COVID-19 tại ASEAN hết 27/8: Toàn khối trên 216.000 người tử vong; Malaysia số ca mắc mới cao nhất
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 84.405 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 216.500 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 23/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp túc dấu hiệu chững lại, khi số ca mắc và tử vong đều đi ngang hoặc không tăng mạnh.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 113 trường hợp.
Trẻ em đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia. Ngày 27/8, Malaysia ghi nhận ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.
Ngày 27/8, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 339 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Pattani, Thái Lan, ngày 19/7/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 27/8 ghi nhận thêm trên 18.702 ca bệnh mới (nhiều thứ ba khu vực), trong khi số ca tử vong là 273 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc gần 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh đang bớt nghiêm trọng và đáng ngại hơn khi nước này chỉ có 411 bệnh nhân mới và 17 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore ngày 27/8 cũng ghi nhận tới 120 ca COVID-19 mới, song không có ca tử vong.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 216.591 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.697 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 9.744.082 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 8.424.788 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới (Myanmar không công bố số liệu).
Video đang HOT
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 27/8:
Người dân tập thể dục tại Viêng Chăn, Lào, ngày 5/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Lào triển khai nhiều biện pháp ứng phó với tình trạng số ca nhiễm mới gia tăng
Tại Viêng Chăn, ngày 27/8, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 247 ca mắc mới COVID-19, trong đó 144 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 103 ca cộng đồng.
Bộ Y tế Lào nêu rõ số ca mắc mới trong cộng đồng ở Lào tiếp tục ở mức cao, trong đó ghi nhận nhiều nhất vẫn là tỉnh Savannakhet với 42 ca, tiếp đến là tỉnh Bokeo với 29 ca, số còn lại ghi nhận rải rác tại một số tỉnh khác.
Bộ Y tế Lào cho biết thêm đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để ứng phó tình trạng số ca nhiễm mới gia tăng, đặc biệt các bệnh viện dã chiến đã được thành lập có thể tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân, đồng thời sẽ mở thêm các trung tâm cách ly để chuẩn bị cho làn sóng lao động Lào mất việc tại Thái Lan tiếp tục về nước, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng cho người dân để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 14.351 ca mắc COVID-19, trong đó có 12 người tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan nới lỏng các lệnh hạn chế
Tại Thái Lan, chính phủ nước này dự kiến sẽ dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng dịch COVID-19 đối với lĩnh vực bán lẻ và kinh doanh ăn uống kể từ tháng 9 tới, trong khi các cuộc gặp gỡ cũng được nâng lên mức tối đa 25 người tham gia. Quyết định nới lỏng này sẽ được áp dụng tại thủ đô Bangkok và các khu vực có nguy cơ cao khác.
Theo giới chức Thái Lan, việc điều chỉnh các quy định phòng dịch COVID-19 là cần thiết để tiến tới “sống chung với dịch bệnh một cách an toàn” và vực dậy nền kinh tế. Cụ thể, từ ngày 1/9 tới, các trung tâm mua sắm, tiệm cắt tóc, tiệm làm đẹp, massage và các câu lạc bộ thể thao ở 29 tỉnh có nguy cơ cao tại Thái Lan sẽ được phép hoạt động trở lại, trong khi các nhà hàng có thể mở cửa đón thực khách tới dùng bữa.
Nhà chức trách Thái Lan yêu cầu các cơ sở kinh doanh đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên đã được tiêm chủng ngừa COVID-19 đầy đủ và được xét nghiệm tầm soát thường xuyên. Trong khi đó, các khách hàng tới những cơ sở này cũng sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm phòng COVID-19 hoặc chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 theo xét nghiệm mới nhất.
Trong ngày 27/8, Thái Lan ghi nhận 18.702 trường hợp mắc mới COVID-19 và 273 ca tử vong do căn bệnh này, nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong kể từ đầu dịch đến nay lần lượt lên con số 1,14 triệu và 10.587 trường hợp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 24/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Y tế Philippines cùng ngày cũng thông báo thêm 17.447 ca mắc mới COVID-19 – mức ghi nhận trong ngày cao thứ hai tại nước này kể từ đầu dịch, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở Philippines lên 1.916.461 trường hợp. Trong khi đó, danh sách bệnh nhân tử vong do COVID-19 cũng có thêm 113 người, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch này tại Philippines lên con số 32.841 trường hợp.
Philippines đang mở rộng quy mô tiêm chủng cho người dân nhằm ứng phó sự lây lan của dịch COVID-19. Tính đến nay, Philippines đã tiêm hơn 31 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó hơn 13 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người trong năm nay.
COVID-19 tại ASEAN hết 23/8: Indonesia nới lỏng phong tỏa; Philippines ca mắc mới cao nhất từ đầu dịch
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 74.143 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên xấp xỉ 208.000 người.
Trẻ em đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Blang Bintang, Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng 1 ngày qua, điểm nóng này đang có dấu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong đều giảm rõ rệt.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 151 trường hợp.
Chôn cất bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Selangor, Malaysia, ngày 13/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia. Ngày 23/8, Malaysia ghi nhận ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.
Ngày 23/8, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 174 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình dịch COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tới nhà hoả táng ở Bangkok, Thái Lan ngày 30/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 23/8 ghi nhận thêm trên 17.491 ca bệnh mới (nhiều thứ ba khu vực), trong khi số ca tử vong là 242 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc gần 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh đang bớt nghiêm trọng và đáng ngại hơn khi nước này chỉ có 410 bệnh nhân mới và 16 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Công viên Merlion ở Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore ngày 23/8 cũng ghi nhận 98 ca COVID-19 mới, tăng khá nhiều so với mấy ngày qua.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 207.990 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.814 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 9.389.109 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 8.035.656 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới (Myanmar không công bố số liệu).
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 23/8:
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Đông Java, Indonesia, ngày 12/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Indonesia nới lỏng lệnh phong tỏa
Ngày 23/8, Indonesia tiến hành nới lỏng các hạn chế hoạt động cộng đồng.
Phát biểu trên kênh Youtube của Văn phòng thư ký Tổng thống ngày 23/8, Tổng thống Joko Widodo cho biết, chính phủ nước này sẽ dần nới lỏng các quy định về việc thực hiện các hạn chế đối với các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 4 do có sự cải thiện ở một số chỉ số. Việc mở cửa trở lại các hoạt động cộng đồng vẫn phải được thực hiện từng bước phù hợp với các quy trình y tế như xét nghiệm và truy vết cũng như triển khai tiêm chủng rộng rãi hơn.
Cũng theo Tổng thống Joko Widodo, đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và một số quốc gia hiện đang trải qua đợt thứ ba với số ca mắc bệnh rất lớn, do đó Indonesia phải luôn cảnh giác để thực hiện các chính sách đúng đắn trong việc kiểm soát đại dịch.
Theo thống báo của Bộ Y tế Indonesia, trong ngày 23/8, nước này ghi nhận thêm 9.604 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.989.060 người. Với 842 trưởng hợp tử vong, nâng tổng ca tử vong từ đầu mùa dịch lên 127.214 người.
Trước đó, hôm 22/8, Phó Thống đốc Jakarta Ahmad Riza Patria cho biết khu vực thủ đô đã được xếp vào "vùng xanh" và đạt được "miễn dịch cộng đồng" nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng vọt.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines ngày 20/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Philippines ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ đầu dịch
Ngày 23/8, Bộ Y tế Philippines cho biết đã ghi nhận 18.332 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất theo ngày kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Giới chức Manila cũng lần đầu tiên thừa nhận tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng do biến thể Delta tại Vùng đô thị Manila. Ngoài ra, Philippines cũng ghi nhận thêm 151 ca tử vong mới. Với những thống kê mới trên, tổng ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này tăng lên mức 1.857.646 ca, trong đó có 31.961 ca tử vong.
Trong buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire nói rõ biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh đang lan rộng khắp Vùng đô thị Manila, bao gồm thủ đô Manila và 16 thành phố với hơn 13 triệu dân. Bà nêu rõ nhìn trên bản đồ dịch bệnh, tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng tập trung tại các khu vực đông dân cư do gia tăng số ca mắc biến thể Delta tại những khu vực này, nơi có gần 30 triệu dân sinh sống.
Trước đó, các nhà chức trách Philippines đã nới lỏng lệnh phong tỏa tại Vùng đô thị Manila trong 10 ngày, kể từ ngày 21/8, nhằm cho phép các doanh nghiệp nối lại hoạt động. Theo giới chức sở tại, tỷ lệ lây nhiễm tại đây đã chững lại sau 2 tuần áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.
Cho tới nay, mới hơn 4 triệu người, tương đương 43,5% dân số tại Vùng đô thị Manila, đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Người dân tập thể dục tại Viêng Chăn, Lào, ngày 5/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Y tế Lào ngày 23/8 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 152 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 87 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 65 ca cộng đồng.
Trước tình hình số ca bệnh tiếp tục tăng cao, Bộ Y tế Lào đang bố trí mở thêm trung tâm điều trị dã chiến ở thủ đô Viêng Chăn từ 3 địa điểm lên 5 địa điểm. Hai địa điểm mới có thể tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân.
Bộ Y tế Lào cũng cho biết, theo bộ quy tắc mới, người nước ngoài có ý định nhập cảnh Lào cần mua bảo hiểm COVID-19 và thiết bị theo dõi y tế trong thời gian thực hiện chế độ cách ly bắt buộc. Quy định mới của Bộ Y tế về việc xin nhập cảnh Lào cũng bao gồm yêu cầu pháp nhân (công ty) bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến chi phí bảo hiểm và thiết bị theo dõi y tế, đây là một phần trong các giấy tờ làm hồ sơ xin nhập cảnh kể từ đầu tháng 8.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/8: Thế giới 4,3 triệu người tử vong; Mỹ trên 115.000 ca dương tính mỗi ngày Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 661.433 trường hợp mắc COVID-19 và 9.765 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 206,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,3 triệu người không qua khỏi. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Saint Petersburg , Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info,...