COVID-19 trên thế giới tuần qua: Số ca mắc cao kỷ lục ở nhiều nước; Các quốc gia đẩy mạnh tiêm vaccine tăng cường
Trong vòng một tuần qua, tính từ ngày 17-24/7, thế giới chứng kiến các xu thế dịch bệnh đáng lo ngại tại các châu lục và khu vực. Số ca mắc mới tăng vọt trở lại, nhiều nơi ghi nhận số ca kỷ lục.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 8 giờ sáng 24/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 574.389.512 ca, trong đó có tổng cộng 6.402.006 người tử vong.
Trong vòng 1 tuần qua, thế giới ghi nhận 6.513.258 ca mắc mới. Số ca tử vong vì COVID-19 trong tuần là 13.269 ca (giảm 334 ca, tương đương 3% so với 1 tuần trước).
Tuần qua, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất (837.508 ca), đồng thời cũng là nước có số ca tử vong nhiều nhất thế giới (2.316 ca, giảm 10% so với tuần trước nữa).
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 512 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 35.700 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm, song có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia vẫn khá căng thẳng hơn so với các nước khác. Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng.
Thế giới cũng ghi nhận 3.558.492 trường hợp COVID-19 phục hồi trong quãng thời gian này. Trước xu thế dịch nguy cơ bùng phát trở lại, nhiều quốc gia đang tăng cường tiêm các mũi vaccine số 4 và số 5, đồng thời duy trì các biện pháp phòng dịch khác như đeo khẩu trang.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi di chuyển tại Nagoya, Nhật Bản ngày 20/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Số ca mắc COVID-19 lần đầu tiên vượt ngưỡng 200.000 ca/ngày tại Nhật Bản
Ngày 23/7, số ca mắc mới COVID-19 ở Nhật Bản lần đầu tiên đã vượt 200.000 ca, đánh dấu ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc cao kỷ lục trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 7 ở nước này chủ yếu do biến thể phụ BA.5 của Omicron.
Chính phủ Nhật Bản cho biết Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cùng ngày có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Việc số ca nhiễm mới tăng cao khiến hệ thống y tế ở nhiều địa phương rơi vào tình trạng căng thẳng, trong đó Okinawa là địa phương có hệ thống y tế căng thẳng nhất khi tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 ở đây đã lên tới 77%, cao nhất trong cả nước. Ngày 21/7, chính quyền Okinawa đã phải ban bố “tình trạng khẩn cấp về y tế” và đề nghị người dân không đi ra ngoài hoặc gặp gỡ người khác nếu họ có các triệu chứng mắc COVID-19 như sốt, ho và đau họng.
Theo Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) của Nhật Bản, BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,27 lần so với BA.2 – một dòng phụ khác của biến thể Omicron đã từng chiếm ưu thế ở Nhật Bản trước đó. BA.5 được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào cuối tháng 5/2022 trong quá trình kiểm dịch ở sân bay. Hiện nay, biến thể này đang chiếm hơn 90% ca nhiễm mới ở Nhật Bản và có thể sẽ thay thế hoàn toàn các biến thể khác vào đầu tháng tới. Tuy nhiên, cho tới nay, hầu như chưa có bằng chứng nào cho thấy BA.5 và BA.4 sẽ làm tăng số lượng ca bệnh nặng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi di chuyển tại Tokyo, Nhật Bản ngày 21/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Video đang HOT
Ngày 22/7, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản (MHLW) đã đề xuất triển khai chương trình tiêm mũi thứ 5 vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng có nguy biến chứng cao như người cao tuổi.
Đề xuất trên được bộ trên đưa ra trong cuộc họp của Hội đồng chuyên gia phòng chống dịch COVID-19. Loại vaccine được bộ này tính đến là vaccine đang được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược Pfizer/BioNTech, được xác định có hiệu quả đối với các biến thể phụ của Omicron và nhiều khả năng sẽ được thương mại hóa vào mùa Thu năm nay. Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết, việc thúc đẩy tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 5 mang lại kỳ vọng về hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nặng.
Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 và chỉ giới hạn đối tượng là những người cao tuổi, người có bệnh nền, hoặc những người được bác sỹ chuẩn đoán có nguy cơ biến chứng cao. Hai loại vaccine được sử dụng là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna.
Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/ TTXVN
New Zealand ghi nhận tuần có số ca tử vong vì COVID-19 cao kỷ lục
New Zealand đã ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao kỷ lục trong bối cảnh làn sóng mới lây nhiễm biến thể Omicron đang ảnh hưởng đến nhóm người cao tuổi.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế New Zealand, trong 7 ngày tính đến 16/7, số ca tử vong là 151 ca, cao hơn nhiều so với 115 ca vào tuần tồi tệ nhất trong làn sóng lây nhiễm trước đó hồi tháng 3. Trong 24 giờ qua, 26 người đã tử vong vì COVID-19, đều trên 60 tuổi. Biến thể dòng phụ BA.5 là biến thể chủ đạo trong làn sóng lây nhiễm hiện nay ở New Zealand, hiện đã làm 5,1 triệu người nhiễm. Nhà chức trách cho rằng còn nhiều ca mắc chưa thông báo.
Năm nay, chính phủ nước này đã từ bỏ chính sách “Không COVID” vì đa phần dân số đã được tiêm phòng. Dữ liệu của Bộ Y tế New Zealand cho thấy tỷ lệ nhập viện thấp hơn so với thời điểm đỉnh dịch tháng 3. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giáo dục Iona Holsted ngày 21/7 khuyến nghị các trường tiếp tục áp dụng quy định đeo khẩu trang khi trẻ em trở lại trường vào tuần tới sau kỳ nghỉ.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 18/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Nguy cơ các biến thể phụ của Omicron gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ 6 tại Hàn Quốc
Một số chuyên gia y tế Hàn Quốc đang thúc giục chính phủ áp đặt lại các biện pháp giãn cách xã hội ở mức độ nào đó trước khi tình hình lây nhiễm mới vượt khỏi tầm kiểm soát. Khuyến nghị được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới COVID019 do biến thể phụ BA.5 của Omicron đang gia tăng nhanh chóng, dù rằng chính phủ Hàn Quốc đã quyết định đảm bảo thêm 4.000 giường bệnh, cũng như tăng số lượng trung tâm xét nghiệm và phân phối các bộ dụng cụ tự xét nghiệm.
Số liệu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 21/7 ghi nhận thêm 71.170 ca mắc, trong đó có 320 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc lên 19.009.080 ca. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc mới hàng ngày ở trên ngưỡng 70.000 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 là 24.794 ca, tỷ lệ tử vong là 0,13%.
Giới chức Hàn Quốc dự báo làn sóng dịch bệnh hiện nay sẽ đạt đến đỉnh điểm trong khoảng từ ngày 15-31/8 tới với số ca mắc hàng ngày vượt ngưỡng 300.000 ca. Theo đó, KDCA dự kiến sẽ lập thêm 70 trung tâm xét nghiệm tạm thời trên cả nước, gồm 55 trung tâm ở khu vực thủ đô Seoul và mở rộng việc phân phối các bộ dụng cụ tự xét nghiệm tại các cửa hàng tiện lợi. Cơ quan này cũng bắt buộc người lao động làm việc tại các viện dưỡng lão phải thực hiện các xét nghiệm PCR hàng tuần.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Australia khuyến cáo người dân đeo khẩu trang trước làn sóng COVID-19 mới
Giới chức y tế Australia ngày 19/7 mạnh mẽ khuyến cáo người dân đeo khẩu trang tại các địa điểm trong nhà để phòng chống làn sóng dịch bệnh mới đang bùng phát trên khắp đất nước.
Giám đốc y tế liên bang Paul Kelly cho biết biến thể phụ BA.5 của Omicron có khả năng lây nhiễm và kháng vaccine cao hơn đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra một mối đe dọa mới nghiêm trọng về dịch bệnh.
Trong khi tiếp tục hối thúc người dân đi tiêm mũi vaccine thứ ba hoặc thứ tư nếu đủ điều kiện, ông Kelly kêu gọi mọi người đeo khẩu trang tại các địa điểm trong nhà, đặc biệt là các nơi đông người khó giữ được giãn cách, mặc dù điều này không phải là bắt buộc.
Giới chức y tế Australia nhận định làn sóng dịch bệnh thứ 3 hiện nay tại nước này mới chỉ bắt đầu và sẽ kéo dài khoảng 5 tuần nữa ở tất cả các địa phương trên cả nước, tiếp tục gây ra sức ép rất lớn lên các bệnh viện do phải tiếp nhận số bệnh nhân ngày càng tăng trong khi nhiều nhân viên y tế mắc bệnh phải nghỉ ốm.
Số liệu mới nhất cho thấy, hơn 300.000 ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận trên khắp Australia trong tuần qua, trong khi số ca phải nhập viện đang tiến dần đến mức cao nhất hồi tháng 1 năm nay, với hơn 5.000 trường hợp. Bộ trưởng Y tế nước này Mark Butler cho rằng số ca nhiễm mới ghi nhận thực tế hằng ngày còn có khả năng cao gấp 2 lần con số thống kê được.
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến với nhóm cố vấn kinh tế tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 22/7/2022, sau khi ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ đối mặt với khủng hoảng sức khỏe từ trước đại dịch COVID-19
Theo một báo cáo đăng trên tờ The Atlantic mới đây, Mỹ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng người Mỹ vẫn có tuổi thọ trung bình ngắn hơn, trong khi tỷ lệ mắc bệnh mãn tính và tử vong bà mẹ cao hơn và tỷ lệ bác sĩ trên đầu người thấp hơn.
Báo cáo dẫn kết quả nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy kể từ những năm 1980 của thế kỷ trước, Mỹ bắt đầu tụt hậu so với Canada, Nhật Bản và 16 quốc gia Tây Âu trong giai đoạn so sánh tỷ lệ tử vong của các nước giai đoạn 1933-2021. Nhà dịch tễ học Jacob Bor tại Trường Y tế Công cộng Đại học Boston cho rằng chỉ cần tiến bộ y tế của Mỹ ở mức tương đương các quốc gia phát triển khác, nước này hoàn toàn có thể ngăn chặn 30% số ca tử vong trong năm 2021, trong đó có 50% số ca tử vong ở người trong độ tuổi lao động.
Báo cáo cũng bác bỏ những nhận định cho rằng nước Mỹ chỉ chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc khủng hoảng dịch COVID-19. Theo báo cáo, Mỹ đã trải qua những đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số những nước công nghiệp phát triển, với số ca tử vong “cao chưa từng thấy” và độ tuổi của các ca tử vong thấp chưa từng thấy./.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày 16/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Thượng Hải, Macau tại Trung Quốc đẩy mạnh xét nghiệm COVID-19 diện rộng
Ngày 18/7, chính quyền thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết sẽ đề nghị người dân tại 9 quận và một số khu vực nhỏ hơn xét nghiệm COVID-19 từ ngày 19-21/7 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Theo đó, người dân 9 quận, trong đó có quận Từ Hối (Xuhui), Tĩnh An (Jingan) và Hoàng Phố (Huangpu), sẽ phải thực hiện xét nghiệm 2 lần trong thời gian 3 ngày nói trên.
Số liệu của nhà chức trách Thượng Hải cho thấy ngày 17/7 thành phố đông dân nhất Trung Quốc – với 25 triệu người – ghi nhận 14 ca mắc mới COVID-19 không triệu chứng trong cộng đồng, giảm so với 24 ca trong ngày 16/7. Số ca có triệu chứng trong cộng đồng ghi nhận ngày 17/7 là 3 ca, tăng 1 ca so với ngày trước đó. Thượng Hải không ghi nhận thêm ca tử vong do COVID-19 trong ngày 17/7, tương tự ngày 16/7.
Cùng ngày 18/7, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Macau đã tiến hành đợt xét nghiệm diện rộng COVID-19 lần thứ 11 nhằm ứng phó làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron hiện nay. Hơn 600.000 cư dân Macau được yêu cầu xét nghiệm PCR ít nhất 2 lần trong tuần này, xen kẽ các xét nghiệm kháng nguyên nhanh.
Nắng nóng ngột ngạt, dân Mỹ lo hóa đơn tiền điện tăng vọt
Một tuần lễ ngột ngạt ở thành phố New York đang gây ảnh hưởng đến mọi tầng lớp cư dân, đồng thời làm dấy lên lo ngại về các hóa đơn mà họ phải chi trả.
Người dân New York đang than thở về việc sức nóng khủng khiếp ở châu Âu và miền Nam Hoa Kỳ cuối cùng cũng xuất hiện ở nơi họ sống. Nhiệt độ tại khu vực có thể lên tới 37 độ C trong ngày 24/7, mức cao kỷ lục ở địa phương.
Tại một trường học, trẻ em được phát cho các túi nước đá để đối phó với nắng nóng. Hai sĩ quan cảnh sát, Shaq Richardson và John Lovett, cho hay, chiếc xe tuần tra có máy lạnh giúp giảm bớt một phần cái nóng trong ca làm việc kéo dài 10 giờ của họ, nhưng chưa đủ. "Bạn liên tục đổ mồ hôi", Lovett nói.
Mùa hè đang trở nên ngột ngạt với nhiệt độ cao ở nhiều nơi tại nước Mỹ. (Ảnh minh họa)
Nhân viên bảo vệ tên David nói, anh chỉ mong được ra bãi biển. Người này cho rằng, dù muốn chạy máy điều hòa nhiệt độ ở nhà cả ngày cũng phải suy nghĩ kĩ khi cân nhắc hóa đơn tiền điện vào cuối mùa hè.
Con Edison, công ty cung cấp năng lượng cho khoảng 10 triệu người sống ở thành phố New York và Westchester, ước tính, hóa đơn tiền điện trong mùa hè này sẽ cao hơn 11-15% so với năm 2021.
Ngoài New York, tình trạng nhiệt độ tăng cao còn kéo dài trên khắp khu vực Great Plains và Texas. Hàng loạt đám cháy ở California đã thiêu rụi nhiều nhà cửa. Ở các nơi khác trên thế giới như Anh đang có nhiệt độ nóng nhất từ trước đến nay, còn Pháp và Tây Ban Nha cũng đang chiến đấu với những trận cháy rừng chết người.
Gustavo Ajche, nhân viên giao hàng của Grubhub, người làm nhiệm vụ trong giờ ăn trưa cao điểm từ 11h đến 15h, thời điểm nóng nhất trong ngày, thông tin, nhân viên cần mang theo nhiều áo phông và thay quần áo thường xuyên vì họ đổ nhiều mồ hôi. Ajche nói, anh và các đồng nghiệp của mình rất biết ơn chủ nhà hàng đã cung cấp nước miễn phí cho họ.
"Bão và thời tiết điên cuồng là những gì khiến nhân viên giao hàng trở nên rất cần thiết", anh nói thêm.
Các quan chức thành phố chỉ ra rằng, những ngày hè có thể là niềm vui đối với một số người nhưng nhiệt độ cũng có thể gây chết người. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, từ năm 1979 đến năm 2018, 11.000 người ở Mỹ đã chết vì nắng nóng. Từ năm 2010 đến 2019, trong số 100 người New York chết mỗi năm tại những ngôi nhà nóng bức, hơn 80% không có điều hòa hoặc điều hòa không chạy.
New York đang cung cấp các trung tâm làm mát tại các thư viện công cộng, trung tâm cộng đồng, các cơ sở của cơ quan quản lý nhà ở thành phố và người dân có thể tìm thấy những nơi này thông qua công cụ trên trang web.
Kinh đô sòng bạc châu Á sắp mở cửa lại Sau 12 ngày đóng cửa, các sòng bạc ở Macau (Trung Quốc) chuẩn bị được hoạt động trở lại. Dù vậy, nhiều loại hình kinh doanh khác ở Macau tiếp tục bị đóng cửa. Macau sẽ mở cửa trở lại các casino tại thành phố từ 23/7, nhà chức trách thành phố ngày 20/7 xác nhận. Đây là một trong những bước đi...