COVID-19 tới 6 giờ ngày 5/8: Mỹ ghi nhận gần 100.000 ca mắc mới; WHO khuyến cáo dừng tiêm mũi vaccine thứ 3
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 649.885 trường hợp mắc COVID-19 và 9.445 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 200,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,26 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế Australia chuyển người già khỏi trung tâm dưỡng lão Epping Gardens ở ngoại ô Epping, Melbourne trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 5/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 200.896.710 ca, trong đó có 4.268.356 người tử vong.
Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “ nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.
Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với gần 100.000 trường hợp trong 24 giờ qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/8/2021. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 180.882.368 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 15.745.754 ca và 93.435 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 4/8, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 90 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 596 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 311 người và Bosnia-Herzegovina với 295 người/100.000 dân. Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,37 triệu ca tử vong trong hơn 41 triệu ca nhiễm. Tiếp đến là châu Âu, có hơn 60 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,2 triệu ca tử vong.
Châu Á ghi nhận hơn 683.700 ca tử vong trong hơn 45,3 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 640.900 ca tử vong trong hơn 36,6 triệu ca nhiễm. Châu Phi ghi nhận hơn 172.900 ca tử vong, Trung Đông có hơn 161.900 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 1.400 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/8/2021. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã phát hiện thêm 4.166 ca nhiễm mới trong ngày 4/8 – mức tăng theo ngày cao nhất từ trước tới nay và tăng 457 ca so với một ngày trước đó. Số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất trước đó ghi nhận vào ngày 31/7, với 4.058 ca.
Kể từ giữa tháng 7 đến nay, số ca nhiễm mới ở thủ đô Tokyo đã liên tục tăng bất chấp việc Chính phủ Nhật Bản hôm 8/7 đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 vì dịch COVID-19 ở thành phố này. Theo chính quyền Tokyo, trong tuần từ ngày 29/7 đến ngày 4/8, số ca nhiễm mới trung bình ở thành phố này tăng 78% so với tuần trước đó lên mức cao kỷ lục 3.478,7 ca/ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 2/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc đã ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức cao nhất trong 6 tháng qua, trong bối cảnh nước này tiến hành xét nghiệm trên diện rộng và các chiến dịch truy vết phát hiện một loạt ca nhiễm biến thể Delta. Trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục ghi nhận 71 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng – mức cao nhất kể từ tháng 1/2021.
Hiện đợt bùng phát dịch mới đang đe dọa thành quả chống dịch tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc, khi có tới gần 500 ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận kể từ giữa tháng 7, sau khi một ổ dịch bùng phát liên quan đến các nhân viên dọn vệ sinh tại sân bay ở Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô. Chính quyền thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã quyết định cấm người dân đi du lịch nước ngoài nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Trong thông báo, các quan chức quản lý xuất nhập cảnh cho biết sẽ tạm thời không cấp hộ chiếu phổ thông và các giấy tờ xuất nhập cảnh khác cho những người đi du lịch nước ngoài vì mục đích không thiết yếu.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TXVN
Sau hơn 50 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, ngày 4/8, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã ghi nhận một ca mắc COVID-19, tạm thời chưa xác định được nguồn lây. Ca bệnh là một nam công nhân 43 tuổi, không có lịch sử du lịch ở bên ngoài, phát hiện mắc bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Giới chức y tế Hong Kong cho rằng trường hợp này có tải lượng virus thấp và không có triệu chứng, cần phải quan sát và điều tra theo dõi để đánh giá mức độ nguy hiểm đối với cộng đồng. Tính đến nay, Hong Kong ghi nhận 11.994 ca mắc COVID-19, trong đó có 212 ca tử vong.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Tại châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 4/8 thông báo đã ký một thỏa thuận sơ bộ để mua 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Novavax (Mỹ).
Thỏa thuận đặt mua trước này được thực hiện trong bối cảnh Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) chuẩn bị phê duyệt việc sử dụng vaccine Novavax. Ủy viên phụ trách y tế của Liên minh châu Âu (EU) Stella Kyriakides cho biết: “Thỏa thuận mới với Novavax sẽ mở rộng danh mục vaccine của chúng tôi, theo đó sẽ có thêm một loại vaccine dựa trên protein, một nền tảng cho thấy nhiều hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng”.
Nếu được EMA phê chuẩn, vaccine của Novavax sẽ cùng với các loại vaccine ngừa COVID-19 khác đang được sử dụng tại EU là vaccine của các hãng BioNTech/Pfizer, AstraZeneca, Moderna và Johnson & Johnson trở thành xương sống trong chiến lược tiêm phòng ngừa đại dịch COVID-19 của khối này.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Turin, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của AFP, tính đến thời điểm này, 27 quốc gia thuộc EU đã tiêm phòng đầy đủ cho 50,7% dân số 445 triệu người. Với thỏa thuận mới nhất cùng Novavax, EU đã có thể đảm bảo tiêm chủng 4,57 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 7 nhà cung cấp khác nhau.
Cho đến nay, hợp đồng mua vaccine của hãng BioNTech/Pfizer vẫn là hợp đồng mua chế phẩm ngừa COVID-19 lớn nhất của EU, với hơn 2,4 tỷ liều. Danh mục vaccine ngừa COVID-19 của EU hiện bao gồm cả các loại vaccine từ 3 công ty dược phẩm vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của EMA tại thời điểm này, đó là các loại chế phẩm của Novavax, CureVac và GSK-Sanofi.
Đường phố Sydney vắng lặng khi lệnh hạn chế nhằm ngăn dịch COVID-19 Australia lây lan được thực thi, ngày 26/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Australia, thành phố Sydney đã ghi nhận ca tử vong do COVID-19 là nam thanh niên khoảng 20 tuổi. Đây là một trong những ca tử vong do COVID-19 trẻ nhất ở Australia. Bệnh nhân chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19, đã tử vong khi đang cách ly tại nhà ngày thứ 13 sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và sức khỏe xấu đi nhanh chóng. Thanh niên này sống cùng 1 người cũng đã phải nhập viện do mắc COVID-19.
Giới chức y tế Australia nhấn mạnh ca tử vong này cho thấy nguy cơ của virus SARS-CoV-2 cũng như tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa bệnh. Trong 24 giờ qua, thành phố này ghi nhận 233 ca mắc mới, tăng 34 ca so với một ngày trước đó, đưa tổng số ca mắc tại đây lên hơn 4.000 ca.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Ramat HaSharon, miền Trung Israel ngày 30/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Từ ngày 8/8, Israel sẽ áp dụng quy định đeo khẩu trang đối với những người dự các sự kiện ngoài trời, bao gồm cả những sự kiện với hơn 100 người tham gia. Quy định về giấy thông hành xanh cũng sẽ được áp dụng đối với các sự kiện có dưới 100 người tham gia, sau khi được tái áp đặt đối với các cuộc tụ tập, hội họp trên 100 người từ ngày 29/7.
Giấy thông hành xanh chỉ cho phép những người đã được tiêm vaccine đến các phòng tập thể dục, rạp hát, nhà thờ, thánh đường và những nơi khác. Trong khi đó, 50% số nhân viên của các cơ quan nhà nước cũng như các văn phòng chính phủ sẽ ở nhà làm việc trực tuyến, còn nhân viên các công ty tư nhân được khuyến nghị làm việc hoàn toàn từ xa.
Nhằm khống chế số ca mắc COVID-19 đang tăng mạnh, chính quyền Maroc quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm trên toàn quốc và tăng cường các biện pháp hạn chế đi lại đến 3 thành phố lớn. Cụ thể, lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài từ 21h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, thay vì từ 23h hôm trước tối hôm trước đến 4h30 sáng hôm sau như quy định được áp dụng từ tháng 12/2020.
Nhà chức trách cũng cấm các cuộc tụ tập, hội họp trên 25 người. Các khách sạn được hoạt động chỉ với 75% công suất. Những biện pháp hạn chế hiện đang được áp dụng sẽ tiếp tục có hiệu lực, bao gồm cả lệnh cấm tổ chức đám cưới và đám tang; giảm 50% công suất hoạt động của phương tiện vận chuyển hành khách công cộng, của các quán cà phê và nhà hàng.
Vận chuyển oxy để phân phối tới các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Mengwi, trên đảo Bali, Indonesia, ngày 26/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 4/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 95.915 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 158.500 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar và Philippines. Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á và Indonesia hiện là tâm dịch của cả thế giới.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 15/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, diễn biến dịch cũng rất nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận 90 ca tử vong.
Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 4/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 257 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua công bố số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar có tới 4.051 ca bệnh mới và 322 ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch.
“Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 4/8 ghi nhận thêm 20.200 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 188 người. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 583 bệnh nhân mới và 17 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia trải qua giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 158.553 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.621 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 7.664.649 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 6.281.725 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, có 10/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/ TTXVN
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 4/8 đã kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, ít nhất là đến cuối tháng 9 tới.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, việc trì hoãn này nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số được tiêm chủng ngừa COVID-19. Tổng Giám đốc WHO nêu rõ: “Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ là nhằm bảo vệ người dân trước biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng có những quốc gia sử dụng hầu hết nguồn cung (vaccine) trên toàn cầu”.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong khi đó, phát biểu với báo giới, Giám đốc phụ trách vấn đề miễn dịch, vaccine và sinh học của WHO – bà Katherine OBrien nêu rõ: “Chúng ta cần tập trung vào những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì căn bệnh này, để họ có thể có được liều vaccine đầu tiên và thứ hai”.
Lời kêu gọi của các quan chức WHO được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, do lo ngại về hiệu quả miễn dịch của vaccine trước sự nguy hiểm của biến thể siêu lây nhiễm Delta.
Một tháng thu phí vaccine gây tranh cãi ở Ấn Độ
Ấn Độ từng cho phép các bệnh viện tư thu phí của người tiêm vaccine, nhưng phải đảo ngược chính sách sau một tháng vì vấp nhiều tranh cãi.
Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng bằng cách tiêm miễn phí cho tất cả y bác sĩ và nhân viên tuyến đầu từ tháng 1. Việc tiêm chủng trong giai đoạn đầu chỉ diễn ra tại các cơ sở y tế do chính phủ điều hành.
Trong giai đoạn hai, bắt đầu từ ngày 1/3, chính phủ bắt đầu tiêm cho những người trên 60 tuổi và người trên 45 tuổi có bệnh lý nền. Vaccine tiếp tục được cung cấp miễn phí tại các trung tâm tiêm chủng của chính phủ, nhưng chính quyền Thủ tướng Narendra Modi bắt đầu cho phép các cơ sở y tế tư nhân tiêm với giá 250 rupee/mũi (gần 3,4 USD), trong đó 150 rupee là tiền vaccine, còn lại là phí dịch vụ tiêm.
Chính phủ Ấn Độ sau đó thông báo mở rộng đối tượng tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành từ ngày 1/5, nhưng có một điều đáng chú ý là không phải tất cả mũi tiêm đều miễn phí.
Theo chính sách mới, Ấn Độ phân phối vaccine qua ba kênh gồm liên bang, bang và bệnh viện tư nhân. Nửa số vaccine mà các nhà sản xuất cung cấp được chuyển cho chính quyền liên bang, trong khi chính quyền các bang và bệnh viện tư nhân chia đều 50% còn lại.
Nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu và người trên 45 tuổi thuộc nhóm được tiêm vaccine miễn phí tại các trung tâm tiêm chủng của chính phủ. Những người đủ điều kiện còn lại sẽ được tiêm tại các điểm tiêm chủng của chính quyền bang hoặc bệnh viện tư nhân, nhưng không phải tất cả đều miễn phí.
Một điểm tiêm chủng ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Các công ty sản xuất vaccine được phép tự quyết định giá bán cho chính quyền các bang và bệnh viện tư nhân. Điều này khiến một số bang phải mua vaccine với giá cao gấp đôi mức giá bán cho chính quyền liên bang, trong khi bệnh viện tư cũng phải trả giá cao không kém để cạnh tranh nguồn vaccine. Điều này khiến một số bang khó miễn phí tiêm chủng cho người dân, trong khi các bệnh viện tư nhân cũng phải tăng giá tiêm vaccine.
"Việc chính quyền liên bang và cấp bang phải trả mức giá khác nhau để mua vaccine là không hợp lý", Chandrakant Lahariya, chuyên gia về chính sách y tế, nói.
Giới chuyên gia cho biết trong những ngày đầu của đợt mở rộng tiêm chủng, phần lớn vaccine chỉ được triển khai ở các bệnh viện tư nhân ở nhiều thành phố. Tại Bangalore, từ ngày 1/5 đến 7/5, vaccine chỉ được cung cấp tại các bệnh viện tư lớn như Manipal, Apollo, BGS Gleneagles.
Bệnh viện Apollo đã tính phí 850 rupee (gần 11,5 USD) cho mỗi liều vaccine tại 5 trung tâm tiêm chủng của họ trên toàn thành phố. Giá tiêm vaccine tại bệnh viện Manipal lên tới 1.350 rupee (hơn 18 USD), trong khi ở BGS Gleneagles là 1.500 rupee (hơn 20 USD). Tại bệnh viện BP Poddar ở Kolkata, giá tiêm vaccine thậm chí bị đẩy lên 2.000 rupee/liều (gần 27 USD).
Tới ngày 7/5, chỉ có một trung tâm y tế công ở thành phố Bangalore bắt đầu cung cấp vaccine Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Nhiều chuyên gia chỉ trích chính sách mới, cho rằng chỉ có một phần nhỏ dân số nước này đủ khả năng chi trả mức phí tiêm chủng quá cao của các bệnh viện tư nhân. Một người sống ở mức nghèo khổ tại Ấn Độ chỉ kiếm được 50 rupee mỗi ngày và chi phí tiêm vaccine có thể chiếm phần lớn thu nhập tháng của họ. Khoảng 1/4-1/3 dân số Ấn Độ sống dưới mức nghèo khổ.
Indranil, nhà kinh tế y tế và phó giáo sư tại Đại học Toàn cầu OP Jindal, nói ngân sách 350 tỷ rupee (hơn 4,7 tỷ USD) mà chính phủ dành riêng cho chiến dịch tiêm chủng là "quá đủ" để trang trải toàn bộ chi phí vaccine cho tất cả người dân.
Nhiều người ban đầu hoan nghênh chính sách tính phí vaccine với hy vọng khuyến khích các nhà sản xuất tăng nguồn cung vaccine giữa lúc Ấn Độ thiếu hụt. Tuy nhiên, Misha Ketchell, bình luận viên của Conversation , cho rằng đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vaccine không đơn thuần là hàng hóa.
"Nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, vì vậy cần giảm thiểu mọi rào cản đối với tiêm chủng", Ketchell viết. "Đây là lý hầu hết các nước trên thế giới như Australia, Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc đều cung cấp vaccine miễn phí cho tất cả người dân".
Hơn một tháng sau khi triển khai chính sách tính phí tiêm chủng, Thủ tướng Modi ngày 7/6 thông báo đảo ngược quyết định này. Ông cho biết chính phủ liên bang sẽ mua vaccine trực tiếp từ các nhà sản xuất và phân phối miễn phí cho các bang kể từ ngày 21/6, nhằm thúc đẩy chương trình tiêm chủng quốc gia.
"Kể từ hôm nay, tất cả người từ 18 tuổi trở lên đều được tiêm vaccine miễn phí theo chiến dịch của chính phủ Ấn Độ và tốc độ tiêm chủng sẽ tăng lên", Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah nói trong chuyến thăm bang Gujarat hôm 21/6.
Ấn Độ, quốc gia gần 1,4 tỷ dân, đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả dân số trưởng thành trước cuối năm nay. 27% người dân Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 7,6% đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo NYTimes.
Chiến dịch tiêm chủng của quốc gia này chủ yếu dựa vào hai loại vaccine nội địa gồm Covishield, một phiên bản của AstraZeneca, và Covaxin được công ty Bharat Biotech phát triển. Vaccine Sputnik V của Nga cũng được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Ấn Độ.
"Vaccine sẽ được cung cấp miễn phí trong chiến dịch tiêm chủng của chính phủ Ấn Độ, dù đó là người nghèo, người thuộc tầng lớp trung lưu hay giới thượng lưu", Thủ tướng Modi nói hồi đầu tháng 6.
Modi thêm rằng những người không muốn tiêm vaccine miễn phí tại các cơ sở của chính phủ có thể lựa chọn tiêm chủng tại bệnh viện tư. Tuy nhiên, chính phủ tái áp đặt quy định mức giá trần 150 rupee (khoảng 2 USD) cho mỗi liều.
"Chính sách mới sẽ giúp việc phân phối vaccine công bằng trên toàn quốc, mang lại lợi ích cho một bộ phận lớn người dân", Rajinder K. Dhamija, trưởng khoa thần kinh tại Đại học Y Lady Hardinge và cựu thành viên WHO tại Viện Dịch tễ Quốc gia, nói.
WHO kêu gọi các nước tạm ngừng tiêm liều vaccine thứ 3 Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 4/8 đã kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, ít nhất là đến cuối tháng 9 tới. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày...