COVID-19 tới 6h sáng 19/5: Thế giới thêm 1.346 ca tử vong; Số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh ở Mỹ

Theo dõi VGT trên

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 719.000 ca mắc COVID-19 và 1.346 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 524,5 triệu ca, trong đó trên 6,29 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (64.582 ca), Mỹ (63.257 ca) và Australia (56.259 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (177 ca), Đức (166 ca) và Italy (136 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 84,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 524.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30,7 triệu ca mắc và trên 665.000 ca tử vong.

Số ca mắc mới COVID-19 ở trẻ em tăng mạnh tại Mỹ

COVID-19 tới 6h sáng 19/5: Thế giới thêm 1.346 ca tử vong; Số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh ở Mỹ - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Southfield, Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo dữ liệu cập nhật mới nhất của Viện Hàm lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện Nhi của Mỹ, gần 13,2 triệu trẻ em tại nước này có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát.

Trong tuần kết thúc vào ngày 12/5, Mỹ ghi nhận hơn 93.000 trẻ em mắc COVID-19, tăng 76% so với hai tuần trước đó, đưa tổng số trẻ mắc mới COVID-19 lên hơn 246.000 ca trong 4 tuần trở lại đây và gần 5,3 triệu ca từ đầu năm đến nay. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở trẻ em tăng cao ở Mỹ.

AAP nhấn mạnh sự cần thiết phải thu thập thêm dữ liệu về độ tuổi của các ca mắc COVID-19 liên quan đến các biến thể mới để đánh giá mức độ nghiêm trọng của đại dịch đối với trẻ em cũng như các tác động lâu dài về thể chất, tinh thần và các vấn đề xã hội đối với thế hệ trẻ.

COVID-19 tới 6h sáng 19/5: Thế giới thêm 1.346 ca tử vong; Số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh ở Mỹ - Hình 2
Ông Xavier Becerra. Ảnh: AP

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ xác nhận Bộ trưởng Xavier Becerra đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong lúc đang thực hiện hành trình tới Berlin (Đức) để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Theo người phát ngôn trên, Bộ trưởng Becerra đã được chủng ngừa đầy đủ và được tiêm mũi tăng cường. Hiện nay, ông chỉ có các triệu chứng nhẹ và sẽ tiếp tục làm việc từ xa.

Lần gần nhất mà Bộ trưởng Becerra đến Nhà Trắng là 1 tuần trước đây và theo định nghĩa của các cơ quan y tế Mỹ, Tổng thống Joe Biden không bị coi là có “tiếp xúc gần” với quan chức này.

Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre thông báo Tổng thống Biden không bị xem là có tiếp xúc gần với con gái Ashley Biden, vốn vừa được xác định mắc COVID-19.
Bà Jean-Pierre cho biết lần gần đây nhất Tổng thống Mỹ gặp con gái là “một vài ngày” trước đó.

Theo kế hoạch ban đầu, bà Ashley, 40 tuổi, sẽ lên đường tới Trung Mỹ cùng Đệ nhất phu nhân Jill Biden, trong chuyến thăm khởi hành vào chiều 18/5 (theo giờ Washington). Tuy nhiên, con gái của Tổng thống Biden sẽ không còn tham gia chuyến đi nói trên sau khi mắc COVID-19.

PAHO cảnh báo số ca mắc COVID-19 mới gia tăng tại châu Mỹ

COVID-19 tới 6h sáng 19/5: Thế giới thêm 1.346 ca tử vong; Số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh ở Mỹ - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Mendoza, Argentina. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 18/5, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cho biết số ca mắc COVID-19 mới ở khu vực châu Mỹ đang có xu hướng tăng trở lại trong bối cảnh nhiều nước đã chấm dứt các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội và tỷ lệ tiêm vaccine ở một số nước vẫn chưa đạt yêu cầu.

Phát biểu trong cuộc họp báo, Giám đốc PAHO Carissa Etienne thông báo, trong tuần qua số ca mắc COVID-19 đã tăng 27,2% so với tuần trước đó. Trong tổng số 918.000 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận ở khu vực châu Mỹ trong tuần qua, có tới 33% số ca là ở Mỹ. Đáng chú ý là việc số ca bệnh mới đã tăng tới 80% ở khu vực Trung Mỹ, trong khi tại Brazil, quốc gia đông dân thứ hai ở khu vực, số ca mắc mới tăng 9%.

Bà Etienne cũng bày tỏ lo ngại việc chính phủ nhiều nước trong khu vực đã bãi bỏ nhiều các biện pháp phòng chống dịch, mở cửa trở lại các cửa khẩu biên giới sau một thời gian số ca mắc mới giảm mạnh, có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng lây nhiễm tăng trở lại.

Giám đốc PAHO khẳng định việc sử dụng khẩu trang và giãn cách xã hội là các biện pháp hữu hiệu phòng chống việc lây bệnh ngay từ khi đại dịch bùng phát và chính phủ các nước cần phải luôn sẵn sàng để áp dụng các biện pháp này khi số ca nhiễm bệnh hoặc tử vong tăng cao.

Theo bà Etienne, hiện nay số người phải đối mặt với rủi ro mắc COVID-19 vẫn rất cao vì mới chỉ có 14 trong tổng số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Mỹ đã đạt được mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Bà cũng nhấn mạnh, trên thực tế COVID-19 dường như đang tạo ra một làn sóng mới ở châu Mỹ chứ không biến mất sớm như kỳ vọng.

Chủ tịch Triều Tiên kêu gọi nỗ lực hơn để đẩy lùi dịch bệnh

COVID-19 tới 6h sáng 19/5: Thế giới thêm 1.346 ca tử vong; Số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh ở Mỹ - Hình 4
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp tại Bình Nhưỡng, ngày 17/5/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Ngày 18/5, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền nhằm thảo luận về các biện pháp chống dịch trên toàn quốcc và hối thúc các quan chức ổn định tình hình dịch bệnh sau khi Triều Tiên ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào tuần trước.

Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), tại cuộc họp, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phê bình một số đơn vị đã không đưa ra phản ứng thích hợp trước sự bùng phát dịch COVID-19 trong giai đoạn đầu. Theo ông, “sự non nớt” trong việc đương đầu với dịch bệnh từ giai đoạn đầu và phản ứng thiếu nhạy bén của các đơn vị đã bộc lộ “những điểm yếu” trong công tác chống dịch. Ông kêu gọi các quan chức nỗ lực hơn nữa để ổn định cuộc sống của người dân, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải “tổ chức công việc chặt chẽ hơn để đáp ứng điều kiện sống và cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày” cho người dân.

Theo thông tin từ cơ quan phòng chống dịch bệnh khẩn cấp Triều Tiên, tính đến 18h ngày 17/5, nước này đã ghi nhân thêm hơn 232.880 người có triệu chứng sốt, nâng tổng số người bị sốt kể từ cuối tháng 4 lên 1.715.950 người. Trong số đó, đã có hơn 1.024.720 bệnh nhân bình phục và vẫn còn ít nhất 691.170 người đang được điều trị. Nước này cũng ghi nhận thêm 6 ca tử vong liên quan dịch bệnh này, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi lên 62 người.

Số ca trẻ em mắc COVID-19 ở Đức phải nhập viện giảm nhờ tiêm chủng

COVID-19 tới 6h sáng 19/5: Thế giới thêm 1.346 ca tử vong; Số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh ở Mỹ - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em ở Berlin, Đức, ngày 8/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra tại Đức đã vượt qua giai đoạn đỉnh. Số liệu thống kê của Viện Robert Koch (RKI) cho thấy tỷ lệ mắc COVID-19 đã giảm từ mức kỷ lục gần 1.600 ca/100.000 người xuống hơn 300 ca/100.000 người. Đặc biệt, sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở hai nhóm trẻ em từ 12-18 tuổi và mới nhất là 5-11 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng này đã giảm đáng kể so với mức cao chưa từng có được ghi nhận hồi tháng 2 vừa qua là hơn 3.000 ca/100.000 trẻ em.

Theo dõi về tốc độ lây nhiễm trong trẻ em và thanh thiếu niên, ông Jakob Armann – bác sĩ cấp cao về chăm sóc nhi khoa tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật ở Dresden và ông Jrg Dtsch – Giám đốc nhi khoa và trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Đại học Cologne nhận xét biến thể Omicron gây ra tình trạng gia tăng mạnh số mắc COVID-19, song không tác động đến số ca nhập viện.

Cùng với tuyên bố của các hiệp hội nhi khoa Đức chỉ ra rằng biến thể Omicron gây ra những triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ hơn nhiều so với biến thể Delta, ở tất cả các nhóm tuổi, nghiên cứu của Bác sĩ Armann cũng cho thấy quyết định triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em đã đạt được hiệu quả cao, khi số ca nhập viện hàng ngày tại các bệnh viện nhi giảm hẳn, chỉ còn trung bình 1 ca/1 cơ sở y tế/ngày.

Trong khi đó, Giám đốc nhi khoa và trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Đại học Cologne khẳng định với việc báo cáo của Tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ) và Công ty Công nghệ sinh học BioNTech (Đức) chỉ ra rằng 2 mũi tiêm vaccine Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả chống hội chứng COVID-19 kéo dài hoặc viêm đa hệ ở trẻ em (PIMS) tới 91% đối với nhóm 12-18 tuổi, thì chiến dịch tiêm chủng là cần thiết. Ông Dtsch khuyên tất cả trẻ em và thanh thiếu niên trên 12 tuổi nên tiêm chủng. Ngoài nhóm đối tượng này, Ủy ban thường trực về tiêm chủng của Đức (StiKo) cũng khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi, trong đó, ngoài những trường hợp mắc bệnh nền, có thể tiêm theo nguyện vọng với những em có điều kiện sức khỏe tốt. Theo Bác sĩ Armann, trẻ em từ 5-11 tuổi thậm chí dung nạp vaccine tốt hơn so với thanh thiếu niên.

Trước đó, từ tháng 12/2021, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngay sau khi nhậm chức cũng đã thành lập nhóm cố vấn cho chính phủ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, với thành phần gồm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu dịch tễ học, xã hội học và tâm lý học.

Với phương châm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng và giảm tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là trong nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên, Thủ tướng Đức đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ưu tiên hàng đầu cho lợi ích của trẻ em.

Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 gây ra gánh nặng đặc biệt lớn cho trẻ em và thanh thiếu niên. Không chỉ lây nhiễm, dịch bệnh còn để lại những hậu quả tiềm ẩn đối với trẻ từ những tác động gián tiếp của đại dịch như phong tỏa, các vấn đề gia đình như căng thẳng, sợ hãi, bệnh tật, tử vong hoặc mất kế sinh nhai, mất tương tác với xã hội…, vì vậy, chính sách đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để giảm tỷ lệ mắc bệnh và những hậu quả đáng tiếc ở trẻ em là hết sức cần thiết.

Theo số liệu cập nhật của Chính phủ Đức, quốc gia châu Âu này đến nay đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ cho 19,5% nhóm trẻ 5-11 tuổi và 66,7% cho nhóm trẻ 12-17 tuổi. Riêng nhóm trẻ 12-17 tuổi đã có 31% được tiêm mũi tăng cường thứ nhất. Trên toàn quốc, nhóm đối tượng 18-59 tuổi đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 82%, trong đó 63,4% đã tiêm mũi tăng cường thứ nhất; nhóm trên 60 tuổi đạt 90,9%, trong đó 79,9% tiêm mũi tăng cường thứ nhất. Hiện nay, Đức đứng thứ 17 trên thế giới về tỷ lệ tiêm chủng toàn dân.

Chuyên gia y tế Australia kêu gọi áp đặt trở lại quy định đeo khẩu trang bắt buộc

COVID-19 tới 6h sáng 19/5: Thế giới thêm 1.346 ca tử vong; Số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh ở Mỹ - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Các bác sĩ và chuyên gia y tế của Australia kêu gọi chính phủ và chính quyền địa phương ở nước này khẩn trương áp đặt trở lại quy định đeo khẩu trang bắt buộc, trong bối cảnh dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại ở một số địa phương.

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia (AMA), Giáo sư Omar Khoshid, cho biết hệ thống y tế của bang Tây Australia sẽ không thể ứng phó với nguy cơ 25.000 ca mắc mới COVID-19/ngày, căn cứ tình hình lây lan dịch bệnh thực tế hiện nay.

Trong khi đó, Chủ tịch AMA tại bang Victoria, Tiến sĩ Roderick McRae cho biết Australia đang bước vào mùa Đông với dịch cúm thường xuất hiện rộng khắp. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, mùa cúm năm nay có thể tồi tệ hơn so 2 năm trước, do các lệnh hạn chế đi lại đã được nới lỏng và người dân có nguy cơ tiếp xúc nhiều hơn với các loại virus cùng các biến thể khác nhau, bao gồm cả virus cúm thường và virus gây bệnh COVID-19.

Tại bang Victoria, AMA khuyến nghị chính quyền tái áp đặt quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng, taxi, tại sân bay, bệnh viện, tòa án, trung tâm chăm sóc người cao tuổi và một số khu vực công cộng. Tiến sĩ McRae cũng khuyến nghị người dân nên tự bảo vệ sức khỏe bản thân bằng các biện pháp hết sức đơn giản, như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.

Theo Giáo sư Adrian Esterman, một nhà dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Nam Australia, dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát mạnh ở Australia, với số ca mắc lên tới vài chục nghìn ca/ngày.

Mặc dù là một trong những quốc gia có độ phủ vaccine ngừa COVID-19 cao nhất thế giới, nhưng rõ ràng virus SAR-CoV-2 vẫn đang khiến nhiều người dân Australia mắc bệnh, thậm chí tử vong, đặc biệt với một số người có vấn đề về sức khỏe.

Giáo sư Esterman thừa nhận người dân giờ đây có thể không muốn áp dụng trở lại các biện pháp phòng dịch như trước kia bởi dịch bệnh đã kéo dài trong một thời gian dài. Tuy nhiên, Giáo sư nhấn mạnh đó là điều cần thiết vì lợi ích sức khỏe của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Tỷ lệ mắc COVID-19 bình quân trên đầu người của Australia hiện vẫn rất cao, với trung bình hơn 40.000 ca mắc mới/ngày, theo đó nước này nằm trong nhóm các quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới.

AMA dự báo số ca mắc COVID-19 có khả năng sẽ tăng đột biến trong những tháng tới, khi thời tiết chuyển sang mùa Đông. Tại bang Victoria, ngày 16/5 đã có 20 người tử vong do COVID-19, trong khi tại bang New South Wales có 16 người tử vong.

Các bang của Australia hiện đã dỡ bỏ gần như hoàn toàn mọi quy định bắt buộc liên quan dịch bệnh COVID-19. Bộ trưởng Y tế Australia Grey Hunt tháng 3 vừa qua tuyên bố đã đến lúc nước này quay trở lại trạng thái bình thường. Do đó, ngày càng ít người dân Australia tự giác đeo khẩu trang tại các nơi công cộng.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Australia (ABS), tuần trước, khoảng 78% người có mặt tại các khu vực công cộng ở nước này đeo khẩu trang, ít hơn đáng kể so với tỷ lệ 90% trong tháng 3.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 785.000 ca mắc và 1.347 ca tử vong. WHO lo ngại nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể mới ở Triều Tiên, trong khi giới chuyên gia dự báo 3 kịch bản diễn biến của đại dịch.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 1
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại nhà ăn của một nhà máy ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 16/5/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 18/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 523.698.150 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.292.140 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 785.910 và 1.347 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 493.608.979 người, 23.797.031 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 38.850 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 82.591 ca; Australia đứng thứ hai với 67.650 ca; tiếp theo là Pháp (43.727 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 167 người chết trong ngày; tiếp theo là Đức với 176 ca và Brazil 160 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 84.402.969 người, trong đó có 1.027.066 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.127.032 ca nhiễm, bao gồm 524.260 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.728.286 ca bệnh và 665.216 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 194,7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 151,7 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 99,8 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 57,2 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 12 triệu ca và châu Đại Dương trên 8 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 2
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch COVID-19 tại một trường học ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN

WHO lo ngại xuất hiện nhiều biến thể mới ở Triều Tiên

Ngày 17/5, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Michael Ryan, cho rằng cấp độ lây nhiễm cao của virus SARS-CoV-2 ở những người chưa được tiêm chủng, như tại Triều Tiên, tạo ra nguy cơ xuất hiện những biến thể mới cao hơn.

Triều Tiên, một thành viên của WHO, đang vật lộn với đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên mà nước này thừa nhận, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lớn do thiếu vaccine và cơ sở hạ tầng y tế còn hạn chế.

Trả lời câu hỏi về đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Triều Tiên, ông Mike Ryan nói: "Chắc chắn là đáng lo ngại nếu các quốc gia ... không tận dụng các công cụ sẵn có. WHO đã nhiều lần nói rằng nếu các bạn không kiểm soát được sự lây lan thì nguy cơ xuất hiện các biến thể mới luôn cao hơn".

Cũng trong cuộc họp báo này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho biết ông "quan ngại sâu sắc" về việc virus lây lan trong cộng đồng dân cư chưa được tiêm chủng. WHO trước đó cho biết Triều Tiên vẫn chưa thông báo chính thức về đợt bùng phát dịch COVID-19 tại nước này trong một hành động rõ ràng vi phạm các nghĩa vụ pháp lý của Bình Nhưỡng theo Quy định Y tế Quốc tế của WHO.

Trong khi đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 16/5 đưa tin các cơ quan phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp ở tất cả các cấp ở nước này đã tập trung nỗ lực ngăn chặn và loại bỏ nguồn lây lan của dịch bệnh, theo đúng các quyết định được đưa ra tại cuộc họp lần thứ 8 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa VIII.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 3
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ chính trị về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tại Bình Nhưỡng, ngày 15/5/2022. Ảnh: Yonhap/TTXV

Theo KCNA, tất cả các cơ quan phòng, chống dịch khẩn cấp ở thủ đô Bình Nhưỡng, trong đó có quận Mangyongdae, đã thực hiện đúng công tác đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh suôn sẻ trong bối cảnh các khu vực liên quan phong tỏa đồng thời các đơn vị công tác, sản xuất và dân cư đóng cửa, không tiếp xúc với nhau.

Cũng theo KCNA, trong 24 giờ tính từ 18h00 ngày 15/5 đến 18h00 ngày 16/5 theo giờ địa phương, tại Triều Tiên có hơn 269.510 trường hợp bị sốt, khoảng 170.460 người bình phục và 6 trường hợp tử vong. Kể từ cuối tháng 4 đến 18h00 ngày 16/5, Triều Tiên ghi nhận hơn 1.483.060 trường hợp bị sốt, trong đó hơn 819.090 trường hợp đã bình phục và ít nhất 663.910 trường hợp vẫn đang phải điều trị. Số trường hợp tử vong là 56 người.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 4
Phun thuốc khử trùng để phòng dịch COVID-19 tại một nhà hàng ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 29/3/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

3 kịch bản của đại dịch COVID-19 tới năm 2027

Đại dịch COVID-19 hiện vẫn chưa kết thúc và giới chuyên gia y tế dự báo dịch bệnh toàn cầu này sẽ kéo dài ít nhất 5 năm nữa, nhưng đại dịch kết thúc như thế nào là tùy thuộc vào hành động của chính con người. Theo báo cáo mới được công bố, Hội đồng Khoa học quốc tế (ISC) đã đưa ra 3 kịch bản về dịch bệnh có thể xảy ra tới năm 2027. Báo cáo do một nhóm gồm 20 chuyên gia trong lĩnh vực y tế, virus học, kinh tế học, khoa học hành vi, đạo đức học và xã hội học thực hiện.

Ở kịch bản thứ nhất, nếu tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đối với người trưởng thành tăng từ khoảng 61% lên hơn 80% trên toàn cầu thì nhiều người có thể được cứu sống và nguy cơ xuất hiện các biến thể có thể giảm đi. Hơn nữa, điều này cũng đem lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe tâm thần, kinh tế và sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản lạc quan này, virus SARS-CoV-2 cũng sẽ không biến mất, nhưng sự lây lan của virus sẽ trở nên dễ kiểm soát hơn. Mặc dù vậy, ISC cho rằng rất nhiều khả năng, kịch bản này không thể đạt được vì các chính phủ hiện nay đang kéo dài đại dịch khi chỉ tập trung vào các chiến lược quốc gia thay vì hợp tác quốc tế.

Theo kịch bản thứ hai, tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu ở mức dưới 70%. Nếu tỷ lệ này không tăng lên, COVID-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu gây bệnh theo mùa ở nhiều quốc gia, theo đó đòi hỏi các nhà khoa học cần điều chỉnh vaccine và sử dụng thuốc kháng virus. ISC cho rằng đến năm 2027, kịch bản mà rất có thể xảy ra là tình trạng bất bình đẳng toàn cầu trở nên trầm trọng hơn. Các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ bị lùi lại 1 thập kỷ. Báo cáo chỉ ra rằng ngay cả khi giai đoạn cấp tính của đại dịch sắp kết thúc ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao thì rủi ro vẫn ở mức cao khi nhiều người trên thế giới chưa được tiếp cận vaccine một cách hiệu quả vì các biến thể mới có thể tiếp tục xuất hiện.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 5
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Đối với kịch bản thứ ba, nếu tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu ở mức dưới 60%, thì các quốc gia thu nhập thấp sẽ vẫn bị hạn chế tiếp cận vaccine và thuốc kháng virus. Theo đó, COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát với sự tái phát nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới. Để tránh được kịch bản tồi tệ này, các chuyên gia cho rằng các chính phủ cần hợp tác và đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như giải quyết sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục và khoảng cách giàu nghèo.

Báo cáo của ISC cũng kêu gọi các chính phủ không chạy theo những lời xúi giục cắt giảm các mục tiêu về khí hậu để đạt được lợi ích ngắn hạn. Các tác giả báo cáo nhận định sự gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường có thể sẽ khiến các đại dịch dễ xảy ra hơn trong tương lai, điều mà không ai muốn trải qua thêm một lần nữa.

Vaccine ngừa COVID-19 giúp giảm tỷ lệ nhập viện do nhiễm biến thể Omicron

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Hai nghiên cứu mới đây cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất đối với trẻ em và trẻ vị thành niên Mỹ trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron. Nghiên cứu thứ nhất kết luận vaccine này có hiệu quả bảo vệ khoảng 71% sau khi hoàn thành mũi thứ 3, đối với các trẻ em trong độ tuổi từ 12 - 15 tuổi. Nghiên cứu thứ hai cho thấy vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc nhập viện ở trẻ em từ 5 - 17 tuổi sinh sống tại bang New York. Cả hai nghiên cứu này vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học JAMA.

Ở nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch (CDC) đã phân tích dữ liệu từ 74.208 kết quả xét nghiệm COVID-19 phản ứng chuỗi polymerase (PCR) của các trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 11 và 47.744 xét nghiệm PCR khác của trẻ từ 12 - 15 tuổi, tính từ ngày 26/12/2021 - 21/2/2022. Các xét nghiệm này đều được một chuỗi nhà thuốc tiến hành, tại 6.897 điểm thuộc 49 bang, thủ đô Washington D.C. và vùng lãnh thổ Puerto Rico.

Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, ở trẻ em và trẻ vị thành niên, hiệu quả vaccine sau 2 mũi vaccine của Pfizer không đáng kể và giảm nhanh. Tuy nhiên, ở nhóm trẻ vị thành niên, hiệu quả của vaccine ước tính tăng sau một mũi tăng cường.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 7
Bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 được sản xuất tại Draper, Utah, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ở nghiên cứu thứ 2, một nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế bang New York đã sử dụng 4 cơ sở dữ liệu COVID-19 của bang để đánh giá các trường hợp mắc bệnh và nhập viện ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi được tiêm chủng 2 mũi và thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi được tiêm 2 hoặc 3 mũi, hoàn thành trước đó ít nhất 14 ngày và những người chưa được tiêm vaccine tính từ ngày 29/11/2021 - 30/1/2022.

Cụ thể, có 365.502 trẻ em từ 5 - 11 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ và 997.554 trẻ em khác chưa được tiêm chủng. Trong số thanh thiếu niên, 852.384 đã được tiêm chủng đầy đủ và 208.145 trường hợp chưa được tiêm vaccine.

Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận 140.680 trường hợp mắc COVID-19 và 414 trường hợp nhập viện ở nhóm tuổi trẻ hơn, trong khi có 154.555 trường hợp nhiễm và 671 trường hợp nhập viện ở những trường hợp lớn hơn. Biến thể Omicron chiếm khoảng 19% các ca mắc trong giai đoạn đầu, tính từ 29/11/2021 - 13/12/2022 và sau đó chiếm khoảng 99% các ca mắc ở giai đoạn sau - tính đến ngày 24/1.

Sau khi tính toán các tỷ lệ và chỉ số, các nhà khoa học kết luận những người chưa tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh và nhập viện cao hơn so với những người đã được tiêm vaccine ở cả hai nhóm tuổi, mặc dù nguy cơ này đã giảm khi biến thể Omicron lây lan rộng rãi, trong khi hiệu quả của vaccine cũng giảm dần theo thời gian.

Các nhà khoa học đánh giá kết quả này là cơ sở cho nỗ lực tăng bao phủ vaccine ở trẻ em và trẻ vị thành niên và việc xem xét lại chiến lược tiêm chủng đối với trẻ em từ 5-11 tuổi tại Mỹ.

Indonesia nới lỏng quy định bắt buộc đeo khẩu trang

Từ ngày 18/5, người dân Indonesia khi ra đường và tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ không phải đeo khẩu trang. Đây là quyết định vừa được Tổng thống Indonesia Joko Widodo công bố vào chiều 17/5. Quyết định này được đưa ra căn cứ trên tình hình thực tế dịch bệnh đã dần được kiểm soát tại nước này.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 8
Học sinh tại một trường học ở Bandung, West Java, Indonesia, ngày 12/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, quy định bắt buộc đeo khẩu trang vẫn còn hiệu lực với người dân khi tới tại các khu vực công cộng có không gian kín hoặc khi phương tiện công cộng. Nhà lãnh đạo Indonesia cũng khuyến nghị người có tuổi và người có các vấn đề về sức khỏe hoặc ho vẫn nên tiếp tục sử dụng khẩu trang để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Ngoài việc nới lỏng quy định về đeo khẩu trang, Indonesia cũng điều chỉnh các quy định về xét nghiệm đối với du khách nước ngoài và người du lịch nội địa.

Trong vài tuần gần đây, nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Singapore và Malaysia cũng đã gỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại khu vực ngoài trời.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 9
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng vẫn phải cách ly 7 ngày

Hãng thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) ngày 17/5 dẫn lời Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen cho biết khách du lịch chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ không được miễn cách ly khi nhập cảnh Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen nêu rõ Campuchia đón chào tất cả du khách, nhưng người chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly 7 ngày. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh rằng Campuchia đã vượt qua các làn sóng dịch bệnh do các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Alpha, Delta và Omicron gây ra, nhưng hiện vẫn chưa chiến thắng COVID-19. Campuchia đang dốc toàn lực và thúc đẩy chiến dịch tiêm phòng COVID-19 nên chưa thể cho phép khách chưa tiêm phòng nhập cảnh mà không cách ly.

Hiện nay, du khách đã tiêm phòng COVID-19 không cần cách ly, không cần xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm PCR khi nhập cảnh Campuchia.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 10
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

ADVERTISING

X

Mỹ: Có thể giảm được hơn 300.000 ca tử vong do COVID-19 nếu người dân tiêm phòng

Một phân tích vừa được công bố cho thấy nước Mỹ lẽ ra đã có thể ngăn ngừa 300.000 ca tử vong nếu người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Phân tích trên được các nhà nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Brown, Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, Đại học Harvard và Chương trình Trí tuệ nhân tạo (AI) vì sức khỏe của Microsoft (AI for Health) phối hợp thực hiện dựa trên những dữ liệu thực tế từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ và tờ The New York Times. Kết quả cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022, ít nhất 318.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đã có thể được cứu sống nếu trước đó đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Mặc dù mức trung bình trên toàn quốc chỉ ra rằng khoảng 50% trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết có sự khác biệt lớn giữa các bang - dao động từ 25% đến 74% ca tử vong có thể ngăn ngừa được nhờ vaccine. Các bang Tây Virginia, Wyoming, Tennessee, Kentucky và Oklahoma dẫn đầu danh sách các bang nơi có thể cứu sống nhiều người nhất nhờ vaccine ngừa COVID-19, trong khi các bang và khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn như thủ đô Washington, bang Massachusetts, Puerto Rico, Vermont và Hawaii lại cho thấy số ca tử vong có thể ngăn chặn nhờ vaccine ở mức thấp nhất.

Theo dữ liệu của CDC Mỹ, cho đến nay, hơn 220 triệu người dân nước này đã được tiêm đủ liều vaccine cơ bản ngừa COVID-19, 100 triệu người trong số đó đã được tiêm mũi tăng cường đầu tiên. Tuy nhiên, khoảng 92 triệu người Mỹ đủ điều kiện tiêm - chiếm khoảng 50% số người hiện đủ điều kiện - vẫn chưa được tiêm mũi tăng cường.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 11
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bochum, Đức ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

FDA cấp phép sử dụng bộ kít xét nghiệm COVID-19, cảm cúm tại nhà

Ngày 16/5, Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng bộ kit xét nghiệm tại nhà đối với các bệnh đường hô hấp như COVID-19 hay cúm mùa. Người dân Mỹ có thể mua bộ kit này mà không cần đơn của bác sĩ.

Theo đó, FDA đã cấp phép sử dụng cho bộ xét nghiệm RT-PCR DTC đối với virus gây bệnh hô hấp mùa do công ty Labcorp nghiên cứu và sản xuất. Giám đốc Trung tâm thiết bị và y tế phóng xạ thuộc FDA Jeff Shuren cho biết mặc dù cơ quan này đã cấp phép nhiều xét nghiệm COVID-19 mà không cần đơn thuốc, nhưng đây là xét nghiệm đầu tiên được phép lưu hành dành cho xét nghiệm bệnh cúm và virus gây bệnh hợp bào hô hấp (RSV), cùng với COVID-19. Ông nêu rõ mọi cá nhân có thể tự mua, tự lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để lấy kết quả xét nghiệm mà không cần tư vấn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Việc lấy mẫu sử dụng bộ kit RT-PCR DTC giống như việc lấy dịch mũi khi xét nghiệm COVID-19. Sau khi gửi mẫu xét nghiệm đến phòng thí nghiệm, người dân có thể nhận kết quả trên một trang web. Ngoài virus SARS-CoV-2, bộ kit xét nghiệm của Labcorp có thể xác định virus gây cúm A, cúm B, RSV.

Cùng ngày, FDA cũng từ chối cấp phép sử dụng thuốc chống trầm cảm fluvoxamine trong điều trị COVID-19, cho rằng dữ liệu hiện có không cho thấy tính hiệu quả của loại thuốc này trong việc chống virus SARS-CoV-2.

Đức duy trì quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng

Hành khách sẽ vẫn bị yêu cầu đeo khẩu trang trên các chuyến bay của Đức ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã nới lỏng các biện pháp hạn chế để chống dịch bệnh COVID-19 đối với du khách.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 12
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em tại Berlin, Đức ngày 8/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Cho đến nay giới chức Đức chưa có kế hoạch dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các chuyến bay cho dù EU đã đưa ra hướng dẫn mới liên quan đến các quy định phòng chống dịch. Vì vậy, hành khách bay đến và đi từ Đức vẫn phải đeo khẩu trang khi lên, xuống máy bay và trong suốt hành trình bay.

Ngoài máy bay, đến nay Chính phủ Đức thông báo giới chức nước này chưa có kế hoạch dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng khác trong tương lai gần.

Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach giải thích rằng không thể dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng ở thời điểm này, khi Đức vẫn ghi nhận trên dưới 150 ca tử vong và 70.000 ca mắc mới mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng số ca mắc trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Cho đến nay, gần 76% dân số đã tiêm hai mũi vaccine phòng COVID-19 và khoảng 60% đã được tiêm mũi nhắc lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông TrumpTỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump
11:40:19 18/01/2025
Lễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại MỹLễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại Mỹ
12:10:14 18/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoàiCanada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài
19:46:49 18/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025

Tin đang nóng

Sao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu VySao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu Vy
06:18:45 20/01/2025
Rộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu VbizRộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu Vbiz
07:09:06 20/01/2025
4 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 34 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 3
08:43:16 20/01/2025
Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!
08:50:51 20/01/2025
Người đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho conNgười đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho con
06:28:06 20/01/2025
3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ
06:20:23 20/01/2025
Thiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốcThiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốc
08:53:57 20/01/2025
MC Đặng Quỳnh Chi sinh con đầu lòng ở tuổi U40MC Đặng Quỳnh Chi sinh con đầu lòng ở tuổi U40
07:12:28 20/01/2025

Tin mới nhất

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

09:24:40 20/01/2025
Trong không khí vui tươi, sôi nổi và đoàn kết, các sinh viên, khách mời của cả Việt Nam, Campuchia đã cùng nhau biểu diễn, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu và tình hữu nghị giữa thế...
Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

09:10:23 20/01/2025
Mặc dù đã quyết định sơ tán toàn bộ dân làng bị ảnh hưởng, nhưng tính đến ngày 19/1, chính quyền địa phương chỉ sơ tán được 517 người. Nhiều người từ chối sơ tán, với lý do họ đã quen với việc núi lửa phun trào và đang trong mùa thu hoạ...
Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

08:09:02 20/01/2025
Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo cũng thông báo đang phối hợp với Chính phủ Venezuela để nước láng giềng tiếp nhận những người bỏ chạy và cảm ơn Caracas vì những sự trợ giúp.
Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

08:08:42 20/01/2025
Ông Waltz, cựu nghị sĩ và là cựu binh từng tham gia hai đợt chiến đấu tại Afghanistan, đã đưa ra phát biểu nêu trên chỉ vài giờ sau khi một lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực tại vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá.
Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

08:07:08 20/01/2025
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin thông báo rằng cáp điện ngầm Norbalt nối Thụy Điển với Litva cũng có khả năng bị tàu Yi Peng 3 cố ý phá hoại. Con tàu hiện đang di chuyển qua Biển Đỏ.
Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

07:58:54 20/01/2025
Ngoài nghị sĩ Ahn Gyu Bach, Chương trình Xuân Quê hương 2025 còn có sự tham dự của lãnh đạo thành phố Seoul; lãnh đạo các hội hữu nghị Hàn - Việt, tập thể Đại sứ quán Lào tại Hàn Quốc cùng hơn 500 người Việt, bạn bè, doanh nghiệp Hàn Qu...
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

07:52:53 20/01/2025
Chuyến thăm Ấn Độ có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 4 hoặc vào mùa thu năm nay. Cũng có khả năng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ được ông Trump mời đến Nhà Trắng trong mùa xuân này.
Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

07:48:42 20/01/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại địa bàn, đặc biệt là chi nhánh công ty Metfone tại các tỉnh, đã đồng hành với Tổng lãnh sự quán trong công tác hỗ trợ cộng đồng.
Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

07:42:02 20/01/2025
Quốc gia này hiện nắm giữ nhiều kỷ lục Guinness thế giới, bao gồm mạng lưới lưu trữ nước uống lớn nhất với công suất 8,9 triệu mét khối/ngày và cơ sở lưu trữ nước uống lớn nhất tại Riyadh, đạt công suất 4,79 triệu mét khối/ngày.
Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

07:36:46 20/01/2025
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Asharq News của Saudi Arabia tuần trước, ông Abdi nói rằng SDF sẵn sàng hợp nhất với Bộ Quốc phòng Syria nhưng phải theo hình thức "một khối quân sự" và không bị giải thể.
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

06:01:30 20/01/2025
Trong khi các biện pháp thương mại cứng rắn nhất có thể sẽ nhắm vào Trung Quốc, nhiều công ty tại châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng do chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump thúc đẩy tái cơ cấu chuỗi cung ứng.
Israel tuyên bố kiên định với các mục tiêu ở Gaza

Israel tuyên bố kiên định với các mục tiêu ở Gaza

06:00:44 20/01/2025
Cùng ngày, Hamas cho biết lực lượng này đang chờ nhận danh sách 90 con tin được Israel thả như một phần của cuộc trao đổi con tin vào ngày đầu tiên của lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 12 có 2 con giáp sắp hết vận đen, tài chính nở rộ, 1 con giáp lại cần thận trọng

Cuối tháng 12 có 2 con giáp sắp hết vận đen, tài chính nở rộ, 1 con giáp lại cần thận trọng

Trắc nghiệm

09:44:38 20/01/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé. Chỉ cần vượt qua tháng 12 âm, 3 con giáp sẽ gặp thời đổi vận, đón năm mới Ất Tỵ 2025 trong sự giàu sang
T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

Mọt game

09:43:43 20/01/2025
Cùng gặp vấn đề nhưng T1 sáng cửa hơn Zeus rất nhiều. Một trong những drama lớn nhất giai đoạn cuối năm 2024 của làng LMHT chính là giữa T1 - Zeus.
Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Sáng tạo

09:40:53 20/01/2025
Phòng khách là một trong những không gian quan trọng của gia đình, thậm chí còn được xem là vị trí đắc địa vì là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi tiếp đón khách đến chơi.
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Lạ vui

09:38:57 20/01/2025
Những câu chuyện xoay quanh các sinh vật kỳ bí và đáng sợ luôn kích thích sự chú ý và trí tưởng tượng của công chúng. Từ những loài vật được cho là mang đến tai họa cho đến các ẩn bí ẩn chưa được giải đáp
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Sức khỏe

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Sao việt

08:49:25 20/01/2025
Sau biến cố cuộc sống và sức khỏe, NSƯT Hoài Linh sống đơn giản, suy nghĩ tích cực. Anh tìm niềm vui bên gia đình, thú vui đi rẫy, nuôi chim cá để tinh thần nhẹ nhõm.
Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Netizen

08:45:08 20/01/2025
Năm 2021, những bức ảnh chụp tại giường bệnh của Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân Ngân Châu, Chiết Giang do y tá bệnh viện chia sẻ đã thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng nước này.
Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Hậu trường phim

08:43:47 20/01/2025
Dù đảm nhận vai nữ phụ nhưng Yên Đan lại đang nhận được nhiều sự chú ý trong phim Đi về miền có nắng trên VTV3.
Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Sao thể thao

08:36:26 20/01/2025
Trận thua Fulham ở tối thứ Bảy là trận thua thứ bảy của họ tại Premier League - điều chỉ xảy ra 4 lần trong lịch sử của đội vô địch Premier League 2015/16.
Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao châu á

07:17:37 20/01/2025
Dư luận xứ tỷ dân đang tỏ ra ngán ngẩm với thái độ hành xử ngông nghênh, ngạo mạn, không biết đúng sai trước sau của Lý Minh Đức.
Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

Tin nổi bật

07:07:07 20/01/2025
Ngày 19/1, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip với nội dung một tài xế xe khách bị hành hung trên cabin tại quốc lộ 18 (đoạn qua phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).