang web của Quỹ Đầu tư Cộng đồng của Boeing (BCIF), việc giải ngân quỹ hỗ trợ từ thiện cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ tai nạn máy bay sẽ được hoàn tất vào ngày 15/1/2021.
Ông Latief Nurbana - một công chức đã mất cậu con trai 24 tuổi trong vụ tai nạn chỉ trích rằng: "Tại sao giấy phép bay đã được cấp, trong khi việc bồi thường cho gia đình các nạn nhân vẫn chưa được giải quyết triệt để".
Những sự phản đối trên được đưa ra sau khi FAA ngày 18/11 đã cấp phép bay trở lại cho dòng máy bay 737 MAX của Boeing sau lệnh cấm bay kéo dài suốt 20 tháng qua đối với dòng máy bay này liên quan đến 2 thảm họa hàng không trong 2 năm 2018 và 2019.
Sáng kiến Kinh tế Xanh IORA thúc đẩy tăng trưởng bền vững Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu tại phiên thảo luận thứ 8 với chủ đề "Phát triển Hàng hải bền vững: Sức mạnh tương lai của đại dương" trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12, chuyên gia Ang Chin Hup - chuyên viên nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Hàng...