COVID-19 thay đổi du lịch nội địa Trung Quốc ra sao?
Trung Quốc đang trong giai đoạn bùng nổ mô hình du lịch nông thôn khi người dân thành phố muốn thoát khỏi không khí xô bồ, ngột ngạt tại các trung tâm đô thị về với làng quê, trang trại và vườn cây ăn trái để tận hưởng cuộc sống bình dị.
Ngày càng có nhiều du khách Trung Quốc đến thăm các trang trại và thưởng thức các sản phẩm tươi ngon. Du khách hái hồng tại một vườn trái cây ở làng Shufeng, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: CNN
Theo hãng CNN, Trung Quốc là một trong những thị trường du lịch nội địa lớn nhất trên thế giới. Bộ Văn hóa và Du lịch nước này ước tính có trên 4 tỷ chuyến đi được thực hiện trên khắp Trung Quốc vào năm 2021, với giá trị thị trường vượt mức 500 tỷ USD.
Trong bối cảnh mô hình du lịch nước ngoài là không khả thi do các biện pháp hạn chế ngăn ngừa đại dịch, nhu cầu về sự lựa chọn trong nước thay thế không có gì đáng ngạc nhiên – đặc biệt là khi Trung Quốc là ngôi nhà của 55 di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Tuy nhiên, không chỉ tìm đến các kỳ quan lịch sử và thiên nhiên trong nước, giờ đây người dân lại tìm đến một không khí khác biệt hơn khi về các vùng quê thanh bình.
Trong các bài viết đăng trên mạng xã hội Weibo, một tài khoản tên Ancailie cho biết sau một ngày hái dâu, trồng lúa và ăn thức ăn do chính tay mình nuôi dưỡng, cô ấy cảm thấy “hạnh phúc hơn rất nhiều”. Một tài khoản khác có tên laozhenyiwen miêu tả cách gia đình mình tự đánh bắt cá và ăn hải sản trong ngày nghỉ lễ Lao động vừa qua là một trải nghiệm thú vị và “tránh được đám đông”.
Trang mạng Trip.com thuộc sở hữu của Trung Quốc, một trong những đại lý du lịch trực tuyến lớn nhất thế giới, cho biết vào tháng 3/2021, các chuyến du lịch nông thôn ở Trung Quốc đã tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Người dân tại các thành phố lớn của Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống đô thị và đang tìm kiếm một thứ gì đó lành mạnh hơn. Những du kháchđang vẽ tranh thiên nhiên tại Xiaolingnan tỉnh An Huy. Ảnh: CNN
Xu thế này dần phổ biến đến mức Trip.com đang lên kế hoạch “hành động 5 năm” để thúc đẩy du lịch nông thôn, bao gồm việc liên kết với 10.000 đại lý lữ hành chuyên nghiệp để tập trung phát triển lĩnh vực này và đầu tư 1 tỷ nhân dân tệ (150 triệu USD).
Zhou Mingqi, người sáng lập kiêm tổng giám đốc của Shanghai Tour Guide Enterprise Management Consulting, cho biết người Trung Quốc đang cảm thấy mệt mỏi vì không có nhiều không gian giải trí và trải nghiệm độc đáo tại các thành phố lớn của đất nước. “Họ cần một trải nghiệm cuộc sống khác, thanh bình dịu êm vào ngày cuối tuần”, ông giải thích.
Wang Shang làm việc cho một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên giúp điều phối các chuyến tham quan và hoạt động tại vùng nông thôn. Cô ấy nói rằng tại một trong những tour mà cô ấy điều hành, du khách có thể trải nghiệm việc trồng cây ăn trái, tham gia mô hình phát triển nông nghiệp và tìm hiểu về các nghề thủ công, phong tục truyền thống của vùng.
“Hầu hết du khách tham gia những tour này là học sinh mẫu giáo hoặc tiểu học cùng cha mẹ”, Wang cho hay.
Một số nơi nghỉ dưỡng tại vùng nông thôn có thể được tối giản hợp lý, với các hoạt động đơn giản như hái dâu, thăm bảo tàng dân gian hoặc tham dự các vở nhạc kịch địa phương.
Theo ý kiến của Wang, có hai lý do chính khiến mọi người nhiệt tình đi nghỉ ở vùng nông thôn. Đó chính là khoảng không gian yên tĩnh một mình và trải nghiệm một lối sống lành mạnh.
Một trong những khu nghỉ dưỡng mà Wang liên kết tại tỉnh Sơn Đông khai trương vào tháng 5/2020 – ngay sau thời kỳ đỉnh cao dịch COVID-19 đã qua tại Trung Quốc – nhanh chóng được du khách đặt kín chỗ.
“Mật độ dân số tại các vùng nông thôn rất thấp. Các biện pháp kiểm soát và phòng dịch cũng rất tốt”, Wang giải thích.
Người dân thích trải nghiệm cuộc sống với thiên nhiên. Ảnh: CNN
Bên cạnh đó, sống trong một quốc gia mà đầy rẫy những bê bối liên quan đến ô nhiễm thực phẩm, du khách cảm thấy an toàn và khỏe mạnh hơn khi chính tay mình trồng những loại thức ăn sạch.
Xu hướng “về quê an dưỡng” cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những nhân vật có sức ảnh hưởng trên Internet, ví dụ như Lý Tử Thất. Những video quay cảnh sinh sống tại làng quê, tự tay nấu những món ăn từ nguyên liệu tự trồng tự nuôi của cô gái này trên nền nhạc yên bình đã thu hút được hàng chục triệu lượt xem.
Wang cho biết cô tin rằng du lịch nông thôn mới chỉ đang ở khởi điểm và trong tương lai, các tour du lịch sẽ tập trung nhiều hơn vào vô số nền văn hóa địa phương của Trung Quốc.
“Nhìn vào các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời gian qua, tôi cho rằng các vùng nông thôn có nhiều tiềm năng. Tôi nghĩ trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm du lịch có nội dung dựa trên văn hóa địa phương, đó là các tour du lịch có chiều sâu về văn hóa”, Wang mong đợi.
Hà Nội tổ chức hội nghị liên kết triển khai Chương trình OCOP trong tháng 6
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 1090/KH-SCT về tổ chức hội nghị liên kết, hợp tác triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Hà Nội.
Hà Nội thúc đẩy phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm.
Dự kiến, hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 25-6 tại số 131 Nguyễn Phong sắc, quận Cầu Giấy trong thời gian 1 ngày, gồm các nội dung: Báo cáo kết quả triển khai Chương trình OCOP của thành phố Hà Nội nói chung và của ngành Công Thương Hà Nội nói riêng; tham luận của các đại biểu về việc phát triển sản xuất, cải tiến chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của thành phố Hà Nội.
Tại hội nghị có khu trưng bày khoảng 360m2 (tương đương 30 gian hàng tiêu chuẩn) giới thiệu sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, các sản phẩm tiềm năng OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm tiềm năng, lợi thế của Hà Nội và các tỉnh thành, thành phố trong cả nước.
Hội nghị được triển khai nhằm liên kết thương mại, đẩy mạnh sản xuất và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm hàng Việt Nam, sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế và quảng bá thương hiệu sản phẩm của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đồng thời, đẩy mạnh kết nối cung - cầu, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt Nam, sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội với các tỉnh, thành phố để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt Nam, sản phẩm OCOP phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Ngoài ra, thúc đẩy phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm; kích cầu tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chương trình khuyến mại tập trung của thành phố Hà Nội.
Xác định 110 sản phẩm ưu thế "tạo nguồn" cho Chương trình OCOP Để Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 thực sự hiệu quả, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương rà soát, xác định, lựa chọn những sản phẩm thuộc các nhóm ngành: thực phẩm, thảo dược, lưu niệm, nội thất, trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn nhằm "tạo nguồn" xây dựng và phát triển thành sản phẩm OCOP. Sản phẩm...