COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm gần 500.000 ca nhiễm mới và trên 14.800 ca tử vong. Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden mua thêm 200 triệu liều vaccine, đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào mùa Hè.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Beverly ở thành phố Montebello, California, Mỹ, ngày 22/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, trong vòng 24 giờ tính đến 6h ngày 27/1 (theo giờ VN), toàn thế giới ghi nhận 494.502 ca nhiễm mới và 14.859 ca tử vong do bệnh COVID-19.
Như vậy, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 100.777.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.164.126 ca tử vong.
Số bệnh nhân bình phục đã lên tới 71.276.893 người, 25.851.716 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 111.654 ca nguy kịch.
Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Mỹ (128.307 ca), Brazil (60.392 ca) và Tây Ban Nha (36.435 ca); Mỹ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 3.429 ca), tiếp theo là Anh (1.631 ca) và Brazil (1.166 ca).
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 434.821 ca tử vong trong tổng số 25.989.904 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 153.724 ca tử vong trong số 10.689.368 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 218.878 ca tử vong trong số 8.933.356 bệnh nhân.
Xét tỷ lệ dân số, Bỉ là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 180 người tử vong. Tiếp đến là Slovenia với 163 người và Cộng hòa Séc 146 người/100.000 dân.
Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine, mục tiêu mùa Hè đạt miễn dịch cộng đồng
Tổng thống Joe Biden ngày 26/1 thông báo Mỹ đang mua thêm 200 triệu liều vaccine COVID của Moderna và Pfizer và hy vọng sẽ có hàng trong mùa Hè năm nay. Đây là một phần trong gói giải pháp nhằm tăng tốc và tăng nguồn cung vaccine tại Mỹ.
Tân Tổng thống Joe Biden nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19. Ảnh: CNN
Quyết định mua thêm đồng nghĩa tăng 50% đơn hàng, từ 400 triệu liều vaccine lên 600 triệu liều. Hiện tại Pfizer và Moderna đang tăng cường sản xuất. Ông Biden nhấn mạnh với nguồn vaccine mua thêm, Mỹ sẽ đủ vaccine tiêm phòng cho 300 triệu người vào cuối mùa Hè hoặc đầu Thu.
Tân Tổng thống Joe Biden bày tỏ tin tưởng Mỹ có thể đạt miễn dịch cộng đồng vào mùa Hè năm nay và nhắc lại mục tiêu đầu tiên trong 100 ngày đầu nhậm chức của ông là phân phối được 100 triệu liều vaccine tới người dân Mỹ.
Colombia: Bộ trưởng Quốc phòng qua đời vì COVID
Chính phủ Colombia thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Carlos Holmes Trujillo đã qua đời sau khi mắc COVID-19. Ông Trujillo có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hồi đầu tháng này trước khi được đưa vào khoa điều trị tích cực.
Bộ Y tế Mexico xác nhận thêm 659 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 150.273 ca, chỉ sau Mỹ, Brazil và Ấn Độ. Số ca mắc tại Mexico tăng thêm 8.521 ca lên hơn 1,77 triệu ca. Gia đình tỷ phú Mexico Carlos Slim – một trong những người giàu nhất thế giới – cho biết “ông trùm” viễn thông 80 tuổi này đã mắc COVID-19 và đang được điều trị, song may mắn chỉ có các triệu chứng nhẹ. Một ngày trước đó, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador thông báo ông mắc COVID-19 và đang được điều trị nhưng cũng chỉ có triệu chứng nhẹ.
Video đang HOT
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 bằng máy bay tại sân bay quân sự ở Santiago, Chile ngày 25/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu: Người nhập viện tại Pháp tăng kỷ lục
Trong 2 ngày qua có hơn 1.000 người mắc COVID-19 tại Pháp phải nhập viện – mức tăng cao chưa từng thấy kể từ ngày 16/11/2020, trong khi số bệnh nhân phải điều trị tại khu điều trị tích cực (ICU) lần đầu tiên vượt 3.000 ca kể từ ngày 9/12/2020.
Theo số liệu công bố trên trang mạng thông tin của chính phủ về COVID-19, tổng số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 đã lên tới 26.924 người. Tổng số người đang được điều trị trong ICU là 3.041 ca, thấp hơn con số đỉnh điểm 7.148 ca ghi nhận vào ngày 4/4/2020, song đang gia tăng gần như hằng ngày kể từ ngày 7/1 vừa qua.
Ngày càng nhiều chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa thứ ba tại Pháp trong khi triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, truyền thông Pháp đưa tin Tổng thống Emmanuel Macron đang tìm cách thức tránh áp dụng biện pháp phong tỏa. Từ ngày 16/1 vừa qua, Pháp đã thực thi lệnh giới nghiêm trong ít nhất 2 tuần nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại siêu thị ở Vienna, Áo, ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Hy Lạp cấm tất cả các cuộc tụ tập trên 100 người
Hy Lạp đã thông báo lệnh “cấm tất cả các cuộc tụ tập ở nơi công cộng trên 100 người cho đến hết ngày 1/2″, do những đám đông biểu tình có thể tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Hiện Hy Lạp vẫn đang trong giai đoạn thực hiện biện pháp phong tỏa quốc gia nhằm hạn chế tốc độ lây nhiễm dịch bệnh. Lệnh phong tỏa trên đã được nới lỏng từ ngày 18/1, theo đó chỉ cho phép các cửa hàng bán lẻ hoạt động và các trường phổ thông được phép mở cửa trở lại từ ngày 1/2. Cho đến nay, quốc gia Nam Âu này đã ghi nhận hơn 5.600 ca tử vong trong tổng số gần 152.500 ca mắc COVID-19.
Litva yêu cầu “hộ chiếu COVID”
Những người từ khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến Litva phải xuất trình giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành, đồng thời thực hiện tự cách ly 14 ngày ngay khi đến nước này. Quy định này có hiệu lực từ ngày 25/1.
Riêng những người đến từ các khu vực có tốc độ lây lan nhanh chóng biến thể mới của virus SARS-CoV-2, gồm Ireland, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Brazil, Israel và Nam Phi, phải thực hiện quy định cách ly riêng. Họ không được phép rời khỏi nơi cách ly ngoại trừ lý do sức khỏe và cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, đi đến cơ sở y tế hoặc điểm xét nghiệm lưu động.
Nhân viên y tế tiêm mũi thứ hai vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho người dân tại Greater Manchester, Anh, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Ireland gia hạn lệnh đóng cửa nền kinh tế
Ireland dự kiến gia hạn lệnh đóng cửa nền kinh tế đến ngày 5/3 tới và sẽ dần nới lỏng các biện pháp hạn chế tương tự như đã từng làm trong đợt phong tỏa đầu tiên hồi năm ngoái nếu có thể vượt qua đại địch COVID-19 một lần nữa. Các ca nhiễm mới tại Ireland đã bắt đầu giảm sau khi gia tăng với tốc độ được cho là nhanh nhất ở châu Âu vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm nay.
Nội các Ireland hiện thắt chặt lệnh hạn chế đi lại, theo đó cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Brazil và Nam Phi, những nơi đã phát hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ireland cũng sẽ lần đầu tiên áp dụng quy định cách ly bắt buộc tại khách sạn đối với bất kỳ ai đến từ hai quốc gia này, cũng như tất cả những hành khách nhập cảnh nói chung mà không xuất trình được giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố ở Toronto, Canada ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Anh cảnh báo nguồn cung vaccine khan hiếm hơn
Bộ trưởng Phát triển vaccine của Anh – ông Nadhim Zahawi cảnh báo nguồn cung đang ngày càng khan hiếm hơn, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng các hãng dược phẩm Pfizer, AstraZeneca và Moderna sẽ thực hiện cam kết cung ứng. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn ủng hộ đề xuất EU áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế lượng vaccine xuất khẩu ra ngoài khối. Ông Spahn nhấn mạnh: “Đây không phải là chính sách EU trước tiên mà là sự chia sẻ công bằng của EU”.
Trước đó, hãng AstraZeneca đã thông báo với EU rằng họ có thể không đạt mục tiêu về lượng vaccine được cung ứng vào cuối tháng 3 tới. Đây giống như cú giáng mạnh hơn và các nỗ lực chống dịch của EU sau khi hãng Pfizer thông báo tạm thời giảm nguồn cung vaccine vào tháng 1.
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á: Thái Lan ghi nhận ca nhiễm mới kỷ lục
Tại châu Á, Thái Lan ghi nhận 959 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 26/1. Đây là số ca mới ghi nhận trong ngày cao nhất kể từ khi dịch xuất hiện tại quốc gia này. Theo Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA), có 937 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 914 ca ở tỉnh Samut Sakhon, và 22 ca nhập khẩu. Dịch bắt đầu bùng phát mạnh tại tỉnh Samut Sakhon từ tháng trước.
Phần lớn các ca phát hiện tại tỉnh Samut Sakhon nhờ chương trình xét nghiệm chủ động, được tiến hành đối với những người nhập cư từ Myanmar và công dân Thái Lan. Hiện Thái Lan ghi nhận tổng cộng 14.646 ca mắc COVID-19, số ca không qua khỏi là 75 ca.
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/1/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Indonesia vượt 1 triệu ca bệnh
Tổng số ca bệnh tại Indonesia đã vượt mức 1 triệu người sau khi quốc gia này ghi nhận thêm 13.094 ca mắc mới. Như vậy, tới nay Indonesia phát hiện 1.012.350 ca bệnh, trong đó có 28.468 ca tử vong, tăng 336 ca so với một ngày trước đó.
Campuchia cũng thông báo thêm 2 ca mắc mới, đều là các ca nhập cảnh, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này lên là 460. Theo Bộ Y tế Campuchia, các ca bệnh đều là những người trở về từ Indonesia và Thái Lan từ ngày 12/1. Đáng chú ý, các ca này chỉ có kết quả xét nghiệm dương tính trong lần xét nghiệm thứ 2 và thứ 3. Tính tới nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 640 ca mắc bệnh COVID-19, không có ca tử vong, 412 bệnh nhân đã hồi phục.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Petaling Jaya, Malaysia, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Philippines phát hiện biến thể mới trong cộng đồng
Giới chức Philippines xác nhận tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh đã khiến Tổng thống Rodrigo Duterte hủy bỏ kế hoạch cho phép nhóm đối tượng vị thành niên được phép ra khỏi nhà, song song với việc cấm du lịch nội địa và cấm trẻ em ra khỏi nhà. Tính thời thời điểm hiện tại, Philippines là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Á với gần 515.000 ca nhiễm và hơn 10.200 ca tử vong.
Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm mới thấp nhất 7 tháng
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ, tính đến sáng 26/1, nước này ghi nhận khoảng 9.100 ca nhiễm trong vòng 24 giờ, mức thấp nhất trong 7 tháng qua. Ấn Độ hiện là nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai thế giới, sau Mỹ, với hơn 10,6 triệu ca nhiễm và hơn 153.600 ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, nước này có thêm 11.558 ca nhiễm và 100 ca tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Colombia, Sri Lanka, ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Châu Đại Dương: New Zealand tiếp tục đóng cửa biên giới
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố nước này sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới cho đến khi toàn bộ người dân được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ và phần còn lại của thế giới trở lại mức độ bình thường nhất định. Theo bà Ardern, chính phủ sẽ dành ưu tiên “bong bóng đi lại”, một chương trình kích cầu du lịch với Australia và các quốc đảo Thái Bình Dương.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 20/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trump nói nhiều người Mỹ nhiễm nCoV là 'tuyệt vời'
Trump cho rằng việc Mỹ ghi nhận nhiều ca Covid-19 nhất thế giới là điều "tuyệt vời", bởi việc bị lây nhiễm virus "là một loại vaccine cực mạnh".
"Vaccine là mục tiêu của chúng tôi. Đó là mục tiêu số một, bởi đó là cách để chấm dứt dịch, cũng như giúp mọi người phát triển khả năng miễn dịch phát triển trong một thời gian", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong một sự kiện về vaccine tại Nhà Trắng hôm 8/12.
"Và tôi nghe nói là tỷ lệ lây nhiễm của Mỹ đã gần 15%. Thật tuyệt vời, đó chính là một loại vaccine cực mạnh", ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hội nghị vaccine ở Nhà Trắng hôm 8/12. Ảnh: Reuters
Tuyên bố này của Trump dường như ủng hộ khái niệm miễn dịch cộng đồng, khi phần lớn dân số phát triển khả năng miễn dịch với một loại virus, khiến nó không lây lan được nữa.
Con số 15% Trump nêu ra dường như đề cập tới ước tính gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) về tỷ lệ phần trăm người Mỹ nhiễm nCoV cuối tháng 9.
Vaccine là một con đường rõ ràng để đạt được miễn dịch cộng đồng. Trong khi đó, một số quốc gia, bao gồm Anh, ban đầu ủng hộ ý tưởng này bằng cách cho phép virus lây nhiễm cho những người ít có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nhất, nhưng sau đó đã phải áp lệnh phong tỏa khi số ca tử vong quá cao.
Chiến lược này không được ủng hộ, bởi để đạt được nó ở một quốc gia rộng lớn như Mỹ, hàng triệu người sẽ có nguy cơ tử vong.
Những lo ngại về biến chứng hậu Covid cũng gia tăng, khi người nhiễm nCoV vẫn xuất hiện nhiều triệu chứng suy nhược cơ thể như mệt mỏi, khó thở nhiều tháng sau khi sạch virus.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 15,8 triệu ca nhiễm và gần 296.000 ca tử vong, cao nhất thế giới. CDC tuần trước cho hay số ca nhập viện ở Mỹ đang ở mức cao nhất từ khi dịch bùng phát.
Những nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng cũng không thành công ở nơi khác. Thụy Điện, quốc gia chống dịch "một mình một kiểu" khi quyết định không áp dụng các biện pháp hạn chế Covid-19, đang ghi nhận số ca nhiễm và tử vong gia tăng. Tuần trước, chính quyền Thụy Điển đã ra lệnh đóng cửa các trường cấp ba trong một tháng.
Anh là nước đầu tiên tiến hành tiêm chủng vaccine Covid-19 diện rộng. Mỹ có thể sẽ theo bước Anh trong tuần này. Pfizer, công ty dược lớn của Mỹ hợp tác với công ty BioNTech của Đức bào chế vaccine Covid-19, đã tiến gần hơn tới việc được phê chuẩn sử dụng vaccine ở Mỹ, sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho hay không tìm thấy vấn đề mới nào về tính an toàn của vaccine.
Trung Quốc phải mất 2 tháng để nâng cấp vaccine ứng phó được với biến thể mới Trung Quốc khẳng định việc nâng cấp vaccine ứng phó được với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể hoàn tất trong khoảng 2 tháng. Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Sinopharm (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN Một chuyên gia của Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết nếu cần nâng cấp các vaccine do nước này...