COVID-19 tại ASEAN hết ngày 1/11: Toàn khối thêm 6.756 ca mắc, 112 ca tử vong
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 1/11, 6 quốc gia ASEAN ghi nhận 6.756 ca mắc COVID-19 và 112 ca tử vong, nâng tổng số người mắc tại ASEAN từ đầu dịch lên 945.283 ca, trong đó 22.813 người tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt cho người dân để phòng lây nhiễm COVID-19 tại Lembang, West Java, Indonesia ngày 29/10. Ảnh: THX/TTXVN
Đứng đầu về số ca mắc trong ngày 1/11 là Indonesia với 2.696 ca, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 412.784 ca. Indonesia cũng ghi nhận số ca tử vong trong ngày này cao nhất ASEAN với 74 ca, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 13.943. Trong thời gian qua, Indonesia liên tục là nước có ca mắc và tử vong cao nhất ASEAN.
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã lan tới toàn bộ 34 tỉnh của Indonesia. Đặc biệt, trong 24 giờ qua, thủ đô Jakarta ghi nhận tới 608 ca mắc mới, cao nhất nước. Tiếp đó là Trung Java với 458 ca, Đông Java với 253 ca, Tây Java với 245 ca, Tây Sumatra với 225 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Lembang,Tây Java, Indonesia ngày 29/10. Ảnh: THX/TTXVN
Bốn tỉnh không ghi nhận ca mắc mới nào trong ngày 1/11 là Jambi, Trung Kalimantan, Bắc Maluku và Papua.
Trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng ở Indonesia, công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech và Bio Farma, một doanh nghiệp dược quốc doanh Indonesia đã hợp tác thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine COVID-19 tại Indonesia. Khoảng 1.620 tình nguyện viên Indonesia khoẻ mạnh, tuổi từ 18-59, đã tham gia thử nghiệm kéo dài 6 tháng này, và kết quả sẽ quyết định vaccine có được cấp phép lưu hành hay không.
Các thử nghiệm Giai đoạn 1 và 2 đã được tiến hành với quy mô nhỏ hơn tại Trung Quốc, nhằm kiểm tra an toàn và hiệu quả miễn dịch. Vaccine của Sinovac dự kiến sẽ là loại vaccine COVID-19 đầu tiên có mặt trên thị trường Indonesia. Công ty này cam kết sẽ cung cấp 1,5 triệu liều từ tháng tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Đứng thứ hai về ca mắc COVID-19 trong ngày 1/11 là Philippines với 2.396 ca, nâng tổng số ca mắc lên 383.113. Philippines cũng ghi nhận 17 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong lên 7.238. Philippines là vùng dịch COVID-19 lớn thứ hai ASEAN.
Trong số các ca mắc COVID-19 mới ngày 1/11, có 35 ca thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia Philippines, nâng tổng số nhân sự cảnh sát mắc bệnh lên 7.255.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 26/10. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Tình hình tại Malaysia cũng có chiều hướng xấu đi trong những ngày gần đây. Ngày 1/11, nước này ghi nhận 957 ca mắc mới (cao thứ ba ASEAN), không có ca tử vong. Như vậy, tổng số ca mắc mới ở nước này đã là 32.505 ca, trong đó 294 người chết.
Trong số 957 ca mắc mới, có hai chùm ca bệnh mới được phát hiện. Bang đông dân nhất là Selangor ghi nhận số ca mắc tăng vọt, lập kỷ lục hàng ngày với 225 ca, chiếm 23,5% tổng số ca mắc mới ngày 1/11 của cả nước.
Sabah vẫn là bang bị dịch bệnh tác động mạnh nhất khi dẫn đầu về số ca mắc ngày 1/11 với 644 ca, chiếm 67,3% tổng số ca. Tổng số ca hồi phục đã cao hơn số ca mắc mới: 972 ca. Trước đó, ngày 31/10, Malaysia thông báo ghi nhận con số bệnh nhân COVID-19 bình phục trong ngày cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát, với 1.000 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Subang Jaya, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 22/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan đến ngân sách trong năm dịch bệnh, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã khẳng định ngân sách năm tài khóa 2021 của nước này sẽ cung cấp các khoản kinh phí nhằm hạn chế dịch COVID-19 giữa bối cảnh Chính phủ Malaysia đang đẩy mạnh cuộc chiến chống đại dịch. Ông Muhyddin cho hay Chính phủ Malaysia có thể đưa ra các biện pháp bổ sung trong Dự thảo ngân sách 2021, dự kiến sẽ được Quốc hội nước này bàn thảo vào ngày 6/11, một phần các nỗ lực giúp người dân trở lại cuộc sống bình thường.
Theo Thủ tướng Muhyddin, chính phủ đã chi 480 triệu USD cho Bộ Y tế, trong đó riêng bang Sabah, nơi tình hình dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng, được cấp gần 100 triệu USD kể từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại để cung cấp thực phẩm và vật tư y tế.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 16/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Myanmar có số ca mắc hàng ngày cao thứ 4 ASEAN trong ngày 1/11 với 699 ca mắc và 21 ca tử vong. Tổng số ca mắc tại Myanmar là 53.405, trong đó có 1.258 ca tử vong.
Trong khi đó, Singapore và Thái Lan đều ghi nhận số ca mắc COVID-19 là 4 ca trong ngày 1/11.
Tại Singapore, 4 ca mới ngày 1/11 đều là ca nhập cảnh và được lệnh ở nhà ngay khi tới Singapore. Ba trong 4 ca không có tiệu chứng. Không có ca mới trong cộng đồng và khu nhà ở của người lao động nước ngoài. Tổng số ca mắc COVID-19 ở Singapore tới nay là 58.019.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Singapore ngày 25/9. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore có 11 ca COVID-19 được xuất viện hoặc rời khu cách ly cộng đồng, nâng tổng số ca bình phục lên 57.924. Còn 46 ca trong bệnh viện, phần lớn đều có sức khỏe ổn định, cải thiện và không phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt.
Nhằm cải thiện điều kiện sống của người lao động nhập cư, chính phủ Singapore đã đưa 8.000 người vào ở 7 khu nhà ở mới xây. Các khu nhà ở mới này sẽ thí điểm một số tiêu chuẩn mới để giúp họ sống thoải mái hơn, phòng dịch bệnh dễ hơn.
Các khu nhà ở mới nằm ở Kranji, Admiralty và Choa Chu Kang, bắt đầu hoạt động cách đây một tháng. Theo Bộ Phát triển Quốc gia, sẽ có 8 khu nhà ở mới được xây xong vào nửa đầu năm tới, nâng tổng số chỗ ở lên 25.000.
Tại Thái Lan, trong số 4 ca mới đều là ca nhập cảnh, có một ca là công dân Thái Lan trở về từ Anh ngày 26/10 và xét nghiệm dương tính ngày 20/10 sau khi có triệu chứng bệnh. Tổng số ca mắc tại nước này là 3.784.
Dịch COVID-19 tại ASEAN hết 30/10: Toàn khối 22.560 ca tử vong; Malaysia nghiêm trọng trở lại
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 30/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 6.817 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 22.560 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Lembang,Tây Java, Indonesia, ngày 29/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực. Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" vẫn duy trì đà tăng nhiệt sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu, số ca mắc mới cao, song số ca tử vong tiếp tục đà giảm những ngày gần đây. Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang hiện hữu khi nước này ghi nhận 799 ca bệnh phát sinh và 3 ca tử vong trong 1 ngày qua.
Myanmar dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng với việc nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Tình hình tại quốc gia thành viên ASEAN này hiện rất đáng lo ngại với 1.093 ca bệnh mới và 20 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 22/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 22.560 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 142 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 931.711 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 779.363 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 7 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Có Việt Nam, Lào, Brunei và Timor Leste là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 30/10.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 30/10:
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 23/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Malaysia, Bộ Y tế Malaysia thông báo ngày 30/10 đã ghi nhận thêm 799 ca mắc COVID-19 cùng 3 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên thành 30.889 ca và 249 ca tử vong.
Trong số 799 ca mắc mới, 466 ca tại bang miền Đông Sabah, nơi được coi là tâm điểm của làn sóng COVID-19 thứ 3. Bang công nghiệp Selangor cũng trở thành ổ dịch lớn khi tiếp tục ghi nhận 150 ca mắc mới. Ba ca tử vong trong ngày 30/10 đều ở bang Sabah.
Đáng chú ý, tính tới thời điểm hiện tại, bang cực Đông của Malaysia đã ghi nhận 117 ca tử vong (47% tổng số ca tử vong tại Malaysia) và chỉ tính riêng trong tháng 10, đã có 104 người dân Sabah tử vong do dịch COVID19.
Người dân Singapore đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19. Ảnh: The Thaiger
Tại Singapore, những người nhập cảnh vào Singapore từ Trung Quốc đại lục và bang Victoria sẽ phải làm xét nghiệm PCR (xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase) đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ngay khi nhập cảnh.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, họ có thể tiếp tục các hoạt động của mình mà không cần phải thực hiện cách ly tại nơi ở. Quy định trên cũng áp dụng tương tự đối với công dân Singapore, thường trú nhân Singapore và người có thẻ dài hạn trở về từ 2 khu vực này.
Cảnh vắng vẻ trên bãi biển tại Phuket, Thái Lan, ngày 13/9/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 30/10, Bộ Y tế Thái Lan thông báo sẽ điều chỉnh lại các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tại hơn 100 khách sạn tham gia chương trình cách ly.
Động thái trên diễn ra sau khi có 2 người cách ly cùng khách sạn với một phụ nữ Pháp mắc bệnh, đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Cục trưởng Cục hỗ trợ dịch vụ y tế Thái Lan Tharet Karatnairawiwong nhấn mạnh Bộ Y tế sẽ điều chỉnh các biện pháp phòng dịch tại tất cả các khu cách ly để tránh trường hợp tương tự tái diễn. Theo đó, các hành khách, bao gồm cả công dân Thái Lan, khi nhập cảnh sẽ được chia thành nhiều nhóm khác nhau, tùy theo tình hình dịch tại nơi họ xuất phát.
Trong thời gian cách ly bắt buộc kéo dài 14 ngày, những người cách ly trong khách sạn sẽ vẫn được phép rời phòng để giải trí hay tập thể dục tại những khu vực nhất định. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa sẽ được siết chặt bao gồm giãn cách xã hội và thường xuyên khử trùng dụng cụ tập.
Theo Bộ Y tế Thái Lan, hiện có 101 khách sạn với 13.004 phòng đang được dùng làm cơ sở cách ly tại nước này.
Số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh gây sức ép lên hệ thống y tế Mỹ Tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ chưa có dấu hiệu lắng dịu với số ca mắc mới liên tục tăng, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế tại nhiều bang của nước này. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở bang Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Các y, bác sĩ tại bệnh viên Đại học...