COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 636.129 trường hợp mắc COVID-19 và 7.684 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 263,6 triệu ca, trong đó trên 5,24 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 1
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Frankfurt am Main, Đức, ngày 30/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 263.689.837 ca, trong đó có 5.241.046 người tử vong.

Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước. Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 1/12 thông báo nước này ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ở bang California. Sở Y tế công cộng San Francisco và California xác nhận một ca mắc COVID-19 gần đây ở bang California là do nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Thông báo cho biết người này từng đi du lịch ở Nam Phi và quay trở về Mỹ vào ngày 22/11/2021. Bệnh nhân này đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 và chỉ có triệu chứng nhẹ. Tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân này đã được xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 2
Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 100.000 ca), đồng thời cũng có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.300 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 237 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 20 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 1/12, thế giới có 121 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 105 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước. Tại cuộc họp báo ngày 1/12, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ít nhất 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca mắc biến thể Omicron.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Biarritz, Tây Nam Pháp ngày 27/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong ngày 1/12, tiếp tục có thêm nhiều nước ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron, như Hàn Quốc, Ireland, Na Uy, Đan Mạch, Saudi Arabia, Ghana, Nigeria. Diễn biến dịch đã khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị về an toàn đi lại, theo đó người chưa hoàn thành tiêm vaccine và có nguy cơ cao lây nhiễm không nên đến các khu vực có lây nhiễm trong cộng đồng.

Khuyến cáo của WHO nêu rõ: “Những người chưa tiêm đầy đủ vaccine hoặc không có xác nhận đã nhiễm SARS-CoV-2 và có nguy cơ bệnh trở nặng và tử vong, trong đó có người từ 60 tuổi trở lên hoặc người có bệnh lý nền, nên dừng các kế hoạch đến những khu vực có lây nhiễm cộng đồng”.

Ngoài ra, WHO khuyến nghị các nước áp dụng cách tiếp cận dựa trên tình hình dịch bệnh thực tế và bằng chứng rõ ràng khi đưa ra các biện pháp đối với hoạt động đi lại.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 4
Hành khách tại sân bay quốc tế Toronto Pearson ở Ontario, Canada ngày 28/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Sự lây lan nhanh chóng của Omicron cũng khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhận định rằng đã đến lúc Liên minh châu Âu (EU) nên nghĩ đến việc bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Theo bà, đến nay 1/3 trong tổng số 450 triệu dân EU vẫn chưa được tiêm phòng và Liên minh chưa có cách tiếp cận chung về việc tiêm vaccine bắt buộc. Bà von der Leyen cũng cho rằng hằng ngày EU cần đánh giá lại các biện pháp hạn chế đi lại của mình và nhanh chóng triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường nhằm bảo vệ người dân khỏi biến thể Omicron.

Video đang HOT

Chung quan điểm với Chủ tịch EC, Thủ tướng tương lai của Đức Olaf Scholz tuyên bố nước này có thể áp đặt quy định bắt buộc tiêm vaccine và đề xuất có thể bắt đầu việc này từ tháng 2 hoặc tháng 3/2022. Ông Scholz cũng ủng hộ việc áp đặt quy tắc 2G đối với khách hàng tới các cửa hàng bán lẻ, nghĩa là chỉ những người đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 mới được phép đến mua hàng.

Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với các hiệu thuốc. Theo số liệu thống kê mới nhất của Viện Robert Koch (RKI), số ca tử vong theo ngày tại Đức đã liên tục tăng trong một tuần qua, với 446 ca ghi nhận được trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất theo ngày kể từ ngày 20/2/2021. Nhiều bệnh viện đang phải vật lộn với việc số ca nặng gia tăng nhanh.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 5
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/ TTXVN

Trong khi đó, Pháp đã quyết định kéo dài ít nhất đến ngày 4/12 lệnh tạm dừng các chuyến bay từ các nước miền Nam châu Phi, khu vực mà biến thể Omicron đang lây lan nhanh. Bên cạnh đó, khách nhập cảnh Pháp từ các nước ngoài EU sẽ bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, dù đã tiêm đủ vaccine hay chưa.

Cùng ngày, Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết sẽ không do dự siết chặt các biện pháp hạn chế trong dịp lễ Giáng Sinh nếu cần kiểm soát sự gia tăng số ca nhiễm gần đây.

Dù là một trong những nước có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất thế giới, sự gia tăng số ca nhiễm gần đây và sự xuất hiện của biến thể Omicron đã khiến Chính phủ Bồ Đào Nha tái áp đặt một số biện pháp hạn chế từ ngày 1/12, như bắt buộc đeo khẩu trang khi tham gia sự kiện trong phòng kín, khuyến nghị làm việc từ xa khi có thể, và yêu cầu mọi hành khách đi đường hàng không phải có xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh dù đã tiêm phòng đầy đủ. Chỉ có ngoại lệ duy nhất là người có chứng nhận đã bình phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2 và trẻ em dưới 12 tuổi.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong khi đó, Hàn Quốc xem xét áp dụng các biện pháp bổ sung để ngăn chặn biến thể Omicron, trong bối cảnh nước này ghi nhận 5.123 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó có 5.075 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca nhiễm lên 452.350 ca.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết số bệnh nhân nặng cũng lên mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch là 723 người.

Đây cũng là lần đầu tiên số bệnh nhân nặng tại Hàn Quốc vượt mốc 700 ca. Nội các đã tiến hành họp, thảo luận biện pháp đối phó với diễn biến mới của dịch, cân nhắc áp dụng các biện pháp bổ sung sau khi chính phủ quyết định ngừng nới lỏng hơn nữa các biện pháp giãn cách xã hội.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 7
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 1/12, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Laurence Boone cảnh báo biến thể Omicron có nguy cơ đe dọa đến đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo cập nhật về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, OECD đã bày tỏ quan ngại rằng biến thể Omicron đang tạo thêm nhiều rủi ro và có khả năng trở thành mối đe dọa đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2021, đồng thời kêu gọi các nước nhanh chóng triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19, do lo ngại nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn. OECD dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 5,6%, thấp hơn so với mức dự báo 5,7% được đưa ra trước đó.

Theo tổ chức này, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong quá trình phục hồi, nhưng đã bị mất đà và ngày càng trở nên mất cân bằng. OECD cảnh báo rằng vấn đề y tế, lạm phát cao, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sai lầm chính sách đều là những mối quan ngại lớn. Theo OECD, ưu tiên chính sách hiện nay là phải đảm bảo vaccine được sản xuất và triển khai nhanh nhất có thể trên khắp thế giới, bao gồm cả việc tiêm mũi tăng cường. Xu hướng phục hồi hiện nay mới chỉ tạm thời và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như các nước không đảm bảo được chính sách này.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 8
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/9/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Trong một diễn biến khác, các nước thành viên WHO đã nhất trí tiến hành đàm phán xây dựng một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chặn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Tại phiên họp đặc biệt kéo dài 3 ngày của Hội đồng Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sĩ), 194 nước thành viên của WHO đã thông qua nghị quyết thành lập một cơ quan đàm phán liên chính phủ nhằm thảo luận và phác thảo về một hiệp ước, thỏa thuận hoặc công cụ quốc tế khác nhằm ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Cuộc họp đầu tiên của cơ quan này sẽ diễn ra muộn nhất là vào ngày 1/3/2022 nhằm chọn ra 2 đồng chủ tịch và 4 vị phó chủ tịch. Báo cáo tiến độ sẽ được trình tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Y tế thế giới vào năm 2023 với kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra xem xét tại phiên họp năm 2024.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 di chuyển trên cầu Brooklyn ở New York, Mỹ ngày 19/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 1/12, Giám đốc Văn phòng khu vực Đông Địa Trung Hải của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Tiến sĩ Ahmed Al-Mandhari cho biết 7 quốc gia trong khu vực này vẫn chưa đạt ngưỡng tỷ lệ bao phủ vaccine 10%.

Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày ở thủ đô Cairo của Ai Cập, ông Al-Mandhari nói rằng các quốc gia nói trên có nguy cơ phải đối mặt với sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Theo ông Al-Mandhari, các nước thu nhập thấp, chủ yếu là ở châu Phi, chỉ nhận được 0,6% lượng vaccine của thế giới, trong khi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhận hơn 80%.

Giám đốc Bộ phận phòng chống nguy cơ lây nhiễm khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO – ông Abdinasir Abubakr cho hay đến nay, 24 quốc gia có thể đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể mới Omicron. Trong khi đó, ông Richard Brennen – Trưởng bộ phận khẩn cấp khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO – nói rằng các trường hợp nhiễm biến thể Omicron ban đầu có các triệu chứng nhẹ.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 10
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại Marikina, Philippines, ngày 29/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 1/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 27.759 ca mắc COVID-19 và 491 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện vượt 14.093.000 ca, trong đó trên 292.200 người tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào, Singapore và Việt Nam.

Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi, ngày 1/12, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 11
Khách du lịch tại Bangkok, Thái Lan ngày 2/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 1/12, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 167 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch COVID-19, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 1/12 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.000 ca mắc mới và 196 ca tử vong.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước - Hình 12
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Đông Java, Indonesia ngày 8/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 1/12 ghi nhận thêm trên 4.800 ca bệnh mới và 43 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 26 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.

Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Omicron có thể chấm dứt "ác mộng" Delta giúp thế giới thoát đại dịch?

Nếu Omicron thực sự lây lan nhanh hơn nhưng độc lực thấp hơn Delta, nó có thể sớm lấn át Delta và đó sẽ là tín hiệu tích cực với thế giới.

Omicron có thể chấm dứt ác mộng Delta giúp thế giới thoát đại dịch? - Hình 1

Giới khoa học có thể mất 2-3 tuần nữa để "giải mã" Omicron (Ảnh minh họa: Medical News).

Giới chức y tế Nam Phi tuần trước đã báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sự xuất hiện của biến chủng mới SARS-CoV-2 được cho là nguyên nhân kéo theo làn sóng lây nhiễm mạnh ở nước này. Biến chủng mới này được cho là chiếm tới 90% số ca nhiễm mới ở vùng Johannesburg của Nam Phi. Chỉ một ngày sau, WHO đặt tên cho biến chủng này là Omicron và xếp vào nhóm "đáng lo ngại".

Truyền thông địa phương cho biết, các bệnh viện, cơ sở y tế trên khắp nước này tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nhiễm Omicron. Tuy nhiên, giới chức y tế Nam Phi, trong đó có Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Angelique Coetzee, khẳng định phần lớn các ca nhiễm chưa tiêm chủng và có triệu chứng nhẹ như đau đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, không ai bị mất vị giác hay khứu giác. Quan chức này cũng khẳng định, đến nay, Omicron không gây sức ép đáng kể lên hệ thống y tế quốc gia.

Dựa vào những dữ liệu ban đầu từ Nam Phi, nhà virus học hàng đầu của Bỉ Marc van Ranst cuối tuần trước nhận định, nếu Omicron có khả năng lây lan cao hơn, nhưng độc lực thấp hơn Delta, nó có thể thay thế Delta trở thành biến chủng trội toàn cầu và đó sẽ là một tín hiệu tốt với cuộc chiến đối phó đại dịch toàn cầu.

"Chúng ta cần theo dõi đặc biệt chặt chẽ dữ liệu lâm sàng của các bệnh nhân nhiễm Omicron ở Nam Phi và trên thế giới", ông Ranst nói.

Dựa vào các phân tích ban đầu về Omicron, một số chuyên gia cho rằng, biến chủng này có mức độ lây lan gấp 6 lần Delta và có thể né miễn dịch.

Trong thông cáo hôm 26/11, WHO nhận định, các dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron có thể có "ưu thế tăng trưởng". Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh, hiện chưa đủ dữ liệu để khẳng định độ lây lan hay độc lực của Omicron.

Giới khoa học dự kiến sẽ mất khoảng 2-3 tuần nữa để "giải mã" Omicron. Họ cho rằng, Omicron sẽ chưa thể sớm thay thế Delta. Biến chủng Delta xuất hiện đầu năm nay tại Ấn Độ và nhanh chóng trở thành biến chủng trội toàn cầu chỉ sau vài tháng và làm thay đổi cuộc chiến chống dịch toàn cầu.

Biến chủng Omicron được phát hiện từ giữa tháng 11 ở khu vực phía nam châu Phi. Omicron gây lo ngại vì chứa số lượng đột biến nhiều chưa từng thấy ở bất cứ biến chủng nào của SARS-CoV-2. Theo kết quả giải trình tự gen, Omicron có 53 đột biến, trong đó 32 đột biến gắn trên protein gai, gấp đôi lượng đột biến ở Delta. Protein gai là cấu trúc giúp virus bám chắc hơn và xâm nhập vào tế bào người. Điều này làm dấy lên lo ngại Omicron có thể né miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, Giáo sư Karl Lauterbach, nhà dịch tễ người Đức, cho rằng việc Omicron có nhiều đột biến chưa từng có có nghĩa là nó có thể "được tối ưu hóa" để lây lan, nhưng có thể ít gây ra bệnh nặng hơn. Đây vốn là cách mà hầu hết các virus về đường hô hấp diễn tiến. Khi đó, Omicron sẽ là một tín hiệu tích cực nếu nó chỉ gây triệu chứng nhẹ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
Hành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắtHành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắt
07:36:13 17/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?
06:38:29 18/01/2025
Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo JejuHàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju
07:16:58 18/01/2025
Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
06:59:40 17/01/2025
Lễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại MỹLễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại Mỹ
12:10:14 18/01/2025
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông TrumpTỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump
11:40:19 18/01/2025

Tin đang nóng

Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"
16:53:59 18/01/2025
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thươngXe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương
16:50:31 18/01/2025
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?
15:46:29 18/01/2025
Soi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà NộiSoi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà Nội
17:16:51 18/01/2025
Thấy chúng tôi biếu mẹ chồng hộp thuốc bổ trị giá 1 triệu, bố xấu hổ liền cho lại 15 triệuThấy chúng tôi biếu mẹ chồng hộp thuốc bổ trị giá 1 triệu, bố xấu hổ liền cho lại 15 triệu
17:02:39 18/01/2025
Scandal "đổi tình lấy ca làm" tại McDonald's: Số nạn nhân tăng không ngừng khiến dư luận phẫn nộScandal "đổi tình lấy ca làm" tại McDonald's: Số nạn nhân tăng không ngừng khiến dư luận phẫn nộ
14:36:37 18/01/2025
Lee Hyori nấu ăn cho chồng mỗi ngày, cảm thấy cô đơn về mặt tinh thầnLee Hyori nấu ăn cho chồng mỗi ngày, cảm thấy cô đơn về mặt tinh thần
15:48:32 18/01/2025
Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?
14:50:54 18/01/2025

Tin mới nhất

EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

20:10:04 18/01/2025
Cuộc điều tra lần này là một phần trong nỗ lực thực thi DSA, có hiệu lực từ tháng 11/2022, nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn hơn cho người dân châu Âu.
Năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng CO2 nhanh nhất trong lịch sử

Năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng CO2 nhanh nhất trong lịch sử

20:07:37 18/01/2025
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng để ngừng biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải dừng hoàn toàn việc gia tăng khí nhà kính trong khí quyển và sau đó bắt đầu giảm lượng khí thải này.
EU xem xét tái triển khai phái bộ giám sát tới Rafah

EU xem xét tái triển khai phái bộ giám sát tới Rafah

20:05:55 18/01/2025
Một phái bộ dân sự của EU nhằm giúp giám sát cửa khẩu Rafah được thành lập vào năm 2005, nhưng đã bị đình chỉ vào năm 2007 sau khi Hamas thành lập chính phủ tại vùng đất này.
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài

Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài

19:46:49 18/01/2025
Các quy tắc mới về giấy phép lao động mở được đưa ra sau thông báo vào mùa Thu 2024 rằng Canada sẽ giảm số lượng cư dân nước ngoài tạm thời trong nước.
Thế giới năm 2024: Châu Phi ghi nhận hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh

Thế giới năm 2024: Châu Phi ghi nhận hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh

19:42:05 18/01/2025
CDC châu Phi cũng đã xác định dịch tả, sởi, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ (mpox) và bạch hầu là 5 căn bệnh gây nhiều thiệt hại nhất ở châu lục này trong năm ngoái.
Bất ngờ với bộ ba đem lại thành công cho thỏa thuận hòa bình Gaza

Bất ngờ với bộ ba đem lại thành công cho thỏa thuận hòa bình Gaza

19:29:13 18/01/2025
Những khác biệt chính còn lại tập trung vào độ sâu của vùng đệm mà Israel muốn duy trì trong biên giới Gaza, cũng như số lượng tù nhân được trao đổi để lấy những con tin bị thương và bị bệnh.
Malaysia tăng cường hợp tác khu vực thông qua thúc đẩy ASEAN+3 và EAS

Malaysia tăng cường hợp tác khu vực thông qua thúc đẩy ASEAN+3 và EAS

17:20:44 18/01/2025
EAS hiện được coi là diễn đàn duy nhất dành riêng cho các vấn đề chiến lược và an ninh trong khu vực Đông Nam Á, nơi các cường quốc đối đầu có thể gặp gỡ trong bối cảnh trung lập.
Dải Gaza đã đổ nát đến mức độ nào sau cuộc chiến thảm khốc với Israel?

Dải Gaza đã đổ nát đến mức độ nào sau cuộc chiến thảm khốc với Israel?

17:18:17 18/01/2025
Ở một số khu vực của Gaza, đặc biệt là các khu vực phía Bắc, đã bị quân đội Israel tiến hành tấn công quân sự trên quy mô rộng khắp các. Điều này đã biến toàn bộ nơi đây thành bãi chiến trường với những đống đổ nát, hoang tàn.
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ

Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ

16:16:34 18/01/2025
Cụm từ này được đặt ra để chỉ phong trào tự cường ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 - một nỗ lực cải cách nhằm hiện đại hóa Trung Quốc bằng cách áp dụng các công nghệ, kiến thức và giá trị của phương Tây.
Bangkok kêu gọi người dân ở nhà để tránh ảnh hưởng từ bụi mịn PM2.5

Bangkok kêu gọi người dân ở nhà để tránh ảnh hưởng từ bụi mịn PM2.5

16:12:50 18/01/2025
Ngoài ra, xác định khí thải giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu ô nhiễm không khí, BMA đã ra lệnh kiểm tra tại tất cả các bến xe. Các phương tiện thải ra khói đen vượt quá tiêu chuẩn sẽ không được phép hoạt động.
Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

15:03:58 18/01/2025
Tòa cho rằng mối đe dọa an ninh quốc gia từ khả năng TikTok chuyển dữ liệu về Trung Quốc một cách trái phép đã vượt qua mối lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận của hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Sau TikTok, ứng dụng Trung Quốc RedNote liệu có rơi vào hoàn cảnh tương tự tại Mỹ?

Sau TikTok, ứng dụng Trung Quốc RedNote liệu có rơi vào hoàn cảnh tương tự tại Mỹ?

14:45:37 18/01/2025
Nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi liệu RedNote có bị đặt ra những nghi vấn tương tự về an ninh quốc gia đối với Mỹ như TikTok. Và khi TikTok chính thức bị cấm cửa liệu RedNote có thể trở thành một nền tảng thay thế trong lòng người dùng ...

Có thể bạn quan tâm

Negav lộ diện ở Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành khẳng định: "Những điều đã xảy ra thì không thể thay đổi"

Negav lộ diện ở Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành khẳng định: "Những điều đã xảy ra thì không thể thay đổi"

Hậu trường phim

20:17:44 18/01/2025
Chiều ngày 18/1, Trấn Thành và ekip làm phim Bộ Tứ Báo Thủ đã có buổi ra mắt chính thức tại sự kiện công chiếu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"

Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"

Sao châu á

20:11:08 18/01/2025
Mới đây, nam diễn viên Câu Chuyện Hoa Hồng đã nhận lời phỏng vấn của tờ The Paper và có lần đầu kể lại chi tiết chuỗi ngày ám ảnh ở chợ buôn nô lệ tại biên giới Thái Lan - Myanmar.
Lewandowski cuối cùng cũng được thở

Lewandowski cuối cùng cũng được thở

Sao thể thao

20:09:04 18/01/2025
Thử nghiệm chiến thuật thành công của HLV Hansi Flick trong trận đấu với Real Betis mới đây có thể mở đường cho vị HLV người Đức bố trí Robert Lewandowski nghỉ ngơi nhiều hơn.
Thiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mang

Thiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mang

Netizen

20:05:37 18/01/2025
Thiên An đã tung toàn bộ tin nhắn với V. - cô gái năm xưa tố Jack có người thứ bavới cô trong lúc Thiên An đang mang thai.
Tình cũ của Jack bị tấn công

Tình cũ của Jack bị tấn công

Sao việt

20:05:19 18/01/2025
Mới đây, cái tên Thiên An tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau khi vụ ồn ào giữa cô và Jack cách đây 4 năm bất ngờ được đào lại.
Lên đồ ngày xuân cùng những chất liệu được ưa chuộng nhất mùa này

Lên đồ ngày xuân cùng những chất liệu được ưa chuộng nhất mùa này

Thời trang

20:02:59 18/01/2025
Không chỉ sở hữu khí chất sang trọng đặc sắc, những loại vải này đều có đặc tính giữ phom dáng tốt và có thể giữ ấm nhẹ nhàng trong tiết xuân.
Nhuộm tóc có làm tóc rụng nhiều hơn?

Nhuộm tóc có làm tóc rụng nhiều hơn?

Làm đẹp

19:53:45 18/01/2025
Thuốc nhuộm bán vĩnh viễn chỉ thấm một phần vào sợi tóc để phần lớn thuốc nhuộm vẫn nằm trên bề mặt, chỉ ảnh hưởng đến bề mặt tóc và không thấm vào lớp biểu bì tóc.
Lịch âm 18/1 - Xem lịch âm ngày 18/1

Lịch âm 18/1 - Xem lịch âm ngày 18/1

Trắc nghiệm

19:52:49 18/01/2025
Xem lịch âm: Dương lịch 18/1/2025; Âm lịch: 19/12/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nhạc việt

18:51:21 18/01/2025
Tối 17/1, Wren Evans chính thức thả xích MV Cứu Lấy Âm Nhạc. Sản phẩm đánh dấu màn trở lại của giọng ca Gen Z sau gần 1 năm im hơi lặng tiếng kể từ album đầu tay Loi Choi.