Covid-19: Triển vọng tăng trưởng các nước bạn hàng lớn của Việt Nam sẽ ra sao?
Báo cáo Đánh giá kinh tế Thường niên năm 2019 – ấn phẩm của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phần Triển vọng Kinh tế năm 2020 dự báo: Tăng trưởng toàn cầu năm 2020 sẽ khó khăn hơn trong điều kiện leo thang chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ, dịch COVID-19 bùng phát, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn và rủi ro tài chính gia tăng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Thêm vào đó tỷ lệ nợ cao và tăng trưởng năng suất chững lại cũng là một thách thức lớn cho nền kinh kế toàn cầu trong năm 2020, nhóm chuyên gia trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết.
Trong báo cáo về triển vọng kinh tế định kỳ, OECD cảnh báo rằng dịch COVID-19 hiện đang là mối đe dọa lớn nhất cho nền kinh tế thế giới kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung, cầu và thương mại hàng hóa dịch vụ trên toàn thế giới.
Tại Trung Quốc, các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh bao gồm hạn chế đi lại và cách ly đã dẫn đến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và sụt giảm mạnh của các hoạt động dịch vụ. Các lệnh phong tỏa, hạn chế thương mại hàng hóa và dịch vụ, và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như đóng cửa các nhà máy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và cầu nội địa của Trung Quốc.
Các hiệu ứng tiêu cực đến phần còn lại của thế giới cũng ngày càng rõ rệt thông qua các kênh du lịch, chuỗi cung ứng, thương mại hàng hóa và sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Trung Quốc hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa trung gian, đặc biệt là các mặt hàng như máy tính, điện tử, dược phầm và phương tiện giao thông, cũng như là nguồn cầu chính cho một số loại hàng hóa.
Sự đứt đoạn tạm thời trong chuỗi cung ứng có thể được bù đắp bằng hàng tồn kho nhưng mức độ hàng tồn kho mỏng và các nguồn cung ứng thay thế thì khó để tìm thấy đối với một số mặt hàng chuyên môn hóa. Đình trệ kéo dài của sản xuất Trung Quốc chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến khu vực và gia tăng khó khăn cho ngành sản xuất của rất nhiều các quốc gia. Sự lan tràn của dịch bệnh sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức… có thể đẩy nền kinh tế thế giới vào vòng suy thoái mới. OECD đã điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ ở mức 1.5% (OECD, 2020).
Ở các nền kinh tế lớn, hoạt động kinh tế cũng được dự báo là ảm đạm trong năm 2020 với sự suy giảm của hoạt động đầu tư và thương mại. Trung Quốc, do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ COVID-19, được dự báo tăng trưởng thậm chí ở mức dưới 5% (OECD, 2020). Các nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh và do mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc. Tại các nền kinh tế lớn này, chính sách tài khóa và tiền tệ hiện nay còn rất ít dư địa để hỗ trợ kinh tế.
Các nền kinh tế như Mỹ và Canada có thể sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn mặc dù các vấn đề như sụt giảm niềm tin, gián đoạn chuỗi sản xuất và cầu ngoại yếu sẽ giảm triển vọng tăng trưởng. Đối với các quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi khác thì ảnh hưởng từ dịch bệnh được cho là ít nghiêm trọng hơn các quốc gia trên nhưng vẫn chung kịch bản suy giảm nhẹ do sụt giảm niềm tin đầu tư và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Video đang HOT
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, tăng trưởng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được dự báo sẽ giảm nhẹ từ mức 5,8% trong năm 2019 xuống 5,7% trong năm 2020 và 5,6% trong giai đoạn 2021-2022 (WB, 2020). Tuy nhiên, đây là nhóm các quốc gia được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu dịch bệnh lan rộng và kéo dài.
Các điều kiện tài chính và tài khóa nới lỏng được kỳ vọng sẽ cân bằng ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, bất ổn thương mại, tăng trưởng chậm của các nền kinh tế lớn, dòng vốn đảo chiều và các vấn đề nội tại của các quốc gia.
Triển vọng tăng trưởng các nước bạn hàng lớn của Việt Nam
Dự báo tăng tưởng năm 2020 của Mỹ không được lạc quan ở mức 1,8% và 1,7% cho giai đoạn 2021-2022 (WB, 2020). Căng thẳng thương mại với Trung Quốc làm gia tăng chi phí thương mại, trong khi bất ổn về chính sách ảnh hưởng lên hoạt động đầu tư và làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Cũng giống như các nền kinh tế lớn khác, ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ đang còn yếu.
Nhóm chuyên gia trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, những hỗ trợ từ cắt giảm thuế và thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ được dự đoán sẽ giảm tác dụng trong thời gian tới. Trước tình hình dịch bệnh đang lan tràn, nền kinh tế bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định do mối liên hệ trong chuỗi sản xuất và bạn hàng thương mại với các nước chịu ảnh hưởng.
Đối với khu vực châu Âu, tăng trưởng trong năm 2020 được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống mức 1% trong năm 2020 và có thể phục hồi nhẹ lên mức 1,3% trong giai đoạn 2021-2022 nếu các vấn đề như chính sách hỗ trợ đạt được đồng thuận và quá trình Brexit kết thúc với ít tổn thất nhất. Tuy nhiên với tình hình dịch bùng phát ở Italia, Đức và Pháp, các nguy cơ đe dọa tăng trưởng kinh tế đang tăng kể và ảnh hưởng nghiêm trong đến kết quả kinh tế trong nửa đầu năm 2020.
Tại Hàn Quốc, trước khi dịch bùng phát và lan rộng, tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 của Hàn Quốc được dự báo ở mức 2,3% tăng nhẹ từ mức 2% trong năm 2019 do cầu trong nước và xuất khẩu mặc dù có cải thiện nhưng vẫn hạn chế (UN, 2020). Hiện nay nguy cơ lớn nhất đối với Hàn Quốc trong việc hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng chính là sự thất bại của chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh. Bệnh dịch lan rộng đã dẫn đến các gián đoạn trong sản xuất công nghiệp của quốc gia này.
Một loạt các quốc gia đã đưa ra các hạn chế đối với Hàn Quốc, công nghiệp du lịch và ngành dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh hưởng của dịch bệnh chắc chắn sẽ kéo lùi kinh tế Hàn Quốc và có thể khởi động chu kỳ suy thoái sâu. Một số rủi ro khác mà nền kinh tế này phải đối mặt bao gồm những căng thẳng thương mại trên thế giới (Mỹ – Trung, Brexit, Nhật Bản – Hàn Quốc).
Tại Nhật Bản, dự báo tăng trưởng kinh tế kể cả trước khi dịch bệnh xảy ra tăng trưởng kinh tế có thể giảm xuống 0,7% do tác động lên tiêu dùng từ tăng thuế VAT. Tăng trưởng trong giai đoạn 2021-22 ước đạt trung bình 0,5%. Tuy nhiên với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nguy cơ nền kinh tế Nhật Bản suy giảm dưới mức dự báo là rất lớn.
Với Trung Quốc, tăng trưởng trong giai đoạn tới được dự báo sẽ tiếp tục chậm lại. Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, WB dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc ở mức 5,9% trong năm 2020 và 5,8% năm 2021. Tuy nhiên, sau khi đại dịch bùng phát, OECD giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống mức 5% (OECD, 2020). Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc có mức tăng trưởng thấp hơn 6% kể từ 1990.
Trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Chính phủ đã đưa ra một loạt các quy định liên quan đến giao thông, dịch chuyển của lao động và giờ làm viêc trên toàn quốc khiến cho hoạt động sản xuất khó khăn. Ngoài chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh, Trung Quốc còn phải đối mặt với thách thức làm thế nào đạt được một thỏa thuận lâu dài về thương mại với Mỹ; trong khi đó phải tiếp tục dịch chuyển sang một mô hình tăng trưởng cân bằng hơn và giảm sự lệ thuộc vào nợ.
Triển vọng kinh tế ASEAN trong năm 2020 được dự báo sẽ lạc quan hơn. Các quốc gia trong khu vực vẫn tiếp tục duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng, từ đó thúc đẩy cầu nội địa. Nhu cầu trong nước tăng trưởng bền vững cũng sẽ bù đắp cho suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu. Tiêu dùng được hỗ trợ bởi mức thu nhập tăng, lạm phát thấp và dòng kiều hối được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng của khu vực này.
Tuy nhiên, nhóm nước ASEAN vẫn phải đối diện với một số thách thức và rủi ro. ASEAN có đường biên giáp với Trung Quốc và có mức độ phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc lớn. Với những diễn biến gần đây, các nước trong khối ASEAN bị ảnh hưởng không nhỏ về nguy cơ bệnh dịch xâm nhập và các tổn thất kinh tế do hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch bị đình trệ.
Bên cạnh đó, với độ mở kinh tế và sự phụ thuộc vào thương mại thế giới, căng thẳng thương mại đang diễn ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư của khu vực cũng như tạo ra các bất ổn cho tăng trưởng. Một nguy cơ khác cho sự phát triển của khối là biến đổi khí hậu, thiên tai và bệnh dịch, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đối tượng người nghèo ở các quốc gia này.
HHS: Ghi nhận kết quả từ bất động sản, lợi nhuận quý 4 vượt 100 tỷ đồng
Nguyên nhân chính HHS đạt mức lợi nhuận này do ghi nhận lợi nhuận từ dự án Pruksa Town và Hoàng Huy Riverside (được hợp tác đầu tư với TCH).
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) đã công bố báo cáo tài chính quý 4 năm 2019. Trong kỳ, doanh thu bán hàng của HHS đạt 215,6 tỷ đồng, tăng 127,6% vo với cùng kỳ. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế tăng vọt lên mức 105,6 tỷ đồng, tăng 243,9% so với cùng kỳ.
Điểm đáng chý nhất trong báo cáo của HHS kỳ này là mứ tăng trưởng và quy mô lợi nhuận tăng vọt lên 105,6 tỷ đồng. Đây là mức tăng rất cao so với mặt bằng lợi nhuận hàng quý của HHS sau hơn 3 năm kể từ những năm lợi nhuận tăng trưởng đột biến năm 2015.
Nguyên nhân chính HHS đạt mức lợi nhuận này do ghi nhận lợi nhuận từ dự án Pruksa Town và Hoàng Huy Riverside (được hợp tác đầu tư với TCH).
Theo báo cáo của HHS, tình hình tiêu thụ sản phẩm dự án Pruksa Town tại An Đồng, An Dương, Thành phố Hải Phòng là rất tốt. HHS đã hoàn thiện thi công và bán hết 2.150 căn hộ chung cư 3 tầng và nhà dịch vụ thương mại liền kề. 90 căn chung cư 5 tầng mới mở bán 20% cũng đã được mua hết.
Dự án Hoàng Huy Riverside do TCH làm chủ đầu tư với sự hợp tác của HHS đã hoàn thành và đã bàn giao một phần cho khách hàng nên được ghi nhận lợi nhuận trong năm 2019. HHS và TCH đã hợp tác đầu tư, khởi công dự án ven sông Hoàng Huy Riverside từ tháng 3 năm 2018. Dự án có quy mô hơn 300 căn biệt thự liền kề tại Thượng Lý, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng với tổng đầu tư trên 1.064 tỷ đồng. Lợi nhuận HHS được chia trong năm 2019 là hơn 60 tỷ đồng.
Kết thúc 2019, HHS đạt 592,4 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế đạt 236,5 tỷ đồng, vượt tiêu kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông giao từ đầu năm.
Có thể thấy, sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ trong lĩnh vực ô tô tải của HHS giai đoạn 2014-2016, Ban Lãnh đạo HHS đã dành gần 3 năm để tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo chiến lược xoay trục lĩnh vực mảng bất động sản. Tuy được đưa ra mục tiêu khá dè dặt và còn nhiều hoài nghi từ kỳ Đại hội cổ đông đầu năm 2018 nhưng giờ đây, khi mảng ô-tô tải DongFeng của HHS vẫn còn chưa hồi phục, lĩnh vực bất động sản đã thực sự đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho HHS.
Trường An
Theo Trí thức trẻ
Hòa Phát (HPG): LNST quý 4 tăng 9%, cả năm vượt 13% kế hoạch với 7.500 tỷ đồng So với năm 2018, doanh thu của Hòa Phát tăng gần 10.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận giảm 12%. Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố kết quả kinh doanh 2019 với doanh thu đạt 65.000 tỷ đồng - thấp hơn 5.000 tỷ so với kế hoạch và lợi nhuận sau thuế đạt 7.500 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch. Trong đó, nhóm...