COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 752.863 trường hợp mắc COVID-19 và 3.000 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 507 triệu ca, trong đó trên 6,23 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 1
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 6/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 22/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 507.577.649 ca, trong đó có tổng cộng 6.235.065 người tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 459 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 41 triệu ca và trên 42.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 21/4, thế giới có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 54 nước có người tử vong vì căn bệnh này. Trong 24h qua, so với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang tăng trở lại.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “ nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 24 giờ qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (với trên 134.000 ca), trong khi Anh là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 640 ca.

Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược “Không COVID” áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành “Không COVID linh hoạt”.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 21/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 261 ca tử vong. Trong ngày 21/4, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 21.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (124 ca).

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại lễ diễu hành nhân dịp Tết Songkran ở Ayutthaya, Thái Lan, ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác. Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar và Singapore.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với tổng cộng hơn 187,9 triệu ca mắc và hơn 1,8 triệu ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 146,4 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận hơn 97,6 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong, trong khi Nam Mỹ có hơn 56,6 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong.

Đến nay, COVID-19 chưa chính thức được coi là bệnh đặc hữu trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng ngay cả khi các biện pháp phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng được tăng cường, COVID-19 vẫn nghiêm trọng hơn bệnh cúm. Đáng chú ý, một nữ nhân viên y tế ở Tây Ban Nha đã mắc COVID-19 hai lần trong vòng 20 ngày. Đây được cho là khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mắc được ghi nhận kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 4
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel ngày 1/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu cho thấy nữ nhân viên y tế 31 tuổi nhiễm biến thể Delta trước, tiếp đó nhiễm biến thể Omicron. Người này đã mắc COVID-19 vào tháng 12/2021, khoảng 12 ngày sau khi cô tiêm mũi vaccine tăng cường. Cô không có triệu chứng bệnh và đã thực hiện cách ly 10 ngày. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi quay lại làm việc vào tháng 1/2022, cô bắt đầu có những triệu chứng nhiễm virus như ho, sốt và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh trường hợp này cho thấy kể cả những người đã tiêm phòng COVID-19 và từng mắc bệnh cũng không nên chủ quan rằng họ sẽ được bảo vệ trước nguy cơ tái nhiễm.

Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, hiện có hơn 82,4 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 1 triệu ca tử vong. Trong bối cảnh nhà chức trách bang Miami đã dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, các chuyên gia y tế vẫn khuyến nghị người dân duy trì việc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khi đến các khu vực khép kín có đông người tụ tập. Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người có nguy cơ cao mắc COVID-19 có thể tiếp tục sử dụng các loại khẩu trang chất lượng cao để bảo vệ bản thân. Theo bà Emily Sickbert-Bennett, Giám đốc phòng chống nhiễm trùng tại Trung tâm Y tế UNC, duy trì đeo khẩu trang khi những người khác không đeo vẫn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, song không thể hiệu quả như khi tất cả mọi người đều đeo khẩu trang.

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết Mexico có thể tuyên bố chấm dứt đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong giảm liên tiếp trong vòng một tháng qua xuống còn bình quân gần 2.000 ca nhiễm/ngày và 40 ca tử vong/ngày. Theo dự báo của PAHO, đại dịch ở Mexico nhiều khả năng kết thúc vào tháng 5 tới, khi phần lớn dân số trên 18 tuổi sẽ được tiêm 1-2 liều vaccine tăng cường và triển khai tiêm cho trẻ trên 5 tuổi.

Tại châu Á, Thái Lan đang xem xét nới lỏng hơn nữa các hạn chế về nhập cảnh, kể cả việc rút ngắn thời gian cách ly đối với những người chưa được tiêm chủng và điều chỉnh chương trình “Xét nghiệm và Lên đường” (Test & Go) dành cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Trước đó, Bộ Y tế nước này đã đề xuất nới lỏng các biện pháp xét nghiệm đối với du khách nhập cảnh. Thời gian cách ly đối với những du khách chưa được tiêm phòng có thể giảm xuống, nếu hệ thống cách ly đáng tin cậy được thiết lập. Chương trình “Test & Go” dành cho khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ và những người Thái Lan về nước cũng có thể được điều chỉnh khi các quốc gia khác đã nới lỏng những hạn chế nhập cảnh.

Dự kiến, những thay đổi sẽ có hiệu lực từ 1/5.

Trong khi đó, Hàn Quốc đang từng bước đưa việc dạy và học trở lại bình thường khi số ca mắc đã giảm xuống dưới 100.000 ca/ngày. Bắt đầu từ ngày 1/5, tất cả học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn Hàn Quốc sẽ trở lại trường học trực tiếp, với chương trình các môn học và hoạt động ngoại khóa như bình thường.

Việc xét nghiệm COVID-19 cũng sẽ được thay đổi thành “tự nguyện”. Các hoạt động như các khóa học trải nghiệm quy mô nhỏ dựa trên các lớp học và năm học sẽ được bắt đầu tổ chức lại, trong khi việc tổ chức các chuyến đi thực tế hay phải lưu trú ở nơi khác sẽ do nhà trường quyết định sau khi trưng cầu ý kiến của giáo viên và học sinh. Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyến nghị các trường cao đẳng, đại học hoàn toàn có thể chuyển đổi hình thức giảng dạy trực tuyến sang giảng dạy trực tiếp tùy theo tình hình thực tế.

Video đang HOT

Tại Trung Quốc, khu hành chính đặc biệt Hong Kong đã nới lỏng giãn cách theo từng giai đoạn từ ngày 21/4 nhằm từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế- xã hội. Trong giai đoạn 1, các nhà hàng được phục vụ khách ăn tại chỗ đến 22h00, thay vì 18h00. Khách hàng phải quét mã QR bằng ứng dụng di động “An tâm xuất hành” trước khi vào quán và nhân viên sẽ kiểm tra “thẻ thông hành vaccine” của khách. Chính quyền Hong Kong cũng đã cho phép mở cửa trở lại các cơ sở thể thao trong nhà và ngoài trời, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện, địa điểm giải trí công cộng, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim cũng như các cơ sở tôn giáo… Từ ngày 19/4, nhiều trường học cũng đã nối lại việc học trực tiếp theo từng giai đoạn sau nhiều tháng học trực tuyến. Các trường mẫu giáo sẽ nối lại các lớp học trực tiếp nửa ngày theo từng giai đoạn, sớm nhất vào ngày 3/5. Giáo viên, nhân viên và học sinh được yêu cầu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hàng ngày, nếu có kết quả âm tính mới được đến trường. Chính quyền Hong Kong cũng đã phân phát bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho các trường. Tuy nhiên, các bể bơi, bãi biển, quán bar, câu lạc bộ đêm và phòng xông hơi vẫn đóng cửa. Trong khi đó, thành phố Thượng Hải vẫn duy trì các biện pháp hạn chế do số ca mắc mới tăng trở lại. Chính quyền thành phố lớn nhất Trung Quốc này đã thông báo tạm thời tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, kể cả ở những quận đã khống chế được chuỗi lây nhiễm trong bối cảnh số ca mắc mới bên ngoài các khu cách ly ở thành phố này tăng trở lại.

Liên quan đến vaccine dành cho trẻ em nhỏ, hãng dược phẩm Moderna có kế hoạch vào cuối tháng này nộp đơn lên cơ quan quản lý y tế Mỹ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo nhà sản xuất dược phẩm này, phác đồ tiêm 2 liều vaccine của Moderna có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm khoảng 38% ở trẻ từ 2 – 5 tuổi, trong khi tỉ lệ này ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 44%. Trong một thông báo hồi tuần trước, các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cũng cho biết liều thứ 3 của vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng này phối hợp bào chế đã tạo ra sự bảo vệ đáng kể chống lại biến thể Omicron ở trẻ em khỏe mạnh từ 5-11 tuổi.

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago, trong thời gian trước khi xuất hiện biến thể Omicron, việc mắc COVID-19 có triệu chứng ở những người chưa tiêm vaccine sẽ tạo miễn dịch ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm tương tự như tiêm vaccine công nghệ mRNA và khả năng bảo vệ thậm chí dài hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ lên đến 85% trước nguy cơ tái nhiễm, giảm 88% nguy cơ nhập viện. Mức độ bảo vệ này ổn định và không giảm trong thời gian lên đến 9 tháng kể từ lần nhiễm đầu tiên. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách vaccine và y tế cộng đồng vì cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên trước nguy cơ bệnh nặng và nhẹ tương tự như vaccine công nghệ mRNA tạo ra. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vaccine trước nguy cơ bệnh nhẹ đã cho thấy sự giảm dần sau 6 tháng. Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế nhận định dù việc mắc COVID-19 có thể tạo ra khả năng bảo vệ tương tự như vaccine công nghệ mRNA, nhưng tiêm chủng vẫn là biện pháp an toàn hơn đáng kể để có được khả năng miễn dịch đó.

Một nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển) cho thấy tiếp xúc với các vật chất gây ô nhiễm không khí dù chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người trưởng thành trẻ tuổi. Điều này nhấn mạnh vai trò của chất lượng không khí trong đại dịch và phản ánh cái giá sức khỏe mà con người phải trả do ô nhiễm. Theo kết quả nghiên cứu, người trẻ hít phải một số khói bụi ô nhiễm do các phương tiện giao thông xả ra sẽ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các loại bụi PM10 và PM2,5 trong 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm PCR có thể làm tăng nguy cơ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Nguy cơ dương tính cũng tăng nếu người đó tiếp xúc với carbon đen một ngày trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ giữa việc hít phải khí NO2 và nguy cơ mắc COVID-19. Những mối liên hệ này cũng không chịu tác động bởi các yếu tố khác như giới tính, thói quen hút thuốc, tình trạng thừa cân hay bệnh hen.

Một tin vui là các nhà nghiên cứu tại Viện truyền nhiễm và miễn dịch Peter Doherty (Australia) mới đây đã tiến hành kiểm tra mức độ hiệu quả của các sản phẩm tẩy rửa gia dụng phổ biến trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 bám trên các bề mặt. Nghiên cứu cho thấy nước rửa bát, chất tẩy trắng và cồn rất hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2, trong khi dấm hoàn toàn không có tác dụng này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra độ đậm đặc tối thiểu mà người dùng có thể pha loãng sản phẩm tẩy rửa gia dụng mà vẫn ngăn chặn được virus SARS-CoV-2. Tiến sĩ Julie McAuley cho biết để tạo ra dung dịch làm sạch hiệu quả, chỉ cần hòa tan lượng hóa chất bình thường như khi rửa bát (2ml hóa chất trên 1l nước), sau đó dùng dung dịch này lau sạch những bề mặt có khả năng chứa virus và để khô tự nhiên.

Với chất tẩy trắng, kết quả cho thấy khi pha 5ml hóa chất vào 1 lít nước là đã có thể khử khuẩn bề mặt nhà tắm. Nước rửa tay chứa cồn, hoặc dung dịch sử dụng để làm sạch bề mặt cần phải chứa 40% cồn mới phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá xem liệu việc kết hợp nhiều sản phẩm gia dụng có tăng mức độ khử trùng hay không. Kết quả cho thấy việc kết hợp cả thuốc tẩy trắng và nước rửa bát không hiệu quả hơn so với việc dùng riêng từng loại để diệt virus.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên trộn chung nhiều hóa chất, do một số chất khử trùng gia dụng có chứa những chất đệm có khả năng làm mất tác dụng chống virus của những hóa chất khác khi trộn lẫn. Toàn bộ thông tin về những sản phẩm, dung dịch thử nghiệm và kết hợp đều đã được công bố để giúp người dùng có thể lên kế hoạch khử trùng bề mặt an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm tại nhà và công sở.

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 856.000 ca mắc COVID-19 và 2.889 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 506,7 triệu ca, trong đó trên 6,23 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 1
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (187.233 ca), Pháp (155.711 ca) và Hàn Quốc (111.283 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (508 ca), Đức (361 ca) và Mỹ (236 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 82,4 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,01 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 522.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 662.000 ca tử vong.

Hơn 12,9 triệu trẻ mắc COVID-19 tại Mỹ kể khi dịch bệnh bùng phát

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Bidderford, Maine, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo báo cáo cập nhật của Viện hàn lâm Nhi khoa (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện Nhi của Mỹ, trên 12,9 triệu trẻ em tại nước này đã mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát, chiếm 19% tổng số ca mắc trên cả nước.

Báo cáo nêu rõ trong tổng số ca bệnh nhi nói trên, 116.000 ca mắc mới trong 4 tuần qua. Kể từ tuần đầu tiên của tháng 9/2021, giới chức y tế Mỹ ghi nhận thêm gần 7,9 triệu ca bệnh nhi mắc COVID-19 trên cả nước. Chỉ riêng trong tuần kết thúc vào ngày 14/4 vừa qua, đã có tới hơn 33.000 ca mắc mới là trẻ em.

AAP nhấn mạnh cần gấp rút thu thập thêm nhiều dữ liệu về tác động đối với từng nhóm tuổi cụ thể để có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh liên quan tới các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng như các tác động tiềm tàng đối với trẻ em trong dài hạn.

APP cũng cho rằng điều quan trọng là phải thừa nhận đại dịch đang gây những tác động tức thời đối với sức khỏe của trẻ em. Các quốc gia trên thế giới cần xác định và giải quyết những ảnh hưởng lâu dài về thể chất, tinh thần, khả năng hòa nhập và gắn kết xã hội của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ở thế hệ này.

Báo cáo trên được đưa ra sau khi giới chuyên gia Mỹ cho biết tình trạng trẻ em tại nước này mắc chứng lo âu, trầm cảm đã gia tăng từ vài năm nay nhưng những căng thẳng, bất an trong đại dịch COVID-19 càng khiến tình hình thêm trầm trọng. Theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, đầu năm 2021, số ca trẻ em gái phải cấp cứu vì các vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến tự tử, tăng 51% so với năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Tỷ lệ tăng ở trẻ em trai là 4% Tình trạng trẻ em nhập viện vì rối loạn ăn uống, lo âu, căng thẳng cũng tăng gấp đôi trong cùng thời gian này.

Thượng Hải (Trung Quốc) thận trọng nới lỏng phong tỏa

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 3
Chốt chặn được dựng trên một tuyến phố tại Thượng Hải (Trung Quốc) khi chính quyền thành phố áp đặt lệnh phong tỏa phòng chống dịch COVID-19, ngày 1/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Ngày 20/4, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) tiếp tục nới lỏng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài nhiều tuần qua dù ghi nhận thêm một số ca tử vong và hàng chục nghìn ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày.

Từ ngày 18/4, khoảng 12 triệu người ở một số khu vực đã được phép ra khỏi nhà, trong khi nhiều khu vực khác vẫn áp đặt quy định hạn chế. Ngày 19/4, nhà máy của hãng xe điện Tesla (Mỹ) ở Thượng Hải đã chính thức mở cửa trở lại sau hơn 3 tuần dừng hoạt động. Tesla nằm trong số 666 công ty mà Chính phủ Trung Quốc công bố tuần trước, được ưu tiên mở cửa trở lại cũng như duy trì hoạt động tại Thượng Hải.

Việc nới lỏng hạn chế diễn ra trong bối cảnh giới chức y tế Thượng Hải ngày 20/4 cho biết đã cắt đứt được chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, và tình hình dịch tại thành phố có xu hướng giảm trong những ngày gần đây. Trong ngày 19/4, Thượng Hải ghi nhận 16.407 ca mắc không triệu chứng, giảm so với 17.332 ca một ngày trước đó. Số ca mắc có triệu chứng cũng giảm từ 3.084 xuống 2.494 ca. Trong số các ca mắc mới, 390 ca được ghi nhận ở ngoài khu cách ly, giảm so với 550 ca một ngày trước.

Thành phố này cũng mới ghi nhận thêm 7 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong trong làn sóng dịch nhất lên 17. Theo giới chức thành phố, các bệnh nhân tử vong do COVID-19 ngày 20/4 đều có sẵn các bệnh nền như ung thư phổi và tiểu đường, trong đó 5 trường hợp ở độ tuổi ngoài 70. Tính từ tháng 3 đến nay, thành phố đã phát hiện hơn 400.000 ca mắc COVID-19, song chỉ mới ghi nhận các ca tử vong liên quan từ ngày 18/4.

Kể từ tháng 3 vừa qua, thành phố Thượng Hải với 25 triệu dân đã áp đặt lệnh phong tỏa, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà khi số ca mắc mới COVID-19 theo ngày vượt ngưỡng 25.000 ca. Thành phố lớn nhất Trung Quốc đang tiến tới mở cửa trở lại trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn do các biện pháp phong tỏa và tình trạng thiếu lương thực.

Tính chung cả Trung Quốc đại lục, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết ngày 19/4 đã ghi nhận 2.753 ca mắc có triệu chứng trong khi có 17.066 ca mắc COVID-19 không triệu chứng.

Hàn Quốc ghi nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm các biến thể phụ XE và XM

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 15/4/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết ngày 19/4 nước này đã ghi nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm các dòng phụ XE và XM của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Theo thông báo, trong số các ca nhiễm trên có 2 ca nhiễm XE và một ca nhiễm XM. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy XE - biến thể phụ tái tổ hợp giữa hai dòng phụ BA.1 và BA.2 của Omicron - có tốc độ lây nhiễm cao hơn khoảng 10% so với Omicron. XE được phát hiện lần đầu ở Anh vào ngày 19/1.

Liên quan tình hình dịch COVID-19, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) ngày 20/4 thông báo có 111.319 ca mắc mới ở nước này trong 24 giờ qua, trong đó có 17 ca nhập cảnh, đưa tổng số ca mắc lên 16.583.220 ca. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Hàn Quốc ở dưới ngưỡng 200.000 ca.

Theo KCDA, số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc đã giảm 43% so với một tuần trước đó, dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron đang suy yếu. Kể từ đỉnh điểm đợt bùng phát dịch do Omicron, với 621.178 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận ngày 17/3, số ca mắc mới liên tục có chiều hướng giảm. Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc hiện là 0,78%.

Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 ở Hàn Quốc trong 24 giờ qua là 166 ca, đưa tổng số ca tử vong vì bệnh này lên 21.520 ca. Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 hiện ở mức 0,13%.

Ngày 18/4 vừa qua, Hàn Quốc đã dỡ bỏ phần lớn quy định phòng chống dịch COVID-19 để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ vượt qua các tác động của dịch bệnh và từng bước đưa cuộc sống bình thường trở lại. Tuy nhiên, nước này vẫn áp dụng quy định đeo khẩu trang cả ở trong nhà và ngoài trời.

Ngày 20/4, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae thông báo nước này sẽ mở cửa trở lại tất cả các trường học từ mẫu giáo đến trung học kể từ tháng 5 tới. Các hoạt động sinh hoạt nhóm và chuyến đi do nhà trường tổ chức cũng được cho phép trở lại.

Khoảng 50% dân số Thái Lan miễn dịch với virus SARS-CoV-2

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh (DoDC) của Thái Lan, khoảng một nửa dân số nước này hiện đã đạt được khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, song vẫn thấp hơn mục tiêu mà Chính phủ Thái Lan đặt ra là 80% dân số đạt được khả năng này.

Giám đốc khoa dịch tễ học thuộc DoDC, Tiến sĩ Chakkarat Pitayowonganon, cho biết ước tính khoảng 10% trong 67,5 triệu dân ở nước này đã mắc COVID-19 cho đến nay. Và khi kết hợp với những người đã tiêm 2 mũi vaccine cơ bản và 1 mũi vaccine tăng cường, thì những người có khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, chiếm khoảng 50% dân số nước này. Tiến sĩ Chakkarat cho biết cần phải ưu tiên tiêm mũi vaccine tăng cường nhất là cho những nhóm người dễ lây nhiễm như người già, người mắc các bệnh nền nghiêm trọng.

Theo Tiến sĩ Chakkarat, trong kỳ nghỉ lễ Songkran vào tuần trước, nhiều người ở độ tuổi lao động ở Thái Lan đã tham gia các hoạt động những nơi công cộng. Nếu bị mắc COVID-19, nguy cơ bệnh tiến triển nặng ở nhóm này là thấp bởi phần lớn đã tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản và 1 hoặc 2 mũi vaccine tăng cường. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là họ có thể truyền virus cho những người thuộc nhóm dễ lây nhiễm khi về thăm gia đình và bạn bè trong kỳ nghỉ lễ Songkran bởi 55% trong nhóm dễ bị lây nhiễm chưa tiêm mũi vaccine nào. Bên cạnh đó, nhiều người ở thành phố về quê nhân dịp này cũng mang theo virus về, làm gia tăng lo ngại về số ca mắc COVID0-19 có thể tăng vọt sau kỳ nghỉ lễ.

Israel dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 6
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Ramat Gan, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 20/4, Chính phủ Israel đã quyết định dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín, trong bối cảnh dịch COVID-19 tại nước này tiếp tục xu hướng giảm đi.

Thông báo chung của Thủ tướng Naftali Bennett và Bộ trưởng Y tế Nitzan Horowitz cho hay: "Quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín sẽ được dỡ bỏ kể từ 20 giờ ngày 23/4, sau khi được Uỷ ban Y tế thuộc Quốc hội thông qua". Tuy nhiên, quyết định này không được áp dụng tại các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, cơ sở dưỡng lão, các chuyến bay cũng như những người cần cách ly.

Israel từng dỡ bỏ quy định về đeo khẩu trang trong nhà hồi tháng 6/2021 nhưng khôi phục lệnh cấm này chỉ 2 tuần sau đó do làn sóng lây nhiễm mạnh từ biến thể Delta.

Mức độ lây lan của dịch COVID-19 tại Israel trong thời gian gần đây đã giảm mạnh, với hệ số lây nhiễm cơ bản R ở mức khoảng 0,75. Ngày 20/4, Bộ Y tế Israel thông báo ghi nhận thêm 4.583 trường hợp lây nhiễm mới, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Israel hiện có 220 bệnh nhân COVID-19 nặng, so với mức cao gấp 6 lần tại thời điểm cách 6 tuần.

Giáo sư Roni Gamzu, Giám đốc bệnh viện Ichilov và là cựu phụ trách chiến dịch chống COVID-19 của Israel cho biết "nhiều người Israel ra nước ngoài ngạc nhiên khi thấy dịch COVID-19 giảm mạnh ở hầu hết các nước. Đã đến lúc Israel dỡ bỏ các quy định các quy định hạn chế ở không gian kín, trong đó có trường học bởi dịch COVID-19 hiện không còn nguy hiểm như trước".

Thủ đô Ấn Độ khôi phục quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ahmedabad, Ấn Độ ngày 25/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chức thành phố New Delhi đã khôi phục yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc để phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới tại thủ đô của Ấn Độ tăng trở lại trong những ngày gần đây.

Chia sẻ trên Twitter, Thống đốc bang Delhi Anil Baijal cho biết sau khi đánh giá tốc độ gia tăng số ca mắc mới trong thời gian gần đây, với sự cố vấn từ các chuyên gia, giới chức quyết định đẩy mạnh công tác xét nghiệm, tập trung tiêm phòng cho các nhóm dân số dễ chịu tổn thương và đảm bảo triển khai thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch. Hiện tỷ lệ nhập viện điều trị COVID-19 vẫn ở mức dưới 1% nhưng ông Baijal cho biết việc khôi phục quy định đeo khẩu trang tại những nơi công cộng là điều cần thiết.

Ngày 20/4, Ấn Độ ghi nhận 2.067 ca mắc mới, trong đó vùng Delhi chiếm 30%. Như vậy, đến nay Ấn Độ đã ghi nhận hơn 43 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 522.006 ca tử vong. Vài tuần trước, hầu hết các quy định phòng dịch tại Ấn Độ đã được dỡ bỏ, trong đó có quy định phạt những người không đeo khẩu trang. Trong những ngày gần đây, số ca mắc mới liên tục dao động quanh mốc cao nhất trong một tháng. Một số quận ở miền Nam, lân cận thủ đô New Delhi, cũng đã khôi phục quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Cùng giai đoạn này năm 2021, Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao nhất thế giới.

Nhật Bản cân nhắc tiêm vaccine mũi 4 cho người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 8
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại Tokyo, Nhật Bản ngày 12/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản ngày 19/4 cho biết nước này đang cân nhắc khả năng tiêm mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 cho người cao tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, phù hợp với khuyến nghị của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.

Theo các nguồn tin trên, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng sẽ cân nhắc tiêm mũi vaccine thứ 4 cho các nhân viên y tế, sau khi một số chuyên gia lên tiếng ủng hộ động thái này.
Bộ trên sẽ hoàn tất kế hoạch này sau khi nghe ý kiến của giới chuyên gia trong cuộc họp của hội đồng vaccine dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/4 tới.

Động thái trên sẽ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 của Nhật Bản, vì cho đến nay nước này đã bao phủ tiêm chủng ở phạm vi rộng các nhóm tuổi.

Hai bang đông dân nhất Australia tiến tới nới lỏng quy định phòng dịch

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 9
Hành khách tại sân bay quốc tế Sydney, Australia ngày 21/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Hai bang đông dân nhất của Australia là New South Wales (NSW) và Victoria có kế hoạch dỡ bỏ một trong những quy định chống dịch COVID-19 cuối cùng còn áp dụng, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron dần hạ nhiệt.

Hiện hai banh NSW và Victoria vẫn đang áp dụng quy định cách ly 7 ngày đối với những người có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Quy định này đã gây ra một số trở ngại đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ và khách sạn, trong việc duy trì lượng nhân sự cần thiết để vận hành. Tuy nhiên, khi biến thể phụ BA.2 có dấu hiệu suy yếu, có thông tin cho rằng Thủ hiến bang NSW Dominic Perrottet và Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đang lên kế hoạch bãi bỏ quy định cách ly tại nhà.

Phát biểu với báo giới ngày 19/4, Thủ hiến bang Victoria cho biết số ca mắc mới COVID-19 trong trung bình 7 ngày ở bang này đang có chiều hướng giảm và đỉnh dịch đã qua.

Cùng ngày, Ủy ban phục hồi kinh tế và COVID-19 của bang NSW đã tổ chức cuộc họp thảo luận các vấn đề liên quan tình hình dịch bệnh, trong đó nhất trí ưu tiên nới lỏng các quy định cách ly nghiêm ngặt, tạo điều kiện phục hồi kinh tế.

Bộ trưởng Y tế bang NSW Brad Hazzard xác nhận khả năng cao chính quyền các bang sẽ nới lỏng yêu cầu cách ly, song cho biết những thay đổi như vậy vẫn sẽ được giám sát chặt chẽ, bên cạnh việc duy trì quản lý sức khỏe cộng đồng nói chung.

Hy Lạp tiếp tục nới lỏng các hạn chế

Ngày 20/4, Bộ trưởng Y tế Hy Lạp Thanos Plevris khẳng định nước này hướng tới sống chung với đại dịch COVID-19 trong bối cảnh chính phủ chuẩn bị tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế để thúc đẩy phục hồi du lịch.

COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thượng Hải thận trọng nới phong tỏa; 12,9 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc bệnh - Hình 10
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Promachonas, Hy Lạp ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Athens, Bộ trưởng Plevris cho rằng sau 2 năm đại dịch hoành hành, Hy Lạp đã bước sang giai đoạn ứng phó mới là sống chung với virus SARS-CoV-2. Theo ông, số ca mắc mới COVID-19 và ca nhập viện chăm sóc đặc biệt tại Hy Lạp đã giảm trong khi 85% người dân đã được tiêm phòng. Lãnh đạo Bộ Y tế Hy Lạp lưu ý các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt có thể áp dụng vào thời gian đầu khi đại dịch mới bùng phát nhưng hiện nay các biện pháp này không còn phù hợp.

Ngành du lịch đóng góp khoảng 25% thu nhập quốc gia của Hy Lạp. Hồi tháng 2 vừa qua, chính phủ nước này đã bỏ quy định xét nghiệm bắt buộc với những du khách có chứng nhận tiêm phòng của một nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Các nhà hàng, quán bar và cửa hàng tại Hy Lạp cũng sẽ bỏ yêu cầu chứng nhận tiêm phòng từ ngày 1/5 tới trong khi quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở không gian trong nhà cũng hết hiệu lực từ ngày 1/6. Chính phủ Hy Lạp cho biết sẽ điều chỉnh các biện pháp tùy theo tình hình dịch bệnh. Đến nay, Hy Lạp ghi nhận tổng cộng hơn 3,2 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 28.000 ca tử vong.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
Hành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắtHành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắt
07:36:13 17/01/2025
Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo JejuHàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju
07:16:58 18/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?
06:38:29 18/01/2025
Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
06:59:40 17/01/2025
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông TrumpTỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump
11:40:19 18/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025

Tin đang nóng

Chồng đại gia của Phạm Hương là ai, tại sao lại giấu kín bưng?Chồng đại gia của Phạm Hương là ai, tại sao lại giấu kín bưng?
20:32:15 18/01/2025
Thiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mangThiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mang
20:05:37 18/01/2025
Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"
20:11:08 18/01/2025
Rò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbizRò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbiz
18:55:22 18/01/2025
Tuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một thángTuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một tháng
22:24:12 18/01/2025
Đang say giấc nồng trong đêm, hai vợ chồng đột nhiên bật dậy, dân mạng xem cũng hoảng giùm "báo thức này ám ảnh quá"Đang say giấc nồng trong đêm, hai vợ chồng đột nhiên bật dậy, dân mạng xem cũng hoảng giùm "báo thức này ám ảnh quá"
20:40:22 18/01/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên nhận bằng tốt nghiệp Thạc sĩ tại Thuỵ SĩHoa hậu Thuỳ Tiên nhận bằng tốt nghiệp Thạc sĩ tại Thuỵ Sĩ
21:46:23 18/01/2025
Bị nói đẻ 3 con trai không tốt, vợ sao nam Vbiz nói gì?Bị nói đẻ 3 con trai không tốt, vợ sao nam Vbiz nói gì?
21:22:59 18/01/2025

Tin mới nhất

EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

20:10:04 18/01/2025
Cuộc điều tra lần này là một phần trong nỗ lực thực thi DSA, có hiệu lực từ tháng 11/2022, nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn hơn cho người dân châu Âu.
Năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng CO2 nhanh nhất trong lịch sử

Năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng CO2 nhanh nhất trong lịch sử

20:07:37 18/01/2025
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng để ngừng biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải dừng hoàn toàn việc gia tăng khí nhà kính trong khí quyển và sau đó bắt đầu giảm lượng khí thải này.
EU xem xét tái triển khai phái bộ giám sát tới Rafah

EU xem xét tái triển khai phái bộ giám sát tới Rafah

20:05:55 18/01/2025
Một phái bộ dân sự của EU nhằm giúp giám sát cửa khẩu Rafah được thành lập vào năm 2005, nhưng đã bị đình chỉ vào năm 2007 sau khi Hamas thành lập chính phủ tại vùng đất này.
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài

Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài

19:46:49 18/01/2025
Các quy tắc mới về giấy phép lao động mở được đưa ra sau thông báo vào mùa Thu 2024 rằng Canada sẽ giảm số lượng cư dân nước ngoài tạm thời trong nước.
Thế giới năm 2024: Châu Phi ghi nhận hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh

Thế giới năm 2024: Châu Phi ghi nhận hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh

19:42:05 18/01/2025
CDC châu Phi cũng đã xác định dịch tả, sởi, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ (mpox) và bạch hầu là 5 căn bệnh gây nhiều thiệt hại nhất ở châu lục này trong năm ngoái.
Bất ngờ với bộ ba đem lại thành công cho thỏa thuận hòa bình Gaza

Bất ngờ với bộ ba đem lại thành công cho thỏa thuận hòa bình Gaza

19:29:13 18/01/2025
Những khác biệt chính còn lại tập trung vào độ sâu của vùng đệm mà Israel muốn duy trì trong biên giới Gaza, cũng như số lượng tù nhân được trao đổi để lấy những con tin bị thương và bị bệnh.
Malaysia tăng cường hợp tác khu vực thông qua thúc đẩy ASEAN+3 và EAS

Malaysia tăng cường hợp tác khu vực thông qua thúc đẩy ASEAN+3 và EAS

17:20:44 18/01/2025
EAS hiện được coi là diễn đàn duy nhất dành riêng cho các vấn đề chiến lược và an ninh trong khu vực Đông Nam Á, nơi các cường quốc đối đầu có thể gặp gỡ trong bối cảnh trung lập.
Dải Gaza đã đổ nát đến mức độ nào sau cuộc chiến thảm khốc với Israel?

Dải Gaza đã đổ nát đến mức độ nào sau cuộc chiến thảm khốc với Israel?

17:18:17 18/01/2025
Ở một số khu vực của Gaza, đặc biệt là các khu vực phía Bắc, đã bị quân đội Israel tiến hành tấn công quân sự trên quy mô rộng khắp các. Điều này đã biến toàn bộ nơi đây thành bãi chiến trường với những đống đổ nát, hoang tàn.
Bangkok kêu gọi người dân ở nhà để tránh ảnh hưởng từ bụi mịn PM2.5

Bangkok kêu gọi người dân ở nhà để tránh ảnh hưởng từ bụi mịn PM2.5

16:12:50 18/01/2025
Ngoài ra, xác định khí thải giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu ô nhiễm không khí, BMA đã ra lệnh kiểm tra tại tất cả các bến xe. Các phương tiện thải ra khói đen vượt quá tiêu chuẩn sẽ không được phép hoạt động.
Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

15:03:58 18/01/2025
Tòa cho rằng mối đe dọa an ninh quốc gia từ khả năng TikTok chuyển dữ liệu về Trung Quốc một cách trái phép đã vượt qua mối lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận của hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Sau TikTok, ứng dụng Trung Quốc RedNote liệu có rơi vào hoàn cảnh tương tự tại Mỹ?

Sau TikTok, ứng dụng Trung Quốc RedNote liệu có rơi vào hoàn cảnh tương tự tại Mỹ?

14:45:37 18/01/2025
Nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi liệu RedNote có bị đặt ra những nghi vấn tương tự về an ninh quốc gia đối với Mỹ như TikTok. Và khi TikTok chính thức bị cấm cửa liệu RedNote có thể trở thành một nền tảng thay thế trong lòng người dùng ...
Chính quyền Palestine sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ở Gaza

Chính quyền Palestine sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ở Gaza

13:58:35 18/01/2025
Văn phòng Tổng thống Palestine cho biết các nhân viên hành chính và an ninh của Palestine sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của mình để giảm bớt đau khổ của người dân và tạo điều kiện cho những người di tản trở về nhà.

Có thể bạn quan tâm

260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời

260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời

Sao châu á

23:40:44 18/01/2025
Sina đưa tin từ khóa Lý Tiểu Nhiễm tức giận đến phát run đang là chủ đề nhận được sự quan tâm nhất của cư dân mạng Trung Quốc với hơn 210 triệu lượt truy cập.
Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

Phim châu á

23:32:37 18/01/2025
Bộ phim tình cảm, lãng mạn Motel California đã lên sóng đến tuần thứ 2 và chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về tỷ suất người xem.
3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?

3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?

Hậu trường phim

23:30:12 18/01/2025
Có những ngôi sao từng khuynh đảo màn ảnh, độ phủ sóng lan ra toàn châu Á. Thế nhưng theo thời gian, không phải ai cũng duy trì được sức nóng của mình.
Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

Tv show

23:25:36 18/01/2025
Hình ảnh hậu trường các buổi ghi hình Táo Quân 2025 được NSND Tự Long, Vân Dung, Thanh Hương, nhà thiết kế Đức Hùng vợ Đỗ Duy Nam chia sẻ.
MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40

MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40

Sao việt

23:21:21 18/01/2025
Minh Hương cho biết cuộc sống hiện tại ổn định với công việc BTV tại kênh truyền hình Công an nhân dân. Cô không ngại chia sẻ tuổi thật, vì xem đây là giai đoạn chín chắn nhất.
Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?

Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?

Nhạc việt

23:13:13 18/01/2025
Ca sĩ Thanh Thảo tố Lương Bằng Quang và bạn gái - DJ Ngân 98 tự ý đưa ê-kíp bên ngoài vào, gây ảnh hưởng liveshow cá nhân còn nam ca sĩ nói điều ngược lại.
Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Nhạc quốc tế

22:30:46 18/01/2025
Katy Perry dành nhiều lời khen ngợi cho Taylor Swift khi chia sẻ về trải nghiệm tham dự Eras Tour vào tháng 2.2024.
Cameron Diaz gây thất vọng khi trở lại diễn xuất sau 10 năm

Cameron Diaz gây thất vọng khi trở lại diễn xuất sau 10 năm

Phim âu mỹ

22:18:34 18/01/2025
Màn hợp tác của thiên thần Charlie và Jamie Foxx gây thất vọng vì không mang đến cho khán giả bất kỳ cảm xúc vui vẻ, phấn khích hay bất ngờ nào.
Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Mọt game

21:45:13 18/01/2025
Không ít người đã phải bất ngờ trước sự xuất hiện của Rematch - một trò chơi tuy mới được giới thiệu thôi nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo các fan thể thao trên toàn thế giới.
Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

Sao thể thao

21:23:28 18/01/2025
Hiện tương lai của cầu thủ sinh năm 1997 đang bị đặt dấu hỏi lớn sau khi liên tiếp bị loại khỏi đội hình thi đấu của Quỷ đỏ.
Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

Lạ vui

20:59:25 18/01/2025
Một chú cá thái dương chán ăn, buồn bã vì không được tương tác với khách tham quan, sau khi thủy cung Shimonoseki tạm đóng cửa để cải tạo.