COVID-19 tại ASEAN hết 29/1: Ba nước có trên 10.000 ca mắc mới; Cả khối thêm 236 ca tử vong
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 29/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 64.642 ca mắc COVID-19 và 236 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 16.517.152 ca, trong đó 313.617 người tử vong.
Trong ngày 29/1, Philippines, Việt Nam và Indonesia đều ghi nhận trên 10.000 ca mắc mới.
Philippines tiếp tục dẫn đầu ASEAN về số ca nhiễm mới trong ngày 29/1. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 17.382 COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên 3.528.796 ca. Philippines có 70 ca tử vong mới trong ngày 29/1.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, số ca mắc COVID-19 và số ca nhập viện ở vùng thủ đô Manila (Metro Manila) đang giảm xuống. Khu vực này đang được xếp loại ở mức rủi ro trung bình. Số ca mắc bệnh trung bình tại khu vực trên trong tuần này thấp hơn 4,68 lần so với mức cao nhất trong thời gian từ ngày 8-14/1.
Philippines đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm của đại dịch COVID- 19 kể từ khi đại dịch này bùng phát hồi năm 2020. Quốc gia này đã ghi nhận số ca mắc cao nhất trong một ngày vào ngày 15/1 vừa qua với 39.004 ca mắc mới.
Việt Nam đứng thứ hai ASEAN về ca mắc mới với 15.150 ca trong ngày 29/1, nẩng tổng số ca lên 2.233.287 ca. Trong ngày 29/1, Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 115 ca.
Indonesia đứng thứ ba về ca mắc mới tại ASEAN trong ngày 29/1 với 11.588 ca, nâng tổng số ca mắc lên 4.30.763 ca. Indonesia có 17 ca tử vong mới trong ngày. Số ca mắc mới này tăng so với ca mắc những ngày trước đó, lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2021, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ đầu đại dịch lên 4,3 triệu người, trong đó có 144.285 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 27/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 mới gia tăng kể từ ngày 11/1 vừa qua sau kỳ nghỉ lễ cuối năm kéo dài, trong khi các cơ quan y tế đang gồng mình ngăn chặn biến thể Omicron.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ 5-6% bệnh nhân nhiễm Omicron cần trợ thở, trong khi hầu hết các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, sổ mũi và không cần nhập viện điều trị.
Video đang HOT
Thái Lan đứng thứ tư khu vực về ca nhiễm mới với 8.618 ca trong ngày 29/1. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Thái Lan là 2.424.090. Thái Lan có 19 ca tử vong mới.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, Bộ Y tế Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay dựa trên các tiêu chí riêng, ngay cả khi chưa có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Truyền thông sở tại cho biết Thư ký thường trực Bộ Y tế Thái Lan Kiattiphum Wongrajit đã thông báo kế hoạch này sau cuộc họp của Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm. Theo Tiến sĩ Kiattiphum, ủy ban trên đã lên kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay dựa trên các tiêu chí có thể chấp nhận được về mặt học thuật bao gồm không quá 10.000 ca mắc mới mỗi ngày, tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% và hơn 80% số người có nguy cơ mắc bệnh đã được tiêm hai liều vaccine.
Ông Kiattiphum cho hay quan điểm của Bộ Y tế Thái Lan là COVID-19 đã lây lan trong hơn 2 năm và các xu hướng cho thấy căn bệnh này đã được kiểm soát và hiện không quá nghiêm trọng. Về nguyên tắc, căn bệnh trên có thể lây lan, nhưng không nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong có thể chấp nhận được và dịch bệnh có thể bùng phát theo từng đợt, song điều quan trọng là người dân phải được miễn dịch hoàn toàn, phải được tiêm chủng đầy đủ và hệ thống y tế hoạt động hiệu quả. Sau khi các tiêu chí này được đáp ứng trong một thời gian, COVID-19 có thể được công bố là bệnh đặc hữu ở Thái Lan.
Singapore đứng thứ 5 khu vực về ca nhiễm mới với 5.554 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Singapore là 338.625 ca.
Trước đó, Bộ Y tế Singapore (MOH) thông báo quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron. MOH cho hay bệnh nhân là một phụ nữ 92 tuổi, đã tử vong hôm 20/1 sau 10 ngày bị nhiễm biến thể Omicron từ một thành viên trong gia đình. Người phụ nữ trên chưa tiêm vaccine COVID-19 và không có tiền sử bệnh tật.
Malaysia đứng thứ 6 khu vực về ca nhiễm mới với 5.522 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Malaysia là 2.855.930 ca. Malaysia có 12 ca tử vong mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại trung tâm tiêm chủng ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 5/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh có đồn đoán rằng chính phủ sẽ phong tỏa toàn quốc do diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) một lần nữa trong dịp Tết của người Hồi giáo năm nay.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Ismail cho biết hiện tại các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cũng như việc đi lại giữa các bang đã trở lại bình thường. Trong trường hợp gia tăng đột biến số ca nhiễm, chính phủ sẽ sử dụng phương pháp áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển tăng cường (EMCO), tập trung vào các khu vực được xác định có nhiều ca nhiễm.
Ông kêu gọi mọi người không nên tự mãn và chủ quan, thay vào đó cần tiếp tục kiềm chế sự lây lan COVID-19, ngay cả khi đã xác định phải sống chung với COVID-19 trong tương lai. Ông cũng bày tỏ hy vọng số ca nhiễm mới sẽ tiếp tục giảm xuống dưới 1.000 để Malaysia có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Các quốc gia ASEAN còn lại ghi nhận vài trăm ca mắc mới trong ngày 29/1: Lào (537 ca), Myanmar (237 ca) và Campuchia (54 ca).
COVID-19 tại ASEAN hết 12/1: Ca mắc mới ở Philippines cao nhất khối; Indonesia tiêm mũi tăng cường
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 12/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 61.932 ca mắc COVID-19 và 385 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.447.290 ca, trong đó 309.073 người tử vong.
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quezon, Philippines, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 12/1, Philippines có số ca mắc mới cao nhất ASEAN với 32.246 ca. Ca mắc mới ngày 12/1 ở Phillipines chỉ kém mức cao kỷ lục 33.169 ca mắc mới vào ngày 10/1. Tổng số ca mắc ở Philippines từ đầu đại dịch COVID-19 là 3.058.634.
Trong tuần trước, số ca mắc mới ở Philippines cao chưa từng có. Đa số là mắc biến thể Omicron. Theo Bộ Y tế Philippines, 43% số giường bệnh của khoa hồi sức tích cực trên cả nước hiện đã không còn chỗ trống.
Việt Nam có số ca mắc cao thứ hai trong ngày 12/1 với 16.135 ca. Thái Lan đứng thứ ba ASEAN với 7.681ca mắc mới. Tới nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 2.292.290 ca mắc.
Malaysia có 3.175 ca mắc mới trong ngày 12/1. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.792.035 ca mắc COVID-19.
Tiếp đó là Lào (916 ca); Singapore ( 846 ca); Indonesia (646 ca); Myanmar (235 ca); Brunei (38 ca) và Campuchia (14 ca).
Về số ca tử vong, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (177 ca), Philippines (144 ca), Malaysia (27 ca) Thái Lan (22 ca), Lào (7 ca), Indonesia (6 ca) và Myanmar (2 ca).
Số ca mắc mới tại Lào vẫn ở mức cao
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 916 ca mới và 7 ca tử vong do COVID-19. Theo bộ trên, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là địa phương có nhiều ca nhiễm nhất với 309 ca. Như vậy, tính tới nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 121.436 ca, với 464 người tử vong.
Trong khi đó, dù đã mở cửa cho khách quốc tế đến du lịch tại các Vùng Xanh được quy định từ ngày 1/1 năm nay, song đến nay, số lượng du khách đến Lào vẫn ở mức rất thấp, không được như kỳ vọng. Tính tới ngày 12/1, mới chỉ có duy nhất một đoàn 23 người từ Hàn Quốc đến Lào theo chương trình trên.
Đứng trước tình hình này, Bộ Ngoại giao Lào vừa kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia Lào về phòng chống COVID - 19 bãi bỏ một số biện pháp phòng chống COVID-19 và các quy định trong cấp thị thực nhập cảnh. Theo đó để tạo điều kiện thuận lợi, Bộ Ngoại giao Lào đề xuất mở trở lại sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn và cửa khẩu Hữu nghị sang tỉnh Nong Khai, Đông Bắc Thái Lan; đề nghị nối lại việc cấp thị thực du lịch tại các đại sứ quán, lãnh sự quán và cơ quan lãnh sự của Lào ở nước ngoài và khôi phục hệ thống cấp thị thực điện tử.
Indonesia triển khai tiêm đại trà mũi vaccine tăng cường
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 12/1, Indonesia đã triển khai chương trình tiêm đại trà mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh quốc gia có dân số lớn thứ 4 trên thế giới này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất trong gần 3 tháng qua do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh.
Trong khuôn khổ chương trình được thực hiện tại các trung tâm y tế địa phương trên cả nước, những công dân cao tuổi và các trường hợp suy giảm miễn dịch sẽ được ưu tiên tiêm trước.
Trước đó, Tổng thống Joko Widodo ngày 11/1 tuyên bố Indonesia sẽ tiêm miễn phí mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả những người đủ điều kiện. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp các loại vaccine của các hãng Pfizer, Moderna (Mỹ), AstraZeneca (Anh-Thụy Điển), Sinovac và vaccine Zifivax (của Trung Quốc) trong chương trình tiêm tăng cường này.
Chương trình trên được triển khai trong bối cảnh gia tăng quan ngại về sự lây lan biến thể Omicron tại Indonesia - quốc gia đã ghi nhận hơn 4 triệu ca mắc COVID-19 và phải ứng phó với làn sóng lây nhiễm biến thể Delta hồi tháng 7/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia ngày 12/1. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan dự báo số ca nhiễm biến thể Omicron ở nước này sẽ đạt đỉnh vào đầu tháng 2 tới. Dự báo trên được đưa ra dựa trên quan sát kinh nghiệm của các quốc gia khác, trong đó làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron thường lên đến đỉnh điểm trong khoảng 40 ngày, nhanh hơn biến thể Delta. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân nhiễm Omicron dự kiến sẽ gặp các triệu chứng nhẹ, vì vậy Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị một chiến lược khác với chiến lược được sử dụng để xử lý các trường hợp nhiễm biến thể Delta. Indonesia đã sẵn sàng hơn để đối mặt với mọi làn sóng COVID-19 tiềm tàng mà biến thể Omicron có thể gây ra.
Với việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, năng lực xét nghiệm và truy vết cao được cải thiện, hệ thống y tế của Indonesia đã được chuẩn bị tốt hơn nhiều về thuốc men, giường bệnh, nhân viên y tế, oxy và các khu cách ly tập trung. Tuy nhiên, Chính phủ Indonesia sẽ không thể đạt được thành công trong việc kiểm soát biến thể Omicron nếu không có sự hợp tác của tất cả các bên, đặc biệt là trong việc tuân thủ các quy trình y tế.
COVID-19 tại ASEAN hết 1/1: Cả khối có 26.880 ca mắc mới; Malaysia phát hiện thêm ca nhiễm Omicron Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 1/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.880 ca mắc COVID-19 và 302 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch là 14.899.403 ca, trong đó 305.026 người tử vong. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế đi xuống mạnh ở các...