COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus

Theo dõi VGT trên

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.100 ca tử vong.

Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 497 triệu ca, trong đó trên 6,19 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 1
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (205.289 ca), Đức (169.454 ca) và Pháp (148.768 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (373 ca), Anh (347 ca) và Đức (336 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 82 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 661.000 ca tử vong.

Australia ghi nhận các ca nhiễm biến thể DeltacronOmicron tái tổ hợp

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 2
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: THX/TTXVN

Các ca nhiễm biến thể Deltacron và Omicron tái tổ hợp đã được phát hiện ở bang New South Wales (NSW), Australia, trong khi các chuyên gia cho biết chưa có bằng chứng nào về việc các biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 tránh được vaccine hoặc gây bệnh nặng hơn.

Dữ liệu từ báo cáo COVID-19 hàng tuần của Bộ Y tế bang NSW cho thấy địa phương này đã ghi nhận hai ca được gọi là “tái tổ hợp”, bao gồm một ca nhiễm Deltacron – kết hợp giữa hai biến thể Delta và Omicron – và một ca nhiễm kết hợp hai biến thể phụ BA.1 và BA.2 của Omicron .

Giới chức y tế Australia đang theo dõi các trường hợp tái tổ hợp xảy ra khi hai chủng virus riêng hợp nhất thành một chủng mới.

Theo Giáo sư Dominic Dwyer thuộc Bộ Y tế bang NSW, cần thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định liệu phiên bản kết hợp của hai biến thể phụ BA.1 và BA.2 của Omicron được phát hiện ở bang NSW có phải là phiên bản XE đã được phát hiện ở Anh trong thời gian gần đây hay không, do có nhiều phiên bản tái tổ hợp khác đã được phát hiện trên khắp thế giới. Mặt khác, cũng cần có thêm thời gian để xem các phiên bản tái tổ hợp này có khả năng lây lan hay không hay chỉ xuất hiện một lần.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể XE có thể lây truyền nhiều hơn 10% so với Omicron.

Trong khi đó, Giáo sư William Rawlinson, một nhà virus học của Đại học NSW, cho biết những người bị nhiễm biến thể tái tổ hợp ở nước ngoài cho đến nay không có có các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Hiện biến thể phụ BA.2 mới của biến thể Omicron, hay còn gọi là biến thể “Omicron tàng hình”, đang chiếm ưu thế ở bang NSW.

Báo cáo giám sát hàng tuần công bố hôm 2/4 cho biết 95% ca dương tính với COVID-19 được các phòng thí nghiệm bệnh lý của bang giải trình tự gien quyết là nhiễm BA.2.

CH Séc phát hiện ca nhiễm biến thể XE

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 3
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Praha, CH Séc ngày 26/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Viện Y tế Công cộng CH Séc (SZÚ) thông báo việc thu giữ mẫu trong Phòng Thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia (NRL) xác nhận sự xuất hiện của một biến thể XE, kết hợp của biến thể phụ BA.1 và BA.2 của Omicron dễ lây lan hơn 10% so với biến thể Omicron ban đầu.

Giám đốc NRL Helena Ji”5;incová cho biết một phụ nữ ở Praha đã đến xét nghiệm PCR một cách ngẫu nhiên, không do chỉ định của bác sĩ. Kết quả xét nghiệm cho thấy người này dương tính với biến thể XE.

Video đang HOT

Bà Helena Ji”5;incová nêu rõ: “Biến thể tái tổ hợp phát sinh khi một người bị nhiễm hai hoặc nhiều biến thể virus cùng một lúc, do đó truyền và trộn thông tin di truyền giữa các biến thể virus trong cơ thể vật chủ. Những đột biến như vậy đã xảy ra nhiều lần trong một đại dịch. Sự tái tổ hợp tương tự cũng xảy ra với các bệnh nhiễm virus khác, bao gồm cả bệnh cúm”.

Cho đến nay có khoảng 470 mẫu XE được xác nhận bằng giải trình tự toàn bộ gene từ 5 quốc gia trong cơ sở dữ liệu quốc tế, đặc biệt quan tâm đến việc điều tra chi tiết hơn về bộ gene của virus SARS-CoV-2. Phần lớn các mẫu đến từ Vương quốc Anh, 3 mẫu từ Mỹ và các mẫu từ Ireland, Đan Mạch và CH Séc.

Gần 50% trẻ em ở Hàn Quốc đã mắc COVID-19

Ngày 8/4, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết đến nay, số ca mắc COVID-19 ở nhóm trẻ từ 0-9 tuổi là 1.846.489 ca, chiếm 49,9% dân số nhóm tuổi này. Số ca mắc ở thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi là 1.991.775 ca, tương đương 42,4% dân số thuộc cùng nhóm tuổi.

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Seoul, Hàn Quốc ngày 31/3/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

KDCA cũng cho biết tỷ lệ mắc COVID-19 ở nhóm tuổi 20 là 32.195 ca/100.000 người, nhóm tuổi 30 là 32.453 ca/100.000 người, nhóm tuổi 40 là 28.070 ca, nhóm tuổi 50 là 20.709 ca, nhóm tuổi 60 là 20.379 ca, nhóm tuổi 70 và 80 lần lượt là 17.972 ca và 19.302 ca/100.000 người, xu hướng giảm dần theo độ tuổi.

Giới chức y tế Hàn Quốc giải thích trẻ nhỏ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao do hệ miễn dịch yếu hơn so với các nhóm tuổi khác. Ngoài ra, đây là độ tuổi cần được chăm sóc nên gia đình và người thân thường xuyên tiếp xúc, mức độ tiếp xúc càng tăng khi trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo.

Làn sóng lây nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc đang có chiều hướng giảm mạnh và giới chức nước này đang cân nhắc hạ cấp độ dịch bệnh để quản lý theo mức độ thông thường.

KDCA cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc trong ngày 8/4 là khoảng 200.000 ca, đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp ở mức này trong bối cảnh chính quyền nới lỏng thêm nhiều quy định về giãn cách trong phòng dịch. Theo đó, Hàn Quốc ghi nhận 205.333 ca mắc mới, trong đó có 31 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc kể từ đầu dịch lên 14.983.694 ca.

Cơ quan y tế Hàn Quốc cũng thông báo thêm 373 ca tử vong do COVID-19 trong ngày, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh lên 18.754 ca. Tỷ lệ tử vong là 0,13%. Số bệnh nhân nặng hiện đang điều trị là 1.093 người.

Thái Lan chưa bỏ yêu cầu xét nghiệm RT-PCR đối với khách nước ngoài

Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã lùi thời hạn đưa ra quyết định ngừng yêu cầu du khách nước ngoài nhập cảnh phải có xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR cho tới sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran từ 13-15/4.

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 5
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

CCSA triệu tập cuộc họp ngày 8/4 chủ yếu nhằm xem xét đề xuất của Bộ Y tế Thái Lan, trong đó nhắc lại đề nghị của các nhà điều hành du lịch và khách sạn về việc chấm dứt xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR đối với du khách nước ngoài nhằm khôi phục ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch. CCSA cho biết việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế để hỗ trợ ngành “công nghiệp không khói” đang gặp khó khăn sẽ phụ thuộc vào đánh giá về tình hình COVID-19 sau kỳ nghỉ lễ Songkran kéo dài vào tuần tới.

Phát biểu sau cuộc họp do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chủ trì, người phát ngôn CCSA, ông Taweesilp Wisanuyothin, nêu rõ trung tâm này đã nhất trí trên nguyên tắc cần triển khai các biện pháp thân thiện hơn nhằm thu hút khách du lịch, nhưng chưa thông qua tại cuộc họp ngày 8/4 các biện pháp dự kiến sẽ được áp dụng vào tháng 5 tới.

Theo ông Taweesilp, Thủ tướng Prayut muốn đánh giá tình hình lây nhiễm sau kỳ nghỉ Songkran. Ngoài ra, tỷ lệ lây nhiễm trong du khách nhập cảnh Thái Lan từ đầu tháng này cũng là một yếu tố sẽ được cân nhắc.

Kể từ ngày 1/4 vừa qua, du khách nước ngoài đến Thái Lan bằng đường hàng không đã được miễn xét nghiệm RT-PCR trước khi khởi hành, nhưng vẫn phải thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp này sau khi nhập cảnh. CCSA cho biết khoảng 470.000 lượt khách nước ngoài đã đến Thái Lan trong quý đầu tiên của năm nay, vượt qua tổng số 420.000 lượt của năm ngoái.

Người phát ngôn CCSA thừa nhận các biện pháp hiện nay không cho phép Thái Lan cạnh tranh với những nước khác cũng đang dựa vào chi tiêu của du khách nước ngoài. Ông Taweesilp cho biết cuộc họp toàn thể tiếp theo của CCSA sau kỳ nghỉ Songkran sẽ quyết định thời điểm dỡ bỏ thêm những hạn chế. Những thay đổi dự kiến được lên kế hoạch cho tháng tới bao gồm đơn giản hóa các thủ tục đăng ký thẻ nhập cảnh Thái Lan (Thailand Pass), thời gian cách ly ngắn hơn và giảm yêu cầu hạn mức chi trả bảo hiểm y tế.

Về tình hình dịch COVID-19 ở Thái Lan, số liệu cập nhật sáng 8/4 cho thấy trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận thêm 25.140 ca mắc mới và 89 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca mắc từ đầu dịch tới nay lên 3.833.048 ca, trong đó có 25.877 ca tử vong.

Trước đó, Bộ Y tế Thái Lan dự báo số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày có thể lên tới 50.000 vào ngày 19/4, bốn ngày sau lễ Songkran, nếu các các biện pháp phòng dịch bổ sung không được thực hiện.

Ấn Độ tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ dân số trưởng thành

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 6
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 8/4, Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, khoảng 9 tháng sau khi họ tiêm mũi 2 vaccine ngừa COVID-19.

Thông báo của chính phủ nêu rõ việc tiêm mũi tăng cường sẽ được triển khai từ ngày 10/4 và được thực hiện qua các trung tâm tiêm chủng tư nhân. Cho đến nay, mới chỉ có các nhân viên tuyến đầu và những người trên 60 tuổi mới được tiêm mũi tăng cường tại Ấn Độ.

Thượng Hải (Trung Quốc) nâng cấp hạ tầng cơ sở y tế chống dịch COVID-19

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 8/4, giới chức thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) khẳng định chính quyền đang và sẽ tiếp tục xây dựng thêm các bệnh viện dã chiến nhằm tăng cường năng lực điều trị COVID-19 cho bệnh nhân trong bối cảnh làn sóng dịch do biến thể Omicron lan rộng tại đây.

Theo đó, 4 bệnh viện dã chiến cấp thành phố, trong đó có 3 bệnh viện tại quận Phố Đông, đã được đưa vào sử dụng trong ngày 8/4. Với tổng diện tích 500.000 m2, 4 bệnh viện dã chiến trên có khả năng cung cấp 38.000 giường bệnh. Một bệnh viện dã chiến đang được hoàn thiện tại Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc gia sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 9/4. Được xây dựng trên diện tích gần 600.000 m2 với công suất 50.000 giường, đây sẽ là cơ sở y tế dã chiến lớn nhất tại Thượng Hải.

ADVERTISING

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 8
X

Theo công ty viễn thông China Telecom chi nhánh Thượng Hải, bệnh viện dã chiến tại Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc gia sẽ được trang bị mạng 4G, 5G, dịch vụ băng thông rộng cáp quang và WiFi, qua đó cho phép các robot khử trùng và giao hàng hoạt động hỗ trợ nhân viên y tế. Hiện các bệnh viện dã chiến tại Thượng Hải có tổng công suất là 21.000 giường bệnh và thành phố đang xây dựng thêm nhiều bệnh viện khác với công suất 20.000 giường bệnh.

Ngày 7/4, Thượng Hải ghi nhận 824 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 20.398 ca mắc không triệu chứng.

Đức lo ngại làn sóng lây nhiễm mới

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Đức, Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach cho rằng dự thảo yêu cầu tiêm phòng COVID-19 cho người lớn tuổi không thông qua được có nguy cơ dẫn đến làn sóng lây nhiễm mới vào mùa Thu và nước này khó có khả năng nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế.

Trả lời phỏng vấn, Bộ trưởng Lauterbach nhấn mạnh ông sẽ tiếp tục nỗ lực để ban hành quy định tiêm phòng bắt buộc. Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Quốc hội Đức đã bác đề xuất bắt buộc những người trên 60 tuổi phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây có thể coi là một thất bại đối với Thủ tướng Olaf Scholz – người ủng hộ mạnh mẽ dự luật này – và Bộ trưởng Y tế Lauterbach.

Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, Bộ trưởng Lauterbach đã kêu gọi liên đảng CDU/CSU ủng hộ để cuộc chiến chống đại dịch đạt kết quả tốt hơn. Theo ông, quy định tiêm chủng bắt buộc sẽ giúp tăng tốc chiến dịch tiêm chủng đang khá chậm chạp hiện nay. Bộ trưởng cũng bác bỏ quan điểm rằng tiêm chủng bắt buộc là không cần thiết vì biến thể Omicron ít nguy hiểm hơn. Ông khẳng định biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn vì nhiều người đã được tiêm chủng, trong khi thực tế vẫn có “200 đến 300 người tử vong mỗi ngày”. Tiêm chủng bắt buộc sẽ ngăn ngừa 90% trường hợp tử vong.

WHO: Hơn 2/3 dân số châu Phi có thể đã mắc COVID-19

COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Thêm 3.100 ca tử vong; Gần 50% trẻ em Hàn Quốc đã nhiễm virus - Hình 10
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Addis Ababa, Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 7/4, hơn 2/3 dân số ở châu Phi có thể đã mắc COVID-19, cao hơn khoảng 97 lần so với con số công bố chính thức.

Các xét nghiệm thực hiện tại phòng thí nghiệm đã phát hiện 11,5 triệu ca mắc COVID-19 và 252.000 ca tử vong trên toàn lục địa Đen. Theo báo cáo, tính đến tháng 9/2021, khoảng 800 triệu người tại châu lục này có thể đã mắc COVID-19.

Giám đốc WHO khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti cho biết nghiên cứu này vẫn đang cần được giới chuyên gia đánh giá, cho thấy con số mắc COVID-19 được các nước công bố chính thức có thể chỉ là một phần rất nhỏ trong quy mô lây nhiễm thực tế. Bà cho biết nghiên cứu cho thấy số ca mắc COVID-19 thực sự tại châu Phi có thể cao hơn tới 97 lần so với con số công bố. Điều này cho thấy hơn 2/3 dân số châu Phi đã mắc COVID-19.

Báo cáo của WHO đã phân tích hơn 150 nghiên cứu đăng tải từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2021. Kết quả cho thấy số ca mắc đã tăng từ chỉ 3% vào tháng 6/2020 lên tới 65% đến tháng 9/2021. Bà Moeti nói: “Điều này cho thấy đến tháng 9/2021, số ca mắc COVID-19 thực sự là 800 triệu người chứ không phải 8,2 triệu người như đã được công bố”.

Do việc tiếp cận các cơ sở xét nghiệm tại châu Phi bị hạn chế, nên nhiều ca nhiễm không được phát hiện bởi các xét nghiệm chủ yếu được thực hiện ở bệnh viện đối với các bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng và những du khách cần có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

Theo bà Moeti, việc đưa ra con số chính xác về số ca mắc ở châu lục này là khó khăn bởi 67% người dân châu lục này mắc bệnh mà không có biểu hiện triệu chứng.

WHO hồi năm ngoái cảnh báo rằng cứ 7 ca mắc COVID-19 ở châu Phi thì có 6 ca không phát hiện được. Phần lớn số ca mắc được ghi nhận ở Nam Phi, với hơn 3,7 triệu ca. Thậm chí, số ca tử vong do COVID-19 mà Nam Phi công bố được cho là thấp hơn nhiều so với số ca tử vong thực sự. Theo dữ liệu mới nhất của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi, số ca tử vong thực sự ở Nam Phi có thể là 303.969 ca từ ngày 3/5/2020 đến ngày 2/4/2022, tăng gấp ba so với con số công bố là 100.075 ca từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.

Thế giới ghi nhận 491,1 triệu ca mắc, 6,1 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 21h30 ngày 3/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 491.173.295 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.175.163 ca tử vong.

Số bệnh nhân đã bình phục là 426.035.754 người, trong khi vẫn còn 56.092 bệnh nhân đang phải điều trị tích cực.

Thế giới ghi nhận 491,1 triệu ca mắc, 6,1 triệu ca tử vong do COVID-19 - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 81.826.371 ca mắc và 1.008.159 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới với 43.028.131 ca. Tuy nhiên, Brazil có số ca tử vong cao thứ hai thế giới với 660.192 ca. Trong số 5 quốc gia đứng đầu danh sách có số ca mắc cao nhất, 2 nước còn lại là Pháp với 25.895.586 ca và Đức 21.588.614 ca.

Trung Quốc ngày 2/4 ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất từ trước đến nay, với 13.146 ca. Trong số các ca mắc mới ghi nhận được, có 1.455 ca có triệu chứng và 11.691 ca không có triệu chứng. Trung Quốc không ghi nhận bất cứ ca tử vong nào. Làn sóng dịch hiện nay do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đã xuất hiện tại hàng chục tỉnh thành của nước này.

Thành phố Thượng Hải đông dân nhất Trung Quốc đã tiến hành xét nghiệm nhanh COVID-19 trên toàn thành phố trong ngày 3/4 và sẽ xét nghiệm acid nucleic ngày 4/4 trong nỗ lực ngăn chặn sự tái bùng phát dịch COVID-19 gần đây. Chính quyền thành phố cho biết các biện pháp này nhằm loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ tiềm ẩn, cắt đứt chuỗi lây truyền, hạn chế sự lây lan của virus và đạt được mục tiêu "Không COVID" (Zero COVID) càng sớm càng tốt.

Cảng Thượng Hải vẫn hoạt động bình thường và không có tình trạng tắc nghẽn tàu vận chuyển container trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ở thành phố này. Có tổng cộng 52 tàu đang chờ bốc xếp tại cảng, trong đó có 9 tàu chở container.

Trong khi đó, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã mời tất cả người dân sống ở Hong Kong làm xét nghiệm nhanh COVID-19 trong giai đoạn 3 ngày từ 8-10/4. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết cuộc xét nghiệm dựa trên tinh thần tự nguyện này không phải là sự thay thế cho kế hoạch trước đó về xét nghiệm toàn thành phố mà nhằm đánh giá tình hình lây nhiễm dịch và xác định thời điểm tốt nhất cho xét nghiệm diện rộng.

Chính quyền Hong Kong cũng đã bắt đầu phân phát các túi hỗ trợ phòng dịch, trong đó mỗi túi có 20 kit xét nghiệm nhanh, đến các hộ gia đình. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga kêu gọi mọi người làm xét nghiệm nhanh và báo kết quả trong vòng 24 giờ nếu dương tính. Ngày 2/4, Hong Kong ghi nhận 2.286 ca mới thông qua xét nghiệm acid nucleic và 2.189 ca khác qua tự xét nghiệm nhanh.

Tại Nhật Bản, dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Theo số liệu báo cáo của Chính phủ Nhật Bản về tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 2/4, nước này đang chứng kiến sự gia tăng trở lại các ca nhiễm mới tại hầu hết các địa phương. Trong khi đó, các chuyên gia y tế nước cảnh báo nước này đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới.

Báo cáo mới nhất của Chính phủ Nhật Bản cho biết chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi Nhật Bản gỡ bỏ các biện pháp ứng phó dịch bệnh khẩn cấp cùng với một các biện pháp hạn chế khác, trong tuần qua, số ca mắc COVID-19 đã gia tăng tại 44 trong tổng số 47 tỉnh của nước này. Ngày 2/4, Nhật Bản ghi nhận 48.825 ca mắc mới, tăng 1.500 ca so với tuần trước đó do sự lây lan mạnh của "biến thể tàng hình" BA.2 của Omicron.

Tại Nam Phi, Tiến sĩ Ridhwaan Suliman thuộc Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ (CSIR) của nước này nhận định một biến thể mới với tên gọi Deltacron (sự kết hợp giữa biến thể Delta và Omicron) đã xuất hiện tại Nam Phi và có thể sẽ gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5 tới ở nước này.

Bên cạnh việc khuyến khích những người mắc bệnh nền tiêm nhắc lại, ông Suliman cũng cho rằng Nam Phi hiện đã có mức độ miễn dịch dân số cao, khi các nghiên cứu gần đây cho thấy 68% - 80% người dân có khả năng miễn dịch.

Cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nam Phi kêu gọi người dân tiếp tục duy trì tinh thần cảnh giác vì dịch COVID-19 vẫn chưa bị "đánh bại", đồng thời khuyến khích tất cả những người trên 12 tuổi tiêm chủng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoàiCanada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài
19:46:49 18/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025
Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTokTòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok
15:03:58 18/01/2025
Australia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn côngAustralia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn công
03:59:19 19/01/2025

Tin đang nóng

Chó pitbull cắn tử vong bé trai 8 tuổi, nhân chứng cố giải cứu trong tuyệt vọng: Hiện trường gây ám ảnh!Chó pitbull cắn tử vong bé trai 8 tuổi, nhân chứng cố giải cứu trong tuyệt vọng: Hiện trường gây ám ảnh!
13:17:21 20/01/2025
Vụ Thiên An hé lộ mang thai 3 lần gây bùng nổ MXH: Dân mạng phẫn nộ, phía Jack có phản ứng lạVụ Thiên An hé lộ mang thai 3 lần gây bùng nổ MXH: Dân mạng phẫn nộ, phía Jack có phản ứng lạ
10:39:21 20/01/2025
Một nam rapper phẫn nộ sau bài đăng của Thiên An: "Làm con người đừng ai sống như vậy"Một nam rapper phẫn nộ sau bài đăng của Thiên An: "Làm con người đừng ai sống như vậy"
10:05:06 20/01/2025
Song Hye Kyo lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, Song Joong Ki có mơ cũng không thể với tớiSong Hye Kyo lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, Song Joong Ki có mơ cũng không thể với tới
12:27:21 20/01/2025
Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú YênNgắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên
10:59:07 20/01/2025
Phòng vé Việt ảm đạm chưa từng thấy trước mùa phim Tết 2025Phòng vé Việt ảm đạm chưa từng thấy trước mùa phim Tết 2025
10:36:19 20/01/2025
Cuộc trò chuyện căng đét giữa mẹ tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz và bà cả: "Bà nghĩ ai mới là người đau khổ hơn?"Cuộc trò chuyện căng đét giữa mẹ tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz và bà cả: "Bà nghĩ ai mới là người đau khổ hơn?"
10:00:29 20/01/2025
Bác giúp việc về quê một tuần, vừa lên nhà chủ thì quỳ xuống, khóc lóc xin 200 triệuBác giúp việc về quê một tuần, vừa lên nhà chủ thì quỳ xuống, khóc lóc xin 200 triệu
10:56:22 20/01/2025

Tin mới nhất

Nga không kích điểm tập trung quân của Ukraine bằng bom thông minh

Nga không kích điểm tập trung quân của Ukraine bằng bom thông minh

14:03:44 20/01/2025
Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong số các mục tiêu bị tấn công có Cục thiết kế Luch, nơi đang thiết kế và sản xuất tên lửa dẫn đường tầm xa Neptune và tên lửa MLRS Olkha .
Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

09:24:40 20/01/2025
Trong không khí vui tươi, sôi nổi và đoàn kết, các sinh viên, khách mời của cả Việt Nam, Campuchia đã cùng nhau biểu diễn, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu và tình hữu nghị giữa thế...
Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

09:10:23 20/01/2025
Mặc dù đã quyết định sơ tán toàn bộ dân làng bị ảnh hưởng, nhưng tính đến ngày 19/1, chính quyền địa phương chỉ sơ tán được 517 người. Nhiều người từ chối sơ tán, với lý do họ đã quen với việc núi lửa phun trào và đang trong mùa thu hoạ...
Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

08:09:02 20/01/2025
Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo cũng thông báo đang phối hợp với Chính phủ Venezuela để nước láng giềng tiếp nhận những người bỏ chạy và cảm ơn Caracas vì những sự trợ giúp.
Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

08:08:42 20/01/2025
Ông Waltz, cựu nghị sĩ và là cựu binh từng tham gia hai đợt chiến đấu tại Afghanistan, đã đưa ra phát biểu nêu trên chỉ vài giờ sau khi một lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực tại vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá.
Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

08:07:08 20/01/2025
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin thông báo rằng cáp điện ngầm Norbalt nối Thụy Điển với Litva cũng có khả năng bị tàu Yi Peng 3 cố ý phá hoại. Con tàu hiện đang di chuyển qua Biển Đỏ.
Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

07:58:54 20/01/2025
Ngoài nghị sĩ Ahn Gyu Bach, Chương trình Xuân Quê hương 2025 còn có sự tham dự của lãnh đạo thành phố Seoul; lãnh đạo các hội hữu nghị Hàn - Việt, tập thể Đại sứ quán Lào tại Hàn Quốc cùng hơn 500 người Việt, bạn bè, doanh nghiệp Hàn Qu...
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

07:52:53 20/01/2025
Chuyến thăm Ấn Độ có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 4 hoặc vào mùa thu năm nay. Cũng có khả năng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ được ông Trump mời đến Nhà Trắng trong mùa xuân này.
Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

07:48:42 20/01/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại địa bàn, đặc biệt là chi nhánh công ty Metfone tại các tỉnh, đã đồng hành với Tổng lãnh sự quán trong công tác hỗ trợ cộng đồng.
Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

07:42:02 20/01/2025
Quốc gia này hiện nắm giữ nhiều kỷ lục Guinness thế giới, bao gồm mạng lưới lưu trữ nước uống lớn nhất với công suất 8,9 triệu mét khối/ngày và cơ sở lưu trữ nước uống lớn nhất tại Riyadh, đạt công suất 4,79 triệu mét khối/ngày.
Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

07:36:46 20/01/2025
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Asharq News của Saudi Arabia tuần trước, ông Abdi nói rằng SDF sẵn sàng hợp nhất với Bộ Quốc phòng Syria nhưng phải theo hình thức "một khối quân sự" và không bị giải thể.
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

06:01:30 20/01/2025
Trong khi các biện pháp thương mại cứng rắn nhất có thể sẽ nhắm vào Trung Quốc, nhiều công ty tại châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng do chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump thúc đẩy tái cơ cấu chuỗi cung ứng.

Có thể bạn quan tâm

'Thám tử Kiên' hé lộ những mảnh ghép trinh thám đầu tiên: Ba nhân vật, một bí ẩn

'Thám tử Kiên' hé lộ những mảnh ghép trinh thám đầu tiên: Ba nhân vật, một bí ẩn

Phim việt

15:07:01 20/01/2025
Phim điện ảnh Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu tung First look trailer đầy gay cấn và hé lộ bối cảnh công phu mãn nhãn.
Động thái gần nhất của Jack: Khiến fan Kpop nổi giận vì loạt hình ảnh "xào nấu"

Động thái gần nhất của Jack: Khiến fan Kpop nổi giận vì loạt hình ảnh "xào nấu"

Nhạc việt

14:58:26 20/01/2025
Hiện tại dù gây xôn xao, nhưng Jack chưa lên tiếng chính thức về những thông tin này. Động thái gần nhất của Jack đang nhận được nhiều sự quan tâm.
Động thái lạ của mỹ nam đẹp nhất BTS với thành viên BLACKPINK

Động thái lạ của mỹ nam đẹp nhất BTS với thành viên BLACKPINK

Nhạc quốc tế

14:54:56 20/01/2025
Mới đây nhất, V - mỹ nam đẹp nhất BTS lại có phen gây xôn xao với động thái mới nhất liên quan trực tiếp đến giọng ca chính BLACKPINK Rosé.
Ngoại hình gây hoang mang tột độ của Triệu Lộ Tư

Ngoại hình gây hoang mang tột độ của Triệu Lộ Tư

Sao châu á

14:46:15 20/01/2025
Ngày 20/1, Sina đưa tin một người bạn của Triệu Lộ Tư đã đăng hình ảnh tới thăm cô, nhưng điều khiến công chúng chú ý là vóc dáng gầy gò, cần cổ gầy tới mức nổi gân của nữ diễn viên sinh năm 1998.
Ngọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên An

Ngọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên An

Sao việt

14:42:18 20/01/2025
Bên dưới bài viết của Thiên An, bên cạnh những lời bàn tán của cư dân mạng thì xuất hiện nhiều bình luận của dàn sao Việt.
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

Tin nổi bật

14:24:57 20/01/2025
Thậm chí nếu tài xế vi phạm nghiêm trọng, phương tiện có thể bị tịch thu. Điều này thường áp dụng cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng như điều khiển xe không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ.
Quang Hải hoá ông bố bỉm sữa tất bật đưa con trai đi chơi để Chu Thanh Huyền làm một điều này

Quang Hải hoá ông bố bỉm sữa tất bật đưa con trai đi chơi để Chu Thanh Huyền làm một điều này

Sao thể thao

14:13:57 20/01/2025
Tiền vệ Nguyễn Quang Hải vừa có ngày cuối tuần trọn vẹn bên gia đình sau trận đấu cùng CLB CAHN. Quang Hải tất bật chuẩn bị mọi thứ để đưa con trai đi thủy cung ngắm động vật dưới nước.
Matthis như biến thành người khác sau cú chia tay Thiều Bảo Trâm

Matthis như biến thành người khác sau cú chia tay Thiều Bảo Trâm

Netizen

14:09:23 20/01/2025
Vốn là một trong những cặp đôi chị đẹp - Hồng Hài Nhi được cư dân mạng quan tâm, Thiều Bảo Trâm và Matthis Metharam tiếp tục nhận về sự chú ý sau khi quyết định đường ai nấy bước.
Phim mới của Park Bo Young ra mắt vào Ngày lễ Tình nhân

Phim mới của Park Bo Young ra mắt vào Ngày lễ Tình nhân

Phim châu á

13:14:45 20/01/2025
Melo Movie, bộ phim lãng mạn có sự tham gia của Park Bo Young và Choi Woo Shik sẽ ra mắt vào ngày 14/2. Bộ phim hứa hẹn sẽ mang đến một câu chuyện chân thành về tình bạn và tình yêu.
Phát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuần

Phát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuần

Lạ vui

13:12:21 20/01/2025
Phát hiện mới về tượng Phật cùng hàng loạt các cổ vật giá trị khác đã thu hút hàng nghìn người đổ xô về ngôi làng nhỏ ở khu vực Tam Giác Vàng của Đông Nam Á.
Hoa Xuân Ca 2025 hé lộ những tiết mục kết hợp đặc biệt

Hoa Xuân Ca 2025 hé lộ những tiết mục kết hợp đặc biệt

Tv show

13:08:48 20/01/2025
Lần đầu tiên ra mắt trên sân khấu Hoa Xuân Ca 2025, những phần trình diễn thú vị, mới mẻ nhiều màu sắc hứa hẹn sẽ thu hút khán giả.