COVID-19 tạo cơ hội cho dịch bệnh khác

Theo dõi VGT trên

Nhiều tổ chức y tế toàn cầu vài tuần qua lâm vào thế khó xử: Tiếp tục hỗ trợ chương trình tiêm chủng vắc xin diện rộng ở các nước nghèo và vô tình góp phần lây lan COVID-19, hay đề xuất đình chỉ – quyết định chắc chắn gây ra sự bùng phát bệnh truyền nhiễm khác.

COVID-19 tạo cơ hội cho dịch bệnh khác - Hình 1

Chương trình đến từng nhà tiêm phòng bại liệt như ở Kenya năm 2018 – đem đến nguy cơ lây nhiễm COVID-19 – Ảnh: Getty Images

Cuối cùng họ lựa chọn phương án sau. Sáng kiến Xóa sổ Bệnh bại liệt toàn cầu (GPEI) cuối tháng 3 kêu gọi tạm ngừng tất cả chương trình tiêm vắc xin ngừa bại biệt đến nửa cuối năm nay. Nhóm tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới (SAGE) khuyến nghị dừng mọi chương trình với lý do hoạt động tập trung đông người như vậy đi ngược lại ý tưởng giãn cách xã hội.

Giới chuyên gia cảnh báo quyết định trên đem lại hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn, kèm theo thiệt hại từ COVID-19. Chủ tịch Liên minh Vắc xin toàn cầu (GAVI) Seth Berkley ước tính khoảng 13,5 triệu người lỡ dịp tiêm vắc xin bại liệt, sởi, HPV, sốt vàng, dịch tả, viêm màng não kể từ lúc mọi chương trình bị đình chỉ.

Con số sẽ còn tăng cao. Với nhiều trẻ em, các chương trình quốc tế hỗ trợ là cơ hội tiêm chủng duy nhất.

COVID-19 nay đang hoành hành tại Afghanistan, Pakistan cùng không ít quốc gia châu Phi còn bệnh bại liệt khác. Nỗ lực xóa sổ bệnh này gặp thách thức nghiêm trọng.

Chuyên gia Robb Linkins thuộc Đơn vị Tiêm chủng toàn cầu (Trung tâm Kiểm soát – Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ) cho biết, 78 triệu trẻ em sẽ không được tiêm vắc xin sởi do 23 quốc gia ngừng chương trình tiêm chủng, 16 quốc gia chưa ra quyết định.

Ở nước nghèo, virus sởi có thể giết chết 3 – 6% số ca nhiễm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ suy dinh dưỡng. Năm 2018 ghi nhận 10 triệu trường hợp mắc bệnh và 140.000 trường hợp tử vong. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan nên số ca nhiễm nhiều khả năng tăng mạnh một khi tiêm chủng bị đình chỉ.

Tại Congo – nơi tính đến nay có hơn 340.000 người mắc sởi và 6.500 trẻ em chết vì bệnh này, chiến dịch tiêm chủng vẫn được duy trì.

GAVI, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhiều tổ chức khác từng nhấn mạnh phải giữ vững hoạt động tiêm chủng cho trẻ em suốt mùa dịch COVID-19. Tuy nhiên hệ thống y tế các nước phải dàn trải nguồn lực và thiếu thốn trang thiết bị, thậm chí vắc xin do vận chuyển gặp khó khăn. Hơn nữa phụ huynh cũng ngại đưa con đến cơ sở y tế.

Không chỉ chương trình tiêm chủng, chương trình đào tạo 500.000 bà mẹ châu Phi tự chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính cho con, của Liên minh Hành động y tế quốc tế (ALIMA) cũng vì COVID-19 mà đình chỉ.

Tuy nhiên Chủ tịch GAVI Berkley nhìn thấy hy vọng: Nguồn hỗ trợ tài chính không bị cắt đứt, sau đại dịch nhanh chóng khôi phục tất cả chương trình tiêm chủng (kinh nghiệm rút ra từ đợt dịch Ebola giai đoạn 2014 – 2015).

Cẩm Bình

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1)

Virus là gì mà chúng lại có khả năng gây ra các đại dịch hoành hành khắp thế giới đến như vậy? Tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy thêm chúng để ngăn chặn chúng?

Lịch sử thế giới chứng kiến nhiều đại dịch chết người mà chúng đều xuất phát từ sự lây lan của virus. Vào những thời điểm trong quá khứ, nếu dịch bệnh bùng phát chúng sẽ tiêu hủy cả một ngôi làng hoặc một thành phố nhỏ và thường chỉ ở quy mô như thế.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 1

Virus là gì? Chúng trông như thế nào? Tên gọi như thế là từ đâu mà ra và trên thực tế nó nguy hiểm như thế nào đối với con người?

Video đang HOT

Giờ đây virus dễ dàng phát tán khắp thế giới bằng nhiều con đường. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bộ phim đã mô tả cảnh tượng như vậy, trong đó nhân vật phản diện gây nhiễm cho cả chiếc máy bay với thời gian ủ bệnh là vài ngày, sau đó những hành khách đi cùng chuyến bay sẽ lây lan tiếp cho những người mà họ tiếp xúc - cảnh tượng này giờ đây không còn là đáng kinh ngạc nữa.

Vậy virus là gì? Chúng trông như thế nào? Tên gọi như thế là từ đâu mà ra và trên thực tế nó nguy hiểm như thế nào đối với con người? Những điều này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn trong thế giới hiện đại, nơi mà chúng ta vẫn đang di chuyển với tốc độ điên cuồng. Bởi chỉ 150 năm trước thôi, để tới được bên kia địa cầu ta cần phải mất ít nhất vài tháng, còn 600 năm trước thậm chí còn chưa rõ liệu có gì nằm ngoài đường chân trời hay không.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 2

Virus không khác gì một "loài quái vật", nó có thể gây ra những đại dịch quy mô toàn cầu.

Bài viết này sẽ không tập trung vào virus corona chủng mới (2019-nCoV) và đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Trung Quốc, chúng ta chỉ nói chung về việc "loài quái vật" này là gì và làm thế nào để đối phó với chúng, bởi trong xã hội đang có quá nhiều định kiến về nó.

Virus là gì? Có bao nhiêu loại virus?

Vậy bản thân virus là gì? Có rất nhiều định nghĩa, nhưng chính yếu nhất có thể coi như sau:

Virus (theo tiếng Latinh có nghĩa là "chất độc"), là một tác nhân lây nhiễm không phải dạng tế bào, chỉ có thể được sao chép nhân rộng bên trong các tế bào sống. Virus lây nhiễm cho mọi loại sinh vật, từ thực vật và động vật tới vi khuẩn và cả vi khuẩn tối cổ.

Ngoài những loại virus vốn lây nhiễm cho các sinh vật sống phức tạp, còn có những loại virus lây nhiễm cho các loài vi khuẩn. Chúng được gọi là thực khuẩn thể. Trong một số trường hợp, các thực khuẩn thể thậm chí còn có thể được sử dụng cho mục đích y tế.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 3

Cách hoạt động đặc thù của một thực khuẩn thể.

Đã tìm thấy những virus có khả năng nhân bản (sao chép) chỉ khi có sự hiện diện của các virus khác (các virus vệ tinh). Trong trường hợp này, là một tác nhân mang chúng, con người thậm chí có thể không có nghi ngờ gì về điều này.

Khoa học phát kiến ra virus và nghiên cứu chúng như là một ngành học riêng, được gọi là ngành virus học, một phần thuộc vi sinh học. Những khám phá đầu tiên trong lĩnh vực này là được thực hiện vào năm 1892.

Từ đó tới nay, hơn 6.000 loại virus đã được tìm thấy nhưng thực tế người ta cho rằng có tới hơn 100.000 loài đang tồn tại. Có nhiều loài virus bị quên lãng được tìm thấy trong những tảng băng vĩnh cửu từ quá trình khai quật các mẫu băng ở độ sâu lớn.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 4

Trong những khối băng vĩnh cửu ta có thể tìm thấy các loài virus có tuổi đời hàng triệu năm. Ảnh: BBC.

Virus được tìm thấy trong hầu hết các hệ sinh thái. Bản thân hệ miễn dịch của con người và động vật khá tích cực chống lại nhiều loại virus. Đồng thời, các kháng thể được tạo ra sẽ cho phép virus bị đánh bại khi chúng tái xâm nhập vào cơ thể.

Nhưng quả thực, điều này không phải lúc nào cũng hoạt động với các dạng đột biến của cùng một chủng loại virus. Một số virus ngay từ đầu có thể xuyên qua hệ thống miễn dịch, ví dụ như một số loại herpes và HIV.

Các thuốc kháng virus đặc chủng có thể chống lại virus tương đối hiệu quả. Hãy nhớ rằng, khi nhiễm bệnh do virus thì việc dùng kháng sinh sẽ chỉ làm cho bệnh tình nặng hơn thêm mà thôi.

Lịch sử virus và thời hoàng kim của virus học

Như đã nói ở trên rằng có những loại virus cho phép chống lại các vi khuẩn. Điều đó làm cho một số loại virus trở thành phương tiện tiềm năng để chống lại những bệnh như thương hàn và tả.

Các thí nghiệm tương tự đã được thực hiện, kể cả nhà vi khuẩn học người Anh là Frederick Twort vào đầu thế kỷ 20 đã phát hiện ra những tính chất như vậy của virus. Điều thú vị là vào thời điểm đó, những nghiên cứu này đã không được chú ý tới, do thực tế là penicillin vừa được phát minh đã chiến đấu rất thành công với nhiều mầm bệnh.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 5

Nhà vi khuẩn học Frederick Twort người Anh đã có những nghiên cứu về virus từ thế kỷ 20. Ảnh: Microbiology Society.

Một tính chất thú vị của virus được phát hiện từ thế kỷ 19 là nó cần một sinh vật sống để tồn tại và sinh sản. Sau này, các nhà khoa học đã có thể nuôi cấy virus để sản xuất vaccine trên bạch huyết, huyền phù từ thận gà hoặc trên các mẩu mô giác mạc lợn biển. Những virus như vậy đã được nuôi cấy để tạo ra vaccine. Những nghiên cứu tương tự vẫn đang được tiếp tục cho tới nay.

Thí nghiệm đầu tiên trên các mô thai nhi đã được thực hiện vào năm 1949 bởi John Franklin Enders, Thomas Huckle Weller và Frederick Chapman Robbins. Họ đã nhận được virus bại liệt, lần đầu tiên được nuôi cấy không phải trên mô hoặc trứng động vật. Ít lâu sau, việc đó đã cho phép Jonas Salk tạo ra được loại vaccine ngừa bại liệt rất hiệu quả.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 6

Hình ảnh thực tế của một loại virus khi quan sát qua kính hiển vi điện tử. Ảnh: Science Friday.

Ở buổi bình minh của việc tìm kiếm virus, nhiều nhà khoa học từng nghĩ rằng virus là chất lỏng vì chúng không thể được nhìn thấy qua kính hiển vi. Cũng từng có ý kiến cho rằng đó là những phần tử cực kỳ nhỏ, nhưng để chứng minh điều đó thì rất phức tạp. Nó chỉ được chứng minh với sự ra đời của kính hiển vi điện tử. Khi đấy chúng ta đã thu nhận được những hình ảnh đầu tiên của virus, cho nhiều hiểu biết hơn về cấu trúc của chúng.

Nhìn chung, thời hoàng kim của virus học là nửa sau của thế kỷ 20. Vào thời ấy, không chỉ chúng ta tìm ra được khoảng 2.000 loại virus và đưa ra được mô tả của chúng, mà vaccine chống lại nhiều chủng loại virus cũng đã được phát kiến.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 7

Tiến sĩ Luc Montagnier đã nhận giải thưởng Nobel Sinh lý và Y khoa cho việc tìm ra virus HIV.

Nhưng bên cạnh đó nhiều loại virus hiện vẫn chưa thể bị đánh bại. Chẳng hạn, retrovirus và đại diện nổi tiếng nhất là HIV, được phân lập vào năm 1983 bởi một nhóm các nhà khoa học do Luc Montagnier đứng đầu từ Viện Pasteur tại Pháp.

Virus từ đâu ra?

Nhiều người quan tâm đến câu hỏi virus từ đâu ra, tức là chúng xuất hiện như thế nào và chúng từ đâu mà có. Không có ý kiến đơn nhất cho câu hỏi này, nhưng có ba giả thuyết chính.

Giả thuyết đầu tiên được gọi là hồi quy (còn gọi là giả thuyết suy giảm hoặc thoái hóa). Theo đó, lúc đầu có những tế bào nhỏ đã ký sinh trên những sinh vật lớn hơn. Về sau, những vi khuẩn này đã bị đơn giản hóa, mất đi những chức năng không cần thiết cho lối sống ký sinh. Bằng chứng của giả thuyết này là sự tồn tại của các vi khuẩn rickettsia và chlamydia. Bản chất thì chúng là vi khuẩn, nhưng lại hoạt động như virus, chỉ lan truyền bên trong tế bào sống với các cấu trúc protein của mình.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 8

Giả thuyết thứ hai được gọi là giả thuyết về nguồn gốc tế bào. Theo đó, virus xuất hiện từ bộ gene của sinh vật lớn hơn. Không đi sâu vào tiểu tiết, trong DNA có những phân tử có thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác hoặc ngay trong bộ gene. Chính phân tử này có thể đột biến và chuyển biến dần thành virus.

Giả thuyết thứ ba đó là virus đã xuất hiện vào buổi bình minh tồn tại của sự sống, nghĩa là cỡ cùng lúc với khởi sinh của đời sống tế bào. Nhiều nhà nghiên cứu đang nghiêng về lý thuyết này. Mặc dù, các tranh luận chưa bao giờ lắng xuống và vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi virus từ đâu mà ra.

Các dạng sống của virus và cách xâm nhập vào tế bào

Như đã đề cập ở trên, virus không thể tồn tại bên ngoài tế bào của một sinh vật sống, vì nó không có quá trình trao đổi chất riêng. Để tổng hợp các phân tử của chính mình, nó cần phải có một tế bào chủ. Bên ngoài tế bào như vậy, virus hoạt động như một phần tử của một cao phân tử sinh học và không thể hiện các dấu hiệu của một sinh vật sống.

Khi virus nằm ngoài tế bào, nó tồn tại như một phần tử độc lập. Kích thước của phần tử này nhỏ đến mức mà không thể phát hiện ra được hầu hết các loại virus bằng kính hiển vi quang học đơn giản. Kích thước của nó nhỏ hơn khoảng 100 lần so với kích thước của vi khuẩn và hình dạng của nó thay đổi từ xoắn ốc đơn giản đến các cấu trúc phức tạp hơn. Một trong những hình thức của chúng tương tự như vương miện, đó chính là coronavirus.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 9

Ảnh thực tế virus corona nhìn qua kính hiển vi điện tử. Ảnh: NIAID-RML.

Một số nhà khoa học gọi virus là các thực thể nằm ở ranh giới sự sống. Một mặt, chúng không phải là sinh vật sống; nhưng mặt khác chúng có thể nhân lên, tiến hóa và tiến hành hoạt động sống, mặc dù chỉ nhờ dinh dưỡng bên ngoài từ những cấu trúc protein của tế bào chủ.

Nền tảng vòng đời của virus chỉ gồm vài giai đoạn:

Đầu tiên được gọi là bám dính. Ở giai đoạn này, hình thành các liên kết giữa các protein của vỏ protein bên ngoài virus (virus capsid) và bề mặt của tế bào chủ. Đôi khi, virus chỉ tương tác với những tế bào nhất định, chẳng hạn như HIV là chỉ với các tế bào bạch cầu.

Ở giai đoạn thứ hai, xảy ra sự xâm nhập vào tế bào chủ. Lúc này, virus được giải phóng khỏi vỏ protein của mình. Nói một cách đơn giản, nó bò ra khỏi vỏ và phóng bộ gene của mình vào trong tế bào chủ. Cách thức tự giải phóng khỏi vỏ protein là rất khác nhau. Vỏ có thể bị hòa tan bởi các enzyme của chính virus hoặc bằng cách sử dụng các thành tố bên trong tế bào chủ.

Sau đó, virus được nhân bào lên khi tổng hợp các gene ban đầu của virus. Kế đó, nó tập hợp thành những cấu trúc và ở giai đoạn cuối thì sẽ rời hẳn khỏi tế bào sau khi tế bào chết. Thông thường, điều này diễn ra do màng tế bào bị phá vỡ.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 10

Bằng cách như vậy, virus xâm nhập vào tế bào và giải phóng bộ gene của mình.

Nhiều loại virus không dẫn đến việc phá hủy tế bào và cho tới thời điểm nhất định thì không tự biểu lộ bản thân. Chúng có thể tồn tại nhiều năm bên trong tế bào và gây ra các bệnh mãn tính.

Ví dụ về các loại virus này gồm có herpes - chỉ biểu hiện với sự kết hợp của những yếu tố nhất định, hoặc papillomavirus - trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh ung thư hay Epstein-Barr - chỉ dẫn tới sự tăng tốc phân bào, nhưng không có dấu hiệu ác tính.

(Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về sự đóng góp của virus vào chuỗi tiến hóa, những đại dịch được gây ra bởi virus cũng như cách phòng chống virus trong phần 2 của bài viết.)

Thanh Hương

Theo Khám phá

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả 'kho tiền'Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả 'kho tiền'
07:27:04 31/03/2025
10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
06:00:48 31/03/2025
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
08:18:26 31/03/2025
Khoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trịKhoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
08:51:19 31/03/2025
Vụ 6 bệnh nhân ngộ độc rượu trái cây: Bác sĩ đưa ra lưu ýVụ 6 bệnh nhân ngộ độc rượu trái cây: Bác sĩ đưa ra lưu ý
19:54:07 31/03/2025
Bị đau dạ dày, nhưng nguyên nhân lại đến từ ganBị đau dạ dày, nhưng nguyên nhân lại đến từ gan
08:05:01 31/03/2025
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịchTPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
20:28:12 31/03/2025
Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thểThực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
09:12:40 31/03/2025

Tin đang nóng

Vợ Đức Tiến kiện mẹ chồng, tranh chấp nhà 14 tỷ đồng ở Thủ Đức: Tung clip được cho là bằng chứngVợ Đức Tiến kiện mẹ chồng, tranh chấp nhà 14 tỷ đồng ở Thủ Đức: Tung clip được cho là bằng chứng
08:28:28 01/04/2025
Pitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờPitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờ
11:02:48 01/04/2025
Cảnh sát Việt Nam tìm thấy thi thể bé trai 10 tuổi trong vụ động đất ở MyanmarCảnh sát Việt Nam tìm thấy thi thể bé trai 10 tuổi trong vụ động đất ở Myanmar
08:37:09 01/04/2025
Rò rỉ kho ảnh Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "non choẹt" cặp kè nhau, cả 1 video tố nam diễn viên nói dối?Rò rỉ kho ảnh Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "non choẹt" cặp kè nhau, cả 1 video tố nam diễn viên nói dối?
09:10:39 01/04/2025
Quỳnh Lương đăng bài có tên ViruSs, thái độ căng giữa lùm xùm tình ái hot nhất hiện nayQuỳnh Lương đăng bài có tên ViruSs, thái độ căng giữa lùm xùm tình ái hot nhất hiện nay
06:36:04 01/04/2025
Người mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổiNgười mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổi
10:53:13 01/04/2025
Hai mẹ con tử vong bất thường, hiện trường có nhiều vết máuHai mẹ con tử vong bất thường, hiện trường có nhiều vết máu
07:22:00 01/04/2025
Nàng dâu vừa bước ra đã khiến 3 triệu người mê mẩn, đôi mắt đẹp xứng hàng top của VbizNàng dâu vừa bước ra đã khiến 3 triệu người mê mẩn, đôi mắt đẹp xứng hàng top của Vbiz
05:57:26 01/04/2025

Tin mới nhất

TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà

TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà

12:17:56 01/04/2025
Nhận định khu vực nhà bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở có địa hình phức tạp, xe cộ đông đúc, xe cấp cứu 4 bánh khó di chuyển, các y bác sĩ đã đi xe cấp cứu 2 bánh đến.
Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

12:05:03 01/04/2025
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, virus sởi dễ lây lan từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm sởi bắn ra không khí khi người bệnh ho, hắt hơi và người lành hít phải những giọt không khí chứ...
Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

08:04:23 01/04/2025
Kết quả là các tế bào vú phát triển và phân chia không kiểm soát. Ung thư vú Her2 dương tính có xu hướng xâm lấn mạnh hơn so với ung thư vú âm tính Her2.
Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

08:00:19 01/04/2025
Những phương pháp này, nếu được áp dụng rộng rãi, sẽ giúp nâng cao chất lượng điều trị và mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí cho bệnh nhân.
Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

07:57:57 01/04/2025
Người nông dân che bóng cho cây dùng để lấy matcha trong hầu hết thời kỳ sinh trưởng. Việc thiếu ánh sáng Mặt trời trực tiếp này làm tăng sản xuất diệp lục, tăng hàm lượng axit amin và mang lại cho cây màu xanh đậm hơn.
Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

07:56:00 01/04/2025
Trong một số trường hợp, âm thanh có thể lớn đến mức có thể cản trở khả năng tập trung hoặc nghe âm thanh bên ngoài.
Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

07:52:58 01/04/2025
Probiotic (men vi sinh) là vi sinh vật sống hay còn gọi là lợi khuẩn sống và khu trú bên trong đường ruột của con người, có thể được tìm thấy trong sữa chua và thực phẩm lên men như dưa cải bắp, kim chi, chưa tiệt trùng, sữa chua...
Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

07:50:40 01/04/2025
Vệ sinh và khử trùng vết thương: Rửa vết thương ngay lập tức bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, rửa vết thương bằng nước, sau đó sát trùng bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn. Không băng kín và hạn chế ...
Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

07:40:39 01/04/2025
BS Bắc cho biết thêm, phần lớn người mắc bệnh giun lươn cấp tính không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, biểu hiện ban đầu có thể là phát ban ngứa, ở vị trí ấu trùng xâm nhập vào da
Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

07:38:32 01/04/2025
Trong táo chứa nhiều saponin và các hoạt chất giúp bổ dưỡng tâm thần, làm dịu thần kinh, giúp giảm lo âu và căng thẳng. Những chất này công dụng tuyệt vời trong việc an thần, trị chứng mất ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon giấc.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

07:35:59 01/04/2025
Có trường hợp bệnh nhân COPD phải nằm hồi sức tích cực, thở máy suốt cả năm với viện phí trên 100 triệu đồng và cuối cùng thân nhân đành phải rút ống thở để bệnh nhân qua đời vì không còn khả năng chăm sóc.
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

06:09:46 01/04/2025
Bên cạnh đó, các dưỡng chất như folate, vitamin C, beta-carotene và vitamin E tác dụng giảm thiểu nguy cơ ung thư đại trực tràng, đặc biệt là chống lại sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN.

Có thể bạn quan tâm

HOT: "Tóm dính" Pháo xuất hiện sau ồn ào tình ái với ViruSs, thái độ hiện tại ra sao?

HOT: "Tóm dính" Pháo xuất hiện sau ồn ào tình ái với ViruSs, thái độ hiện tại ra sao?

Sao việt

12:54:24 01/04/2025
Nhìn vào những hình ảnh mới nhất này, có thể thấy Pháo đã ổn hơn, cân bằng được cảm xúc để tiếp tục trở lại với cuộc sống và công việc.
Tòa bác yêu cầu đòi Công ty luật Baker & McKenzie xin lỗi, bồi thường

Tòa bác yêu cầu đòi Công ty luật Baker & McKenzie xin lỗi, bồi thường

Pháp luật

12:52:44 01/04/2025
Theo tòa, nguyên đơn không chứng minh được Công ty luật Baker & McKenzie Việt Nam có hành vi cố ý xâm phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của mình và thiệt hại thực từ hành vi xâm phạm nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện.
Đúng 0h ngày 1/4, bạn đời đồng giới khắc khoải nhớ thương Trương Quốc Vinh: "Ai có thể thay thế vị trí của anh"

Đúng 0h ngày 1/4, bạn đời đồng giới khắc khoải nhớ thương Trương Quốc Vinh: "Ai có thể thay thế vị trí của anh"

Sao châu á

12:50:11 01/04/2025
Đường Hạc Đức đăng ảnh cũ tưởng nhớ Trương Quốc Vinh. Hôm nay là tròn 22 năm ngày mất của tài tử Đông Tà Tây Độc
Bình Phước: Nam thanh niên 18 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ ở biệt thự

Bình Phước: Nam thanh niên 18 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ ở biệt thự

Tin nổi bật

12:37:02 01/04/2025
Nam thanh niên 18 tuổi ở Bình Phước được phát hiện tử vong bên ngoài cửa sổ của căn biệt thự, trong tư thế treo cổ.
Ngại gì thể hiện phong cách cá tính với mũ lưỡi trai ngày hè

Ngại gì thể hiện phong cách cá tính với mũ lưỡi trai ngày hè

Thời trang

12:19:43 01/04/2025
Nếu muốn thể hiện phong cách sporty chic, hãy chọn giày sneakers và mũ lưỡi trai trắng. Hoặc, để theo đuổi xu hướng Y2K đang thịnh hành, hãy phối mũ lưỡi trai với bốt cao gót và tất dài.
Walker lấy Messi dằn mặt Felix

Walker lấy Messi dằn mặt Felix

Sao thể thao

12:15:46 01/04/2025
Kyle Walker không ngần ngại công khai chỉ trích Joao Felix trên sân vì chơi cá nhân trong thất bại 1-2 của AC Milan trước Napoli ở vòng 30 Serie A.
Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom

Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom

Thế giới

12:11:47 01/04/2025
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 31.3 tuyên bố Mỹ sẽ phải chịu hậu quả nặng nề nếu thực hiện lời đe dọa ném bom của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025

5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025

Trắc nghiệm

11:58:41 01/04/2025
Trong vũ trụ rộng lớn, mỗi người đều mang một số mệnh riêng, và có những cung hoàng đạo dường như được sinh ra để tỏa sáng trong sự giàu có và thịnh vượng.
Ăn quá nhiều đường gây lão hóa da thế nào?

Ăn quá nhiều đường gây lão hóa da thế nào?

Làm đẹp

11:37:45 01/04/2025
Mặt nạ dưỡng trắng da từ những nguyên liệu tại nhà có thể dùng cho các vùng da bị sạm đen, xỉn màu do mụn trứng cá, tuổi tác hoặc tác hại của ánh nắng mặt trời. Cách đơn giản nhất, bạn hãy chuẩn bị bột nghệ và sữa tươi không đường.
Phụ nữ nên học cách yêu bản thân mình: 4 món ăn mùa xuân giúp nuôi dưỡng làn da đẹp, gương mặt rạng rỡ

Phụ nữ nên học cách yêu bản thân mình: 4 món ăn mùa xuân giúp nuôi dưỡng làn da đẹp, gương mặt rạng rỡ

Ẩm thực

11:09:19 01/04/2025
Hãy cùng khám phá bốn món ăn tuyệt vời trong mùa xuân, vừa thơm ngon vừa giúp phụ nữ điều hòa cơ thể, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong để luôn tự tin với vẻ đẹp của mình.
Clip: Trêu chọc ong bắp cày, cún con nhận bài học nhớ đời

Clip: Trêu chọc ong bắp cày, cún con nhận bài học nhớ đời

Lạ vui

10:59:49 01/04/2025
Ngược lại, ong bắp cày là loài côn trùng hoang dã với bản năng bảo vệ lãnh thổ mạnh mẽ. Chúng thường sống theo bầy đàn, xây tổ từ sợi gỗ nhai và nước bọt, tạo thành những cấu trúc giống như giấy.