COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 686.829 trường hợp mắc COVID-19 và 10.744 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 213 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,47 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 24/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 26/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 214.669.534 ca, trong đó có 4.474.991 người tử vong.
Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “ nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu. Hàng loạt nước tại châu Á mấy ngày qua đã quyết định kéo dài hoặc tái phong tỏa nghiêm ngặt để đối phó với làn sóng dịch mới.
Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Iran, Anh và Nhật Bản số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với 160.511 trường hợp trong 24 giờ qua.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 190 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 18 triệu ca và 112.055 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 25/8, thế giới có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 75 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với trên 39.000.000 ca, trong đó có 649.617 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 576.645 ca trong tổng số trên 20,6 triệu ca nhiễm. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với 32.358.829 ca, trong đó có 436.396 ca tử vong.
Xét về khu vực, châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi những nước có số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày 25/8, tập trung phần lớn tại đây. Cụ thể, Iran có 39.983 ca nhiễm mới, Malaysia có 22.642 ca, Nhật Bản có 21.570 ca, Indonesia có 18.671 ca, Thái Lan có 18.417 ca,… Đến nay, khu vực châu Á ghi nhận tổng cộng 68,48 triệu ca nhiễm – cao nhất thế giới, sau khi ghi nhận hơn 178.000 ca mắc mới trong ngày 25/8.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố ở Tokyo, Nhật Bản ngày 25/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại “điểm nóng” Nhật Bản – nơi đang diễn ra Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa thêm 8 tỉnh vào danh sách áp dụng tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm lớn nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát đầu năm 2020.
Đây là lần thứ 3 Chính phủ Nhật Bản mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp kể từ đầu tháng 7. Các tỉnh được đưa vào danh sách áp dụng tình trạng khẩn cấp lần này gồm Hokkaido ở phía Bắc, Miyagi, Gifu, Aichi ở miền Trung và Mie, Shiga, Okayama, Hiroshima ở phía Tây. Tình trạng khẩn cấp ở 8 tỉnh này sẽ có hiệu lực đến ngày 12/9 giống như 13 tỉnh, thành khác đang áp dụng, trong đó có thủ đô Tokyo.
Cùng với việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa thêm 4 tỉnh khác vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm, gồm Kochi, Saga, Nagasaki và Miyazaki.
Điều đáng lo ngại là Lambda, một biến thể nguy hiểm khác của virus SARS-CoV-2, đã xuất hiện ở Nhật Bản. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), tính tới ngày 24/8, nước này đã phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Lambda, trong đó 2 ca mới nhất được phát hiện vào giữa tháng này đến từ Peru. Cả hai đều nhập cảnh vào Nhật Bản vào ngày 12/8 tại sân bay Haneda và không có bất cứ triệu chứng nào.
Nhân viên an ninh kiểm tra chứng nhận COVID-19 của khách tham quan tại Rome, Italy, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong khi đó, sự lây lan của biến thể Delta đang là mối đe dọa với nhiều nước thế giới khi số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng. Hiện hầu hết các nước đều mong muốn đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, trước khi các biến thể mới có khả năng xuất hiện và gây ra làn sóng dịch bệnh mới, trong nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới.
Ngoài việc tìm kiếm các nguồn cung vaccine, các nước cũng đang chạy đua với thời gian tiến hành thử nghiệm và phát triển các loại vaccine mới đạt hiệu quả cao phòng ngừa COVID-19. Hãng dược Pfizer thông báo công ty đang phát triển một loại vaccine ngừa COVID-19 được nghiên cứu đặc biệt để đối phó với biến thể Delta.
Hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ thông báo mũi tăng cường của vaccine đơn liều do hãng này sản xuất có thể giúp cơ thể người được tiêm sản sinh lượng kháng thể cao hơn gấp 9 lần so với mức độ kháng thể được ghi nhận sau khi tiêm mũi thứ nhất 28 ngày sau khi đánh giá dữ liệu từ hai giai đoạn thử nghiệm ban đầu đối với vaccine ngừa COVID-19 của J&J.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngay tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19 trên thế giới và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất hiện nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đang tìm cách khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng khi biến thể Delta đang lây lan tại nhiều bang của nước này, đặc biệt tại những bang có tỷ lệ người tiêm chủng thấp.
Đến nay, tại Mỹ mới chỉ có hơn 51% người đủ điều kiện tiêm chủng đã hoàn thành tiêm chủng vaccine. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ cảnh báo những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 có nguy cơ nhập viện cao gấp gần 30 lần người đã tiêm đủ liều.
Việc chậm trễ trong tiêm chủng vaccine không chỉ không thể bảo vệ sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của các nước. The Economist công bố báo cáo cho biết kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 2.300 tỷ USD bởi sự chậm trễ này. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được cho là sẽ chịu thiệt hại nặng nhất khi chiếm 3/4 tổng số tiền thiệt hại trên.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại Tokyo, Nhật Bản ngày 24/5/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khu vực phía Nam sa mạc Sahara châu Phi chịu tổn thất nặng nề nhất. Tốc độ tiêm chủng tại các nền kinh tế thu nhập thấp là chậm chạp.
Tính đến cuối tháng 8, khoảng 60% dân số của các nước thu nhập cao hơn đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi tỷ lệ này chỉ là 1% tại các nước thu nhập thấp hơn.
Theo worldometers.info, sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 54,48 triệu ca nhiễm, trong đó Nga bị ảnh hưởng nhiều nhất với 6,8 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (46,72 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (36,67 triệu ca nhiễm), châu Phi (7,66 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (153.000 ca nhiễm).
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Đông Java, Indonesia, ngày 12/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 25/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 89.557 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên xấp xỉ 212.600 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines, Brunei, Myanmar và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang có dấu hiệu chững lại, khi số ca mắc và tử vong đều đi ngang hoặc không tăng mạnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:58
Loaded: 7.01%
X
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 228 trường hợp.
Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia. Ngày 25/8, Malaysia ghi nhận ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.
Ngày 25/8, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 265 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một bến tàu ở Bangkok, Thái Lan ngày 26/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận trên 2.500 ca bệnh và 115 trường hợp tử vong. Tình hình dịch COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 25/8 ghi nhận thêm trên 18.400 ca bệnh mới (nhiều thứ ba khu vực), trong khi số ca tử vong là 297 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc gần 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện để phòng dịch COVID-19 tại Quezon, Philippines, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia dịch bệnh đang bớt nghiêm trọng và đáng ngại hơn khi nước này chỉ có 428 bệnh nhân mới và 14 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Singapore ngày 25/8 cũng ghi nhận tới 120 ca COVID-19 mới, song không có ca tử vong.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 212.676 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.296 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 9.564.194 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 8.241.802 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/10 nước thành viên trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ ngày 25/8 cho biết đã hoàn tất các thủ tục đề nghị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng chính thức đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng này.
Thông cáo báo chí của Moderna nêu rõ: “Moderna, công ty công nghệ sinh học tiên phong trong liệu pháp bào chế vaccine dựa trên công nghệ mRNA, thông báo rằng công ty đã hoàn thành quy trình đề nghị FDA cấp phép sử dụng chính thức đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng”. Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stéphane Bancel nhấn mạnh hãng rất phấn khởi với việc vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho thấy hiệu quả bền vững ở mức 93% trong 6 tháng qua sau liều tiêm chủng thứ 2.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ từ ngày 18/12/2020 đối với những người từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, hãng Moderna đã cung cấp hơn 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Chính phủ Mỹ.
COVID-19 tới 6h sáng 18/7: Thế giới thêm 472.000 ca mắc; Ca mắc mới ở Anh cao nhất
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 472.000 ca bệnh COVID-19 và trên 6.800 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 190,7 triệu ca, trong đó trên 4,09 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (54.674 ca), Indonesia (51.952 ca) và Ấn Độ (41.222 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Indonesia (1.092 ca), Nga (787 ca) và Brazil (766 ca).
Indonesia lần thứ 4 ghi nhận trên 50.000 ca mắc/ngày
Ngày 17/7, Indonesia ghi nhận thêm 51.952 ca mắc và 1.092 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm và ca tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này lên lần lượt là 2.832.755 và 72.489 ca.
Đây là lần thứ 4 Indonesia ghi nhận trên 50.000 ca mắc mới trong một ngày và là lần thứ 3 số ca tử vong vượt mức 1.000 ca/ngày. Hiện quốc gia Đông Nam Á này vẫn còn 527.872 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà và 239.294 ca nghi nhiễm.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã gia tăng đột biến và lập kỷ lục với 56.757 ca mắc ghi nhận ngày 15/7 và 1.205 ca tử vong thông báo ngày 16/7. Số liệu của Bộ Y tế cho thấy tính đến nay đã có 41.268.627 người tại Indonesia được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 16.217.855 người đã được tiêm đầy đủ hai mũi.
Thái Lan cấm tập trung đông người nơi công cộng trên toàn quốc
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca mắc mới COVID-19 gia tăng liên tục đã khiến các nhà chức trách Thái Lan cấm các cuộc tụ tập đông người trên toàn quốc, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này lần đầu tiên ghi nhận hai cột mốc quan trọng khi số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 lên tới 3 con số và số ca nhiễm mới lần đầu tiên ở mức 5 con số.
Riêng tại vùng đô thị Bangkok mở rộng gồm thủ đô và 5 tỉnh lân cận là Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan và Samut Sakhon, các cuộc tụ tập hoặc hoạt động có từ 5 người trở lên đều bị cấm, trong khi tại những địa phương thuộc "vùng đỏ sẫm" trong diện kiểm soát nghiêm ngặt và tối đa gồm 24 tỉnh kể cả 6 tỉnh nói trên, người dân phải hạn chế tổ chức hội họp, ăn tiệc hoặc lễ hội, ngoại trừ các nghi lễ truyền thống đã được chuẩn bị từ trước. Hình phạt cho những người vi phạm là hai năm tù và/hoặc phạt tiền tối đa 40.000 baht (khoảng 1.200 USD).
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cũng đăng trên Facebook vào đêm 16/7 rằng các biện pháp phong tỏa sẽ được tăng cường tại "vùng đỏ sẫm". Những biện pháp này có thể bao gồm việc hạn chế di chuyển, đóng cửa thêm nhiều địa điểm và bắt buộc làm việc tại nhà. Hiện tại, một số biện pháp này chỉ được khuyến khích áp dụng.
Các biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm từ 21h đến 4h sáng hôm sau, đã có hiệu lực ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận, cũng như 4 tỉnh biên giới phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ ngày 12/7. Các biện pháp này sẽ hết hiệu lực vào ngày 26/7 nhưng có thể được thắt chặt hoặc gia hạn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 17/7, Thái Lan cùng lúc ghi nhận số ca mắc với COVID-19 và số người tử vong vì dịch bệnh này ở các mức cao mới, vượt ngưỡng 10.000 ca nhiễm mới và 100 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Số liệu do Bộ Y tế Thái Lan công bố sáng 17/7 cho thấy quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 10.082 ca nhiễm mới COVID-19 cùng 141 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 391.989 ca mắc COVID-19 kể từ đầu mùa dịch, trong đó có 3.240 người không qua khỏi.
Trước việc số ca lây nhiễm gia tăng trong những ngày qua, Thủ tướng Prayut đã chỉ thị các lực lượng vũ trang và cảnh sát quốc gia chung tay với chính quyền thủ đô Bangkok để bố trí hơn 200 đội triển khai nhanh nhằm tiến hành xét nghiệm COVID-19 tận nhà dân ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thành phố, nơi hiện là tâm điểm của làn sóng COVID-19 thứ 3 ở Thái Lan.
Nhật Bản phát hiện ca COVID-19 đầu tiên tại Làng vận động viên
Quang cảnh bên ngoài một lối vào làng Olympic ở Tokyo (Nhật Bản) ngày 13/7/2021, nơi các vận động viên cư trú, luyện tập trong thời gian diễn ra Olympics Tokyo 2020 (khai mạc ngày 23/7/2021). Ảnh: AFP/TTXVN
Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 thông báo đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại Làng vận động viên ở thủ đô Tokyo.
Trong cuộc họp báo sáng 17/7, người phát ngôn của Ủy ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 Masa Takaya cho biết: "Đã có một ca mắc COVID-19. Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận tại Làng vận động viên trong quá trình xét nghiệm sàng lọc".
Giám đốc điều hành (CEO) Olympic Tokyo 2020 - ông Toshiro Muto đã xác nhận thông tin này. Tuy nhiên, quốc tịch của bệnh nhân sẽ không được công bố do nhằm đảm bảo quyền riêng tư.
Thông tin về ca mắc COVID-19 ngay trong Làng vận động viên của Olympic Tokyo 2020 đã làm dấy lên lo ngại về virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong những người đang lưu trú tại đây, khi các đoàn thể thao quốc tế bắt đầu đổ về để chuẩn bị cho giải đấu khai mạc vào ngày 23/7 tới.
Do dịch bệnh COVID-19, Ban tổ chức Olympic Tokyo đã quyết định các sự kiện ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Chiba, Kanagawa và Saitama sẽ diễn ra mà không có khán giả.
Thành phố đông dân nhất Australia tiếp tục siết biện pháp hạn chế
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia ngày 17/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền thành phố Sydney, bang New South Wales của Australia ngày 17/7 đã yêu cầu tạm dừng tất cả các hoạt động xây dựng và sửa chữa, cấm các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu và áp mức phạt với những chủ lao động để nhân viên đi làm tại các văn phòng trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng dù biện pháp phong tỏa đã được áp dụng trên toàn thành phố đến tuần thứ 3.
Theo đó, các cửa hàng được phép mở cửa gồm siêu thị, nhà thuốc và các cửa hàng bán dụng cụ gia đình sẽ được phép mở cửa trong khi mọi hoạt động liên quan tới xây sửa nhà cửa đều phải tạm dừng. Trong khi đó, chính quyền bang New South Wales cũng cấm hàng trăm nghìn người dân ở các vùng ngoại ô phía Tây Sydney rời khỏi khu dân cư để đi làm. Đây là vùng dịch bệnh nghiêm trọng nhất, ghi nhận 11 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Những chủ lao động để nhân viên tới làm việc ở các văn phòng sẽ có thể bị phạt tới 7.402 USD. Cơ quan cảnh sát bang cũng sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra giám sát việc tuân thủ các quy định trong thời gian phong tỏa.
Sydney, thành phố đông đúc nhất tại Australia với 5 triệu dân, đã bắt đầu phong tỏa từ ngày 26/6 và dự kiến sẽ dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 30/7 sau khi xuất hiện đợt bùng phát mới trong cộng đồng liên quan biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh. Đến nay, hơn 1.000 người dân thành phố và các quận huyện lân cận đã có kết quả dương tính với virus.
Trong khi đó, bang Victoria lân cận cũng đang ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày tăng nhanh, từ mức 6 ca ngày 15/7 lên 19 ca trong ngày 16/7. Vì vậy, không loại trừ khả năng chính quyền bang sẽ gia hạn lênh phong tỏa dự kiến kết thúc vào ngày 20/7 tới.
Australia mới tiêm phòng đầy đủ cho khoảng hơn 10% trong tổng số 25 triệu dân. Hiện quốc gia này ghi nhận tổng cộng 31.500 ca bênh, trong đó có hơn 900 ca tử vong.
Pháp, Anh thắt chặt các biện pháp chống dịch
Tiêm vaccine COVID-19 tại Poissy, ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 17/7, Pháp tuyên bố sẽ yêu cầu những người đến từ một số quốc gia châu Âu mà chưa tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi đến. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết quy định này áp dụng với những người đến từ Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus, Hy Lạp, Hà Lan và có hiệu lực từ 0h ngày 18/7.
Theo Thủ tướng Pháp, những người được coi là tiêm chủng đầy đủ hiện nay sẽ là một tuần sau khi họ nhận được mũi tiêm thứ hai các loại vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca, thay vì 14 ngày như hiện nay, và 28 ngày sau khi tiêm vaccine của hãng Johnson & Johnson. Pháp cũng sẽ chấp nhận vaccine của hãng Covishield, một phiên bản của hãng AstraZeneca, được sản xuất tại Ấn Độ.
Đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố London, Anh ngày 16/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, tại Anh, chính phủ nước này đã thay đổi vào phút cuối về việc kéo dài quy định cách ly đối với những người từ Pháp trở về Anh. Theo kế hoạch, Chính phủ Anh dự định từ đầu tuần tới dỡ bỏ hầu hết những biện pháp hạn chế vì dịch bệnh ở Anh và những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 sẽ không phải thực hiện cách ly sau khi trở về từ những khu vực mà Anh cho là có nguy cơ lây nhiễm cao ở châu Âu. Tuy nhiên, đến cuối ngày 16/7, chính phủ tuyên bố do biến thể Beta phát hiện đầu tiên ở Nam Phi vẫn đang lây lan ở Pháp nên quy định cách ly 10 ngày sẽ vẫn được duy trì đối với những người trở về từ một trong những điểm đến yêu thích của người Anh này.
Các nhà khoa học lo ngại rằng biến thể Beta có khả năng kháng các loại vaccine cao hơn, đặc biệt là vaccine của hãng AstraZeneca. Theo số liệu thống kê mới nhất, số ca nhiễm biến thể Beta tại Anh không nhiều nhưng chiếm đến 11% số ca mắc COVID-19 tại Pháp. Hiện số ca nhiễm biến thể Delta mới chiếm đa số tại cả Anh và Pháp.
Cùng ngày 17/7, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết ông đã có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi xét nghiệm nhanh nhưng các triệu chứng rất nhẹ vì ông đã tiêm đủ hai liều vaccine. Ông đang chờ kết quả xét nghiệm PCR.
Ít nhất 7 bang ở Mỹ sẽ yêu cầu học sinh đeo khẩu trang
Học sinh đeo khẩu trang tới trường ở Godley, Texas ngày 5/8/2020. Ảnh: AP
Trong bối cảnh rất nhiều học sinh đã quay trở lại trường để học trực tiếp toàn thời gian, một số bang ở Mỹ đang có kế hoạch yêu cầu tất cả học sinh phải đeo khẩu trang. Ngược lại, tại một số bang khác, các lệnh hành pháp đã được đưa ra nhằm cấm việc ban hành các yêu cầu về việc đeo khẩu trang. Với các quy định luôn thay đổi khi nhiều bang giao cho các trường học tại địa phương đưa ra những quy định riêng đang khiến cho nhiều phụ huynh, giáo viên và học sinh tại Mỹ băn khoăn.
Hiện có 7 bang tại Mỹ thông báo rằng họ sẽ yêu cầu học sinh đeo khẩu trang khi đến trường, bất kể tình trạng tiêm chủng, bao gồm Connecticut, Delaware, Hawaii, New Mexico, New York, Virginia và Washington. Theo hướng dẫn của cơ quan y tế bang Washington đưa ra vào đầu tháng này, tất cả nhân viên ở trường học, tình nguyện viên, du khách và học sinh phải đeo khăn che mặt bằng vải hoặc một vật thay thế có thể chấp nhận được, như khẩu trang y tế, ở trường bất kể tình trạng tiêm chủng. Tuy nhiên, ở bang này, khẩu trang không được yêu cầu phải đeo khi ở ngoài trời dễ dẫn đến sự nhầm lẫn về thời điểm bắt buộc và không bắt buộc đeo khẩu trang.
Trong khi đó, bang California đã nhanh chóng đảo ngược chính sách đeo khẩu trang sau khi thông báo rằng những học sinh đến trường mà không đeo khẩu trang sẽ bị từ chối tiếp nhận. Hiện tại, bang này sẽ trao quyền quyết định về vấn đề đeo khẩu trang cho từng chính quyền cấp địa hạt. Trong một thông báo trên tài khoản Twitter, cơ quan y tế của California cho biết hướng dẫn của tiểu bang này sẽ làm rõ vấn đề liên quan đến việc sử dụng khẩu trang nhằm đảm bảo điều kiện để các trường học mở cửa trở lại trực tiếp.
Đáng chú ý, ngay cả trong số các bang yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc, có những chính sách chỉ dẫn vẫn đang thay đổi. Bang New Mexico đang áp dụng hướng dẫn được ban hành vào tháng 4, theo đó tất cả học sinh đang đi học đều phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, nhà chức trách New Mexico hiện đang xem xét lại chính sách của mình sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã cập nhật hướng dẫn mới liên quan đến vấn đề này.
Bất chấp hướng dẫn của CDC về việc sử dụng khẩu trang nhất quán và đúng cách là đặc biệt quan trọng ở trong nhà và những nơi đông người, khi không thể duy trì khoảng cách cần thiết, các bang Arizona, Georgia, Iowa, South Carolina, Texas, Utah và Vermont đã ban hành luật cấm các cơ sở đào tạo yêu cầu đeo khẩu trang trong trường học. Trong khi đó, hai bang Illinois và Michigan có các chính sách trên toàn bang quy định rằng khẩu trang chỉ được yêu cầu đối với học sinh chưa tiêm chủng.
Cuba phát triển vaccine COVID-19 có thể ngăn ngừa tử vong
Vaccine COVID-19 Abdala của Cuba được giới thiệu trong cuộc họp báo của Tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma tại Havana ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Công bố chính thức ngày 16/7 cho biết vaccine COVID-19 mang tên Abdala do Cuba sản xuất đạt hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này. Đây là kết quả được ghi nhận trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng thứ 3 của loại vaccine nêu trên.
Theo Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Cuba (CIGB) - cơ sở phát triển dược phẩm này - Marta Ayala, Abdala là loại vaccine đầu tiên tự sản xuất được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp tại Mỹ Latinh. Abdala trước đó đã được thông báo đạt hiệu quả 92,28% trong phòng ngừa truyền nhiễm COVID-19 có triệu chứng. Bà Ayala cũng cho biết số người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của loại vaccine này ở Cuba là 300.000 người.
Cùng ngày, CIGB cũng cho hay ứng viên vaccine ngừa COVID-19 Mambisa của Cuba cũng đã được đưa vào danh sách toàn cầu các loại thuốc miễn dịch qua đường mũi tiến tới giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Mabisa là 1 trong 5 ứng viên vaccine, trong tổng số hơn 300 loại đăng ký trên thế giới, sử dụng qua đường mũi. Đây cũng là 1 trong 5 ứng viên vaccine ngừa COVID-19 mà Cuba phát triển, tính cả Abdala, và là ứng viên duy nhất sử dụng qua đường nhỏ mũi với một liều duy nhất.
Theo thống kê tính đến hết ngày 16/7, Cuba cho biết đã có 3,2 triệu người dân nước này được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, với tổng số 7,9 triệu liều đã được sử dụng, trong đó hơn 2 triệu người đã hoàn thành việc tiêm chủng với đủ 3 liều.
Như vậy, Cuba vẫn đang triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra là tới hết tháng 8 hoàn thành tiêm chủng từ 60 - 70% dân số với 11 triệu người, cũng như vươn tới mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân số với vaccine tự sản xuất trong nước.
Toàn thế giới đã ghi nhận 214,25 triệu ca mắc COVID-19; châu Á vẫn là điểm nóng Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 25/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 214,25 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4,46 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 191,74 triệu người. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở...