COVID-19 tới 6 giờ sáng 30/5: Thế giới trên 400 ca tử vong; Triều Tiên dỡ bỏ phong tỏa phòng dịch

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 314.114 trường hợp mắc COVID-19 và 441 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 531 triệu ca, trong đó trên 6,31 triệu người tử vong vì đại dịch.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 30/5: Thế giới trên 400 ca tử vong; Triều Tiên dỡ bỏ phong tỏa phòng dịch - Hình 1
Nhân viên phun khử trùng nhằm phòng chống dịch COVID-19 tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 18/5/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 30/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 531.543.259 ca, trong đó có tổng cộng 6.310.707 người tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh lưu hành.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 502 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 22 triệu ca và trên 37.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 29/5, thế giới có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 32 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế tăng trở lại.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 30/5: Thế giới trên 400 ca tử vong; Triều Tiên dỡ bỏ phong tỏa phòng dịch - Hình 2
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 17/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “ nóng” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 24 giờ qua, Triều Tiên tiếp tục là quốc gia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất (với trên 89.000 ca), trong khi Đài Loan/Trung Quốc là nơi có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với 145 ca.

Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược “Không COVID” áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành “Không COVID linh hoạt”. Song Trung Quốc cũng đang khống chế hiệu quả đợt bùng phát này, với việc Thượng Hải công bố kế hoạch mở cửa trở lại một số dịch vụ công thiết yếu sau thời gian phong tỏa.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 29/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 30 ca tử vong. Trong ngày 29/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 3.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (24 ca).

COVID-19 tới 6 giờ sáng 30/5: Thế giới trên 400 ca tử vong; Triều Tiên dỡ bỏ phong tỏa phòng dịch - Hình 3
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN chỉ có ba quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.

Ngày 29/5, hãng thông tấn Kyodo dẫn một nguồn tin cho hay Triều Tiên đã dỡ bỏ các hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch COVID-19 tại thủ đô Bình Nhưỡng, vài tuần sau khi nước này phát hiện trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên.

Trước đó cùng ngày, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin tại cuộc họp quan trọng do nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì, Đảng Lao động Triều Tiên đã quyết định sẽ phối hợp “các quy định và hướng dẫn chống dịch trong bối cảnh tình hình chống dịch ổn định hiện nay”.

Triều Tiên ngày 29/5 đã nghi nhận hơn 89.500 ca sốt mới, nâng tổng số ca sốt lên hơn 3,44 triệu người kể từ cuối tháng 4, trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19 ở quốc gia Đông Bắc Á này. Theo KCNA, hiện có ít nhất 186.000 người đang được điều trị và hơn 3,26 triệu người đã hồi phục.

Ngày 12/5 vừa qua, Triều Tiên đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát, buộc nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ thị giới chức thực hiện phong tỏa cả nước. Ông Kim khioó yêu cầu “tất cả thành phố và huyện trên toàn bộ đất nước phong tỏa triệt để các khu vực của mình”. Ngoài ra, các nhà máy, doanh nghiệp và nhà cửa cần được phong tỏa và tái tổ chức để ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của virus”.

Nhật báo The Nation của Thái Lan ngày 29/5 đưa tin Cục Kiểm soát dịch bệnh (DDC) của nước này quyết định không tính các trường hợp có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 vào thống kê số ca mắc COVID-19 theo ngày.

Tiến sĩ Sumanee Wacharasint thuộc DDC ngày 28/5 cho biết phần lớn các ca xét nghiệm nhanh dương tính đều có triệu chứng nhẹ, rất ít triệu chứng hoặc không triệu chứng. Do đó, DDC quyết định không đưa số liệu này vào thống kê ca mắc COVID-19 theo ngày. Theo bà, việc không tính số ca nhiễm được xác nhận qua xét nghiệm nhanh không ảnh hưởng đến thống kê về số ca mắc, vì số liệu này sẽ chỉ tập trung vào những người có triệu chứng nặng và cần nhập viện. DDC dự kiến áp dụng cách thống kê số ca mắc mới bắt đầu từ tháng tới.

Tại Singapore, trong ngày 28/5, nước này đã ghi nhận thêm 3.323 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 1.293.369 ca. Trong số các ca nhiễm mới, có 3.244 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số người đang điều trị trong bệnh viện là 301 người, trong đó có 7 người đang phải điều trị tích cực. Tổng số ca tử vong do COVID-19 vẫn ở mức 1.383 ca.

Video đang HOT

Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 28/5 cho biết vẫn tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong các mẫu nước thải ở nhiều khu vực, cho thấy nguy cơ vẫn còn ca nhiễm trong cộng đồng.

Khoảng 140.000 bộ xét nghiệm kháng nguyên sẽ được phân phối cho người dân, nhân viên vệ sinh và nhân viên quản lý các tòa nhà tại các khu vực có kết quả xét nghiệm mẫu nước thải cho thấy có lượng virus tương đối cao, nhằm phát hiện các ca nhiễm. Chính quyền kêu gọi những người có kết quả xét nghiệm dương tính nhanh chóng thông báo với cơ quan chức năng thông qua các nền tảng trực tuyến.

Nhằm phòng ngừa dịch COVID-19, cơ quan bảo vệ môi trường và dịch vụ thoát nước của Hong Kong đã thu thập mẫu nước thải của tất cả các khu vực để làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Trong ngày 28/5, Hong Kong ghi nhận 116 ca mắc COVID-19 thông qua xét nghiệm acid nucleic và 154 trường hợp mắc được xác nhận qua xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Với việc số ca mắc mới COVID-19 giảm trong 6 ngày liên tiếp, chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc quyết định dỡ bỏ một số biện pháp kiểm soát dịch bắt đầu từ ngày 29/5.

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 28/5, đại diện chính quyền Bắc Kinh, ông Xu Hejian cho biết: “Các nỗ lực ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại Bắc Kinh đang trong giai đoạn quan trọng, chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang trạng thái ngăn ngừa và kiểm soát thông thường. Tuy nhiên nguy cơ bùng dịch vẫn còn và không thể xem nhẹ”.

Theo số liệu của chính quyền thành phố, đợt bùng phát mới đây đã nằm trong tầm kiểm soát với số ca mắc mới giảm 6 ngày liên tục. Có 8 trong số 16 khu vực của thủ đô không ghi nhận ca mắc mới trong 3 ngày liên tiếp, trong khi một số khu vực khác chỉ xuất hiện lác đác ca mắc.

Căn cứ vào tình hình mới, Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch linh hoạt, tùy vào tình hình của từng khu vực bắt đầu từ ngày 29/5. Cụ thể, tại các quận Phòng Sơn (Fangshan) và Thuận Nghĩa (Shunyi), người dân có thể đi làm trực tiếp trở lại, trong khi ở các quận Triều Dương (Chaoyang) và Thông Châu (Tongzhou), số người được làm việc trực tiếp tại văn phòng có thể tăng lên nếu cần thiết. Dịch vụ xe buýt, taxi, tàu điện ngầm sẽ được nối lại tại các quận Triều Dương, Thuận Nghĩa và Phòng Sơn, trừ các khu vực đang bị cách ly.

Tuy nhiên, quy định tạm ngừng phục vụ ăn uống tại nhà hàng vẫn có hiệu lực, trong khi chính quyền cũng tạm hoãn kế hoạch cho các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở học trực tiếp trở lại. Các trung tâm đào tạo trực tiếp, quán cà phê internet, quán karaoke và các hàng quán hoạt động dưới tầng hầm ở một số khu vực nhất định sẽ mở cửa muộn hơn, trong khi dịch vụ trang trí nội thất tại các khu dân cư chưa được hoạt động trở lại.

Ngày 29/5, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 12.654 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 18.080.323 ca. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Hàn Quốc có số ca nhiễm mới theo ngày dưới 20.000 ca và là mức thấp nhất trong các ngày Chủ nhật trong hơn 4 tháng qua.
Số bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng là 188 ca, mức thấp nhất trong hơn 10 tháng. Số ca tử vong tăng thêm 19 ca lên 24.158 ca. Tỷ lệ tử vong là 0,13%.
Trong những tuần qua, số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc có xu hướng giảm dần, sau khi làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra đạt đỉnh vào giữa tháng 3 với hơn 621.000 ca nhiễm mới theo ngày.
Tính đến ngày 28/5, có 44,58 triệu người, tương đương 86,9% dân số Hàn Quốc, đã tiêm đủ các mũi cơ bản phòng COVID-19 và 33,29 triệu người, tương đương 64,9% dân số, đã tiêm mũi tăng cường đầu tiên. Số người đã tiêm mũi tăng cường thứ hai là 4,05 triệu người, chiếm 7,9% dân số.
Trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu cải thiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã chuyển hướng từ truy vết nghiêm ngặt và điều trị sang tập trung vào những ca mắc COVID-19 nghiêm trọng và ngăn ngừa các ca tử vong. Kể từ tháng sau, KDCA sẽ triển khai các biện pháp nhằm đẩy nhanh công tác điều trị cho nhóm những người dễ bị tổn thương, bao gồm những người từ 60 tuổi trở lên, nhân viên các nhà dưỡng lão và những người có hệ miễn dịch yếu. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng triển khai các bước nhằm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường, đồng thời nới lỏng quy định đi lại.

Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) có thể xảy ra ngay cả ở những trường hợp lây nhiễm đột phá, tức là những trường hợp vẫn mắc COVID-19 dù đã tiêm chủng đầy đủ, trong đó người càng cao tuổi càng có nguy cơ đối mặt với những ảnh hưởng lâu dài.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Medicine, khoảng 30% số người mắc COVID-19 đột phá có các biểu hiện của COVID kéo dài. Nghiên cứu đã xem xét hồ sơ y tế của 13 triệu cựu chiến binh ở Mỹ, đa số là người da trắng với độ tuổi trung bình 60, trong đó gần 3 triệu người đã tiêm phòng COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 1-10/2021. Khoảng 1%, tương đương 34.000 người, đã mắc COVID-19 đột phá.

Một nghiên cứu khác của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy khoảng 20% số người trên 18 tuổi ở nước này có vấn đề về sức khỏe có thể liên quan đến việc đã mắc COVID-19 trước đây. Theo CDC, hội chứng COVID kéo dài có các triệu chứng dai dẳng hoặc rối loạn chức năng, bao gồm các triệu chứng tim mạch, phổi, huyết học, thận, nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh và tâm thần.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 'ca sốt'

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 486.000 ca mắc và 1.063 ca tử vong. Triều Tiên là quốc gia duy nhất ghi nhận trên 100.000 ca nhiễm mới. Đài Loan/Trung Quốc cũng trở thành điểm nóng mới với gần 95.000 ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 1
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch COVID-19 tại một trường học ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 28/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 530.700.188 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.308.968 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 486.142 và 1.063 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 501.237.384 người, 23.153.836 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 37.634 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Triều Tiên dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 100.470 ca; Đài Loan/Trung Quốc đứng thứ hai với 94.855 ca; tiếp theo là Mỹ (57.647 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 182 người chết trong ngày; tiếp theo là Đức với 147 ca và Italy 137 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 85.630.107 người, trong đó có 1.030.961 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.148.500 ca nhiễm, bao gồm 524.539 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.921.145 ca bệnh và 666.319 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 196 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 155 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 101,2 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 57,56 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 12,12 triệu ca và châu Đại Dương trên 8,6 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Triều Tiên ghi nhận trên 100.000 ca nhiễm mới

Hãng tin Triều Tiên KCNA cho biết, theo thông tin từ trụ sở cơ quan phòng chống dịch khẩn cấp của nhà nước, ngày 26/5, thêm hơn 100.470 người dân nước này đã bị sốt (giảm 5.040 người so với ngày hôm trước), 139.180 người hồi phục (giảm 17.840 người so với ngày hôm trước ) và có 1 trường hợp tử vong được ghi nhận từ 18h ngày 25/5 đến 18h ngày 26/5 trên cả nước.

Tính đến 18h ngày 26/5, kể từ cuối tháng 4, tổng số người bị sốt là 3.270.850 người, trong đó có hơn 3.037.690 (92,871%) đã khỏi và ít nhất 233.090 (7,177%) đang được điều trị. Số người chết là 69 và tỷ lệ tử vong là 0,002 %.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 3
Triều Tiên huy động quân đội tham gia vận chuyển thuốc men tại Bình Nhưỡng ngày 16/5/2022. Ảnh: KCNA/AP

WHO: Số ca mắc và tử vong đang trên đà giảm trên toàn cầu

Trong báo cáo hàng tuần về tình hình dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/5 cho biết số ca mắc và tử vong mới do COVID-19 vẫn đang trên đà giảm trên toàn cầu từ mức cao nhất hồi tháng 1.

Theo WHO, hơn 3,7 triệu ca mắc và 9.000 ca tử vong được ghi nhận trên toàn thế giới trong tuần trước, giảm tương ứng 3% và 11%. Số ca mắc mới COVID-19 chỉ còn tăng ở hai khu vực là châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương trong khi số ca tử vong duy trì ở mức ổn định hoặc giảm trên thế giới, ngoại trừ khu vực Trung Đông ghi nhận mức tăng 30%.

WHO cho biết tổ chức này đang theo dõi mọi biến thể phụ của Omicron trong nhóm "những biến thể đáng lo ngại". WHO lưu ý rằng những nước ghi nhận làn sóng dịch bệnh do biến thể phụ BA.2 của Omicron dường như ít chịu tác động bởi hai biến thể phụ khác là BA.4 và BA.5, vốn là nguyên nhân gây ra làn sóng dịch bệnh mới nhất tại Nam Phi.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 4
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học KwaZulu-Natal, Salim Abdool Karim, dường như Nam Phi đã vượt qua được làn sóng dịch bệnh mới nhất này. Ông dự báo một biến thể phụ khác của Omicron có thể sẽ xuất hiện vào tháng 6, khi giải thích rằng biến thể Omicron có một lượng biến thể phụ lớn như vậy đồng nghĩa biến thể này có nhiều khả năng tiến hóa.

Phong toả không giúp ích nhiều trong việc giảm tỷ lệ tử vong vì COVID-19

Theo một nghiên cứu của Đại học John Hopkins (Mỹ), các biện pháp phong toả đã cứu được 10.000 mạng sống tại châu Âu và Mỹ, cho thấy các biện pháp cứng nhắc có "tác động rất ít hoặc không tác động" đến việc giảm tỷ lệ tử vong vì COVID-19.

Nhóm chuyên gia kinh tế quốc tế của Đại học John Hopkins, Đại học Lund tại Thuỵ Điển và nhóm chuyên gia cố vấn Trung tâm Nghiên cứu chính trị của Đan Mạch, đã kết luận rằng phong toả chỉ giúp giảm 3% số ca tử vong tại Anh, Mỹ và châu Âu trong năm 2020. Cụ thể, số ca tử vong ở châu Âu giảm 6.000 ca và ở Mỹ là 4.000 ca. Để so sánh, các chuyên gia cho biết có khoảng 72.000 ca tử vong vì cúm tại châu Âu và 38.000 ca tại Mỹ hằng năm.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 5
Nhân viên giao thực phẩm cho người bị cách ly tại nhà vì nghi nhiễm COVID-19 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCTV/Yonhap

Tỷ lệ trên là tính tác động trung bình của tất cả các biện pháp phong toả. Nếu tính riêng những lệnh ở trong nhà, nhóm nghiên cứu ước tính con số này còn nhỏ hơn nữa, chỉ giảm 2% số ca tử vong. Trong khi đó, báo cáo trên chưa bao gồm các ca tử vong gián tiếp vì lệnh phong toả, tức là những ca tử vong vì các bệnh khác do không thể đến bệnh viện điều trị.

Kết luận của nhóm chuyên gia là "các biện pháp phong toả nghiêm ngặt không phải là cách hiệu quả để giảm tỷ lệ tử vong trong một đại dịch, ít nhất là trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất của đại dịch COVID-19".

Đáng chú ý là nghiên cứu đã chỉ ra rằng đeo khẩu trang là biện pháp phòng dịch hiệu quả nhất, dẫn tới giảm 18,7% số ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 6
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 21/5/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Các phát hiện mới về tác dụng của vaccine ngừa COVID-19

Hãng tin Reuters của Anh ngày 26/5 tổng hợp một số nghiên cứu gần đây liên quan đến COVID-19, trong đó có nghiên cứu về các trường hợp lây nhiễm đột phá và nghiên cứu về tác dụng của vaccine đối với bệnh nhân ung thư.

Theo một nghiên cứu quy mô nhỏ tại Hàn Quốc được đăng tải đầu tuần này trên tạp chí chuyên ngành JAMA Network Open, những người đã tiêm phòng đầy đủ vẫn mắc COVID-19 (lây nhiễm đột phá) truyền bệnh cho ít người hơn và thời gian lây truyền bệnh ngắn hơn so với những trường hợp tiêm phòng chưa đủ liều hoặc chưa tiêm phòng.

Theo các nhà khoa học, dữ liệu từ nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng rằng mặc dù có khả năng lây nhiễm đột phá, nhưng việc tiêm phòng vẫn rất hữu ích đối với việc kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 7
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Một nghiên cứu khác trên quy mô lớn hơn được đăng tải trên tạp chí Lancet Oncology ngày 23/5 vừa qua cho thấy các loại vaccine ngừa COVID-19 có tác dụng phòng ngừa bệnh này đối với hầu hết bệnh nhân ung thư, nhưng tác dụng ít hơn và hiệu quả bảo vệ giảm nhanh hơn so với những người không mắc bệnh ung thư.

Trong thời gian biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra hầu hết các ca mắc COVID-19 tại Anh, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 377.194 bệnh nhân ung thư và hơn 28 triệu người không có các khối u ác tính. Sau khi tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech hoặc của AstraZeneca, hiệu quả phòng bệnh tổng thể của vaccine ở những người không có khối u ác tính là 69,8% và ở những bệnh nhân ung thư là 65,5%. Tuy nhiên, 3 tháng sau đó, tỷ lệ này giảm xuống lần lượt còn 61,4% và 47%.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Quezon, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

Thụy Sĩ lên kế hoạch tiêu hủy hơn 620.000 liều vaccine ngừa COVID-19 hết hạn sử dụng
Giới chức y tế Thụy Sĩ ngày 27/5 cho biết nước này sẽ tiêu hủy hơn 620.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna đã hết hạn sử dụng vào thời điểm nhu cầu tiêm phòng loại vaccine này giảm đáng kể.

Theo một người phát ngôn của Cơ quan Y tế Liên bang Thụy Sĩ, nước này đã mua quá nhiều vaccine ngừa COVID-19 để thực hiện mục tiêu "bảo vệ người dân tại mọi thời điểm bằng các loại vaccine hiệu quả nhất có sẵn". Trong năm 2022, Thụy Sĩ, quốc gia đã dỡ bỏ các biện pháp y tế công cộng phòng đại dịch COVID-19, mua tổng cộng 34 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho khoảng 8,7 triệu dân. Hồi tháng 2 năm nay, nước này cho biết sẽ tài trợ tới 15 triệu liều vaccine dư thừa cho các nước nghèo vào giữa năm 2022, tuy nhiên số vaccine có thể tài trợ được cho những nước này trên thực tế hiện vẫn đang được thảo luận. Trong tháng 3, Thụy Sĩ thông báo đã mua ít nhất 14 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Moderna và hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech để phục vụ người dân vào năm 2023, và có nhiều giải pháp để lựa chọn nhằm tăng gấp đôi liều vaccine này. Ngoài ra, quốc gia trên cũng cho hay sẽ mua tới 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của một hãng dược phẩm khác.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 9
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna tại một trung tâm tiêm chủng ở Lausanne, Thụy Sĩ, ngày 19/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Thụy Sĩ và nước láng giềng Liechtenstein mới chỉ có hơn 70% dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19. Theo giới chức Thụy Sĩ, cho đến nay, nước này đã ghi nhận gần 3,7 triệu ca mắc bệnh và 13.325 ca tử vong.

Tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) ghi nhận các ca mắc COVID-19 tại khu vực biên giới
Ngày 27/5, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo đã ghi nhận tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng không rõ nguồn gốc tại các khu vực biên giới của tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc nước này.

ADVERTISING

X

Theo NHC, dịch bệnh có xu hướng lây lan từ các khu vực biên giới tới vùng nội địa. Tỉnh Cát Lâm có biên giới giáp cả Nga lẫn Triều Tiên. Hiện chưa rõ chính xác khu vực nào đang chịu ảnh hưởng và bao nhiêu ca mắc COVID-19 mới được phát hiện.

Trong 5 ngày qua, số ca nhiễm mới tại Cát Lâm đã duy trì ở mức một con số, với nhiều trường hợp gần biên giới Triều Tiên. Tỉnh này vẫn chưa xác nhận ca mắc COVID-19 nào trong số những người vừa trở về từ nước ngoài trong thời gian gần đây. Tháng trước, Trung Quốc đã đình chỉ dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt với Triều Tiên.

Theo thống kê của NHC, trong ngày 26/5, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 80 ca nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 45 ca tại Thượng Hải, 22 ca tại Bắc Kinh, 7 ca tại Thiên Tân, 2 ca tại Cát Lâm và 2 ca tại Tứ Xuyên. Số ca nhiễm không triệu chứng tại Trung Quốc đại lục là 274 ca, trong đó có 219 ca tại Thượng Hải. Số bệnh nhân mới bình phục là 216 người, trong khi có 3.272 người vẫn đang điều trị trong bệnh viện. Trong ngày 26/5, Thượng Hải đã ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 10
Người dân đến xét nghiệm COVID-19 tại một trung tâm xét nghiệm tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 27/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Những lo lắng trong đại dịch COVID-19 ở người mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Communications Medicine, sự lo âu muộn phiền tâm lý của người mẹ trong đại dịch COVID-19 có thể liên quan đến những thay đổi trong não bộ của thai nhi.

Nghiên cứu có sự tham gia của 65 phụ nữ mang thai (trong thời gian đại dịch từ tháng 6/2020 đến tháng 4/2021) và 137 người mang thai trước khi bùng phát dịch (từ tháng 3/2014 đến tháng 2/2020). Không tình nguyện viên nào mắc COVID-19 trong thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu đã đánh giá tác động tiềm tàng của đại dịch đối với phụ nữ mang thai và sự phát triển của bào thai, không tập trung nghiên cứu tác động của các ca mắc COVID-19.

Bà Catherine Limperopoulos và các cộng sự đã chụp cộng hưởng từ (MRI) não của thai nhi trong bụng những người mẹ mang bầu trước và trong đại dịch. Sau đó, họ đánh giá hình ảnh cấu trúc bề mặt não, trong đó có nếp gấp vỏ não và hình dạng nhăn nheo, cũng như độ sâu của các nếp nhăn trên bề mặt não.

COVID-19 tới 6h sáng 28/5: Ca mắc-tử vong tiếp đà giảm toàn cầu, riêng Triều Tiên trên 100.000 ca sốt - Hình 11
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu cho thấy 3 chỉ số đo cấu trúc và thể tích não đã giảm trong bào thai của nhóm mang bầu trong đại dịch so với nhóm mang bầu trước đại dịch. Sự phát triển của các cấu trúc này bị tác động tiêu cực của sự lo lắng, căng thẳng và muộn phiền. Khi so sánh với nhóm mang bầu trong đại dịch nhưng ít lo lắng hơn, các tác giả cũng thấy 3 chỉ số trên giảm so với nhóm mang bầu trước dịch.

Khi quan sát cấu trúc não, các tác giả cũng phát hiện sự hồi hoá (tức là quá trình hình thành các nếp gấp đặc trưng của vỏ não) đã chậm lại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những khác biệt khi so sánh các phát hiện khác nhau cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của não, không chỉ là mức độ lo lắng của người mẹ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nạn nhân sống sót kể khoảnh khắc cuối cùng trên máy bay Hàn Quốc gặp nạnNạn nhân sống sót kể khoảnh khắc cuối cùng trên máy bay Hàn Quốc gặp nạn
23:56:28 29/12/2024
Rơi máy bay hạng nhẹ ở UAE, 2 phi công thiệt mạngRơi máy bay hạng nhẹ ở UAE, 2 phi công thiệt mạng
09:10:26 30/12/2024
Chuyến đi định mệnh của 179 nạn nhân trong thảm kịch máy bay Hàn QuốcChuyến đi định mệnh của 179 nạn nhân trong thảm kịch máy bay Hàn Quốc
07:52:58 31/12/2024
Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạnPhát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn
22:16:10 30/12/2024
Quyền Tổng thống tuyên bố quốc tang 7 ngày, nhiều nước gửi lời chia buồn, số người thiệt mạng lên 177Quyền Tổng thống tuyên bố quốc tang 7 ngày, nhiều nước gửi lời chia buồn, số người thiệt mạng lên 177
05:03:28 30/12/2024
Tranh cãi về bức tường bê tông trong thảm kịch máy bay ở Hàn QuốcTranh cãi về bức tường bê tông trong thảm kịch máy bay ở Hàn Quốc
07:10:20 31/12/2024
Máy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USDMáy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USD
20:39:37 30/12/2024
Điều ít biết về dòng máy bay Boeing 737 vừa gặp nạn ở Hàn QuốcĐiều ít biết về dòng máy bay Boeing 737 vừa gặp nạn ở Hàn Quốc
06:58:15 30/12/2024

Tin đang nóng

Hải Dương: Xe ô tô mất lái lao thẳng vào rạp đám tang, nhiều người bị hất văngHải Dương: Xe ô tô mất lái lao thẳng vào rạp đám tang, nhiều người bị hất văng
17:00:47 31/12/2024
Bức ảnh của Mai Ngọc và chồng thứ 2 phơi bày 1 điều cuộc hôn nhân 17 năm không làm đượcBức ảnh của Mai Ngọc và chồng thứ 2 phơi bày 1 điều cuộc hôn nhân 17 năm không làm được
19:38:02 31/12/2024
Người tình đang mang thai van xin tái hợp, Huỳnh Hiểu Minh tuyên bố 1 câu khiến đối phương sốc nặngNgười tình đang mang thai van xin tái hợp, Huỳnh Hiểu Minh tuyên bố 1 câu khiến đối phương sốc nặng
17:51:04 31/12/2024
Gia đình 9 người thiệt mạng trong vụ nổ máy bay tại Hàn Quốc: Căn nhà trống trải, chú chó nhỏ vẫn ngóng chờ chủ quay vềGia đình 9 người thiệt mạng trong vụ nổ máy bay tại Hàn Quốc: Căn nhà trống trải, chú chó nhỏ vẫn ngóng chờ chủ quay về
19:56:51 31/12/2024
Định nghĩa "sinh ra ngậm thìa vàng" là đây: Con gái nữ MC đình đám học trường 700 triệu/năm, chơi gấu bông 320 triệu đồngĐịnh nghĩa "sinh ra ngậm thìa vàng" là đây: Con gái nữ MC đình đám học trường 700 triệu/năm, chơi gấu bông 320 triệu đồng
16:06:11 31/12/2024
Sốc: Mariah Carey bị tố ngoại tình với sao Hàn kém tận 17 tuổi, truyền thông Kbiz tung cả ảnh bằng chứng?Sốc: Mariah Carey bị tố ngoại tình với sao Hàn kém tận 17 tuổi, truyền thông Kbiz tung cả ảnh bằng chứng?
16:48:12 31/12/2024
Đây là sếp lớn đánh đập, mắng chửi Triệu Lộ Tư suốt 2 tiếng trong nhà vệ sinhĐây là sếp lớn đánh đập, mắng chửi Triệu Lộ Tư suốt 2 tiếng trong nhà vệ sinh
19:48:40 31/12/2024
Thực nghiệm hiện trường vụ đầu độc chồng và 3 cháu ruột bằng xyanuaThực nghiệm hiện trường vụ đầu độc chồng và 3 cháu ruột bằng xyanua
21:19:19 31/12/2024

Tin mới nhất

Đông Âu lo lắng khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga - Ukraine sắp hết hạn

Đông Âu lo lắng khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga - Ukraine sắp hết hạn

20:21:46 31/12/2024
EU từ lâu lập luận rằng các quốc gia thành viên vẫn nhập khẩu khí đốt của Nga qua Ukraine, đặc biệt là Áo và Slovakia, có thể xoay xở mà không cần lượng khí đốt này.
Nga dùng công nghệ mới "đánh đố" phòng không Ukraine trước mưa hỏa lực

Nga dùng công nghệ mới "đánh đố" phòng không Ukraine trước mưa hỏa lực

20:15:33 31/12/2024
Guardian dẫn các nguồn tin quân sự Ukraine giấu tên cho biết Nga đang tích hợp AI để tạo ra các bầy đàn UAV , cho phép các UAV Shahed phối hợp tấn công và vượt qua hệ thống phòng không của Kiev.
Bức tranh tương phản giữa xu hướng mua sắm và tiêu dùng ở Mỹ

Bức tranh tương phản giữa xu hướng mua sắm và tiêu dùng ở Mỹ

19:43:27 31/12/2024
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Walmart và Aldi đã trở thành điểm đến ưa thích của người tiêu dùng, bao gồm cả các hộ gia đình có thu nhập cao trên 100.000 USD/năm.
Vụ lao xe vào chợ Giáng sinh ở Đức: Nghi phạm bị nghi mắc bệnh tâm thần

Vụ lao xe vào chợ Giáng sinh ở Đức: Nghi phạm bị nghi mắc bệnh tâm thần

19:41:51 31/12/2024
Trong khi đó, các công tố viên cho biết Abdulmohsen đã bị tạm giam vì 5 tội danh giết người và 205 tội danh cố ý giết người, nhưng cho đến nay vẫn chưa bị buộc tội liên quan đến khủng bố.
Canada điều tra vụ máy bay gặp sự cố khi hạ cánh tại sân bay Halifax

Canada điều tra vụ máy bay gặp sự cố khi hạ cánh tại sân bay Halifax

19:39:35 31/12/2024
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, chiếc máy bay gặp nạn đã được di dời khỏi hiện trường và đường băng tại sân bay đã được mở lại để phục vụ các chuyến bay bình thường.
Kỳ vọng vào những điều tốt đẹp trong thông điệp Năm mới

Kỳ vọng vào những điều tốt đẹp trong thông điệp Năm mới

19:35:13 31/12/2024
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Tự do đối lập Peter Dutton cũng đã gửi thông điệp Năm mới, trong đó nhấn mạnh rằng năm 2025 là cơ hội để Australia trở lại đúng quỹ đạo .
Nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi thư cho Tổng thống Putin nói về kỳ vọng năm 2025

Nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi thư cho Tổng thống Putin nói về kỳ vọng năm 2025

19:23:18 31/12/2024
Hãng tin Kyodo cho biết thêm vào tháng 12, Triều Tiên nói rằng thoả thuận hợp tác quốc phòng với Liên bang Nga, được gọi là Thoả thuận Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đã chính thức có hiệu lực.
Chủ tịch Tập Cận Bình: Hợp tác chiến lược Trung Quốc - Nga đang đạt được tầm cao mới

Chủ tịch Tập Cận Bình: Hợp tác chiến lược Trung Quốc - Nga đang đạt được tầm cao mới

19:20:38 31/12/2024
Về phần mình, Tổng thống Putin cũng gửi lời chúc mừng chân thành tới Chủ tịch Tập Cận Bình nhân dịp Năm mới 2025. Trong lời chúc, nhà lãnh đạo Nga cũng chúc người dân Trung Quốc đón một Năm mới hạnh phúc và thịnh vượng.
Thủ tướng Nhật Bản lên kế hoạch gặp ông Donald Trump sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản lên kế hoạch gặp ông Donald Trump sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

19:17:07 31/12/2024
Tuy nhiên, các nguồn tin nói rằng Thủ tướng Ishiba cho rằng cả hai bên nên tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh song phương chính thức đầu tiên khi ông đến thăm Mỹ vào tháng 2 hoặc có thể sau đó.
Lực lượng Houthi tập kích tên lửa đạn đạo siêu thanh vào Israel

Lực lượng Houthi tập kích tên lửa đạn đạo siêu thanh vào Israel

19:14:26 31/12/2024
Tuyên bố trên được Đại sứ Danon đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới cùng ngày. Ông khẳng định Israel không có ý định tấn công Yemen, nhưng sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào từ khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen.
Trung Quốc dập tắt tin đồn cặp gấu trúc bị ngược đãi tại vườn thú ở Mỹ

Trung Quốc dập tắt tin đồn cặp gấu trúc bị ngược đãi tại vườn thú ở Mỹ

18:58:39 31/12/2024
Hành động thực thi pháp luật này trái ngược với việc Trung Quốc chỉ trích Mỹ vào năm ngoái về sức khỏe của một con gấu trúc tại Vườn thú Memphis sau khi những hình ảnh cho thấy nó trông gầy gò.
Syria tổ chức hội nghị toàn quốc bàn về tương lai đất nước

Syria tổ chức hội nghị toàn quốc bàn về tương lai đất nước

18:56:55 31/12/2024
Ngoại trưởng Kuwait Abdullah Ali Al Yahya cũng đã đến thăm Damascus cùng ngày 30/12 cùng với Jassim Mohammed Al Badawi, Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Bộ Ngoại giao Kuwait cho biết

Có thể bạn quan tâm

Soobin tung MV tiếp nối 'Đi để trở về', gợi nỗi nhớ nhà dịp tết

Soobin tung MV tiếp nối 'Đi để trở về', gợi nỗi nhớ nhà dịp tết

Nhạc việt

22:10:05 31/12/2024
Nam ca sĩ tiếp tục gợi nỗi nhớ nhà trong lòng những người con đang bôn ba bên ngoài, khi mùa tết, dịp gia đình đoàn viên đang đến gần.
Hoàng Thuỳ Linh lần đầu công khai xuất hiện hậu sinh con: Visual "xinh iu" nhưng camera lia đến vóc dáng mới giật mình!

Hoàng Thuỳ Linh lần đầu công khai xuất hiện hậu sinh con: Visual "xinh iu" nhưng camera lia đến vóc dáng mới giật mình!

Sao việt

22:06:50 31/12/2024
Khi camera lia đến những góc quay cận sắc vóc hiện tại của Hoàng Thuỳ Linh, cư dân mạng ngỡ ngàng vì mẹ bỉm lấy lại vòng eo thần tốc.
"Giải cứu" Yoona khỏi tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh JAV phản cảm

"Giải cứu" Yoona khỏi tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh JAV phản cảm

Sao châu á

22:04:17 31/12/2024
gười hâm mộ của Yoona đang kêu gọi nhà sản xuất cắt vai của Park Sung Hoon và giao lại cho người khác. Họ cho rằng danh tiếng xấu của nam diễn viên sẽ làm hoen ố đến hình ảnh của Yoona và cả bộ phim.
Tổng giám đốc vàng SJC vừa bị khởi tố: Nhận lương hơn 550 triệu/năm

Tổng giám đốc vàng SJC vừa bị khởi tố: Nhận lương hơn 550 triệu/năm

Pháp luật

22:02:10 31/12/2024
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 31/12, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin cụ thể về vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn ( Công ty SJC).
Nghị định 168: Tăng nặng mức xử phạt để răn đe từ sớm những người có ý định vi phạm

Nghị định 168: Tăng nặng mức xử phạt để răn đe từ sớm những người có ý định vi phạm

Tin nổi bật

21:31:50 31/12/2024
Hiện Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, các tuyến phức tạp về an toàn giao thông để tập trung xử lý nghiêm vi phạm.
Kaity Nguyễn có gì trong tay để 'đấu' với Trấn Thành, Thu Trang?

Kaity Nguyễn có gì trong tay để 'đấu' với Trấn Thành, Thu Trang?

Hậu trường phim

21:02:43 31/12/2024
Đường đua phim Tết năm nay thực chất chỉ là cuộc đua của Trấn Thành và Thu Trang bởi hai phim Bộ tứ báo thủ và Yêu nhầm bạn thân anh đều tham gia với các vai trò khác nhau.
Dàn hot boy của tuyển Thái Lan tại ASEAN Cup 2024

Dàn hot boy của tuyển Thái Lan tại ASEAN Cup 2024

Sao thể thao

20:04:27 31/12/2024
Suphanat Mueanta, Nicholas Mickelson và Jonathan Khemdee là những cầu thủ Thái Lan có ngoại hình ưa nhìn, thường xuyên được dân mạng truy lùng info .
Sinh nhật 18 tuổi được bố mẹ tặng xe tiền tỷ, nữ sinh Hà Nội bị chê "chỉ giỏi ăn bám": Xem profile, những người phán xét đành "câm nín"

Sinh nhật 18 tuổi được bố mẹ tặng xe tiền tỷ, nữ sinh Hà Nội bị chê "chỉ giỏi ăn bám": Xem profile, những người phán xét đành "câm nín"

Netizen

19:32:15 31/12/2024
Suốt nhiều năm, Bảo Chi luôn chứng tỏ, sự yêu thương và tin tưởng của gia đình dành cho mình là điều đúng đắn.
Bí kíp cứu dạ dày mùa tiệc tất niên

Bí kíp cứu dạ dày mùa tiệc tất niên

Sức khỏe

19:12:16 31/12/2024
Trong cuộc nhậu, nhiều người thường chỉ mải uống mà quên ăn. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do hạ đường máu.
Liệu LNG từ Mỹ có lấp đầy được khoảng trống khí đốt Nga tại châu Âu?

Liệu LNG từ Mỹ có lấp đầy được khoảng trống khí đốt Nga tại châu Âu?

18:49:51 31/12/2024
Việc thay thế khí đốt của Nga bằng LNG của Mỹ có thể làm tăng chi phí vận chuyển và giá cả ở châu Âu.