COVID-19 tại ASEAN hết 2/4: Trên 59.100 ca tử vong; Philippines sắp thay Indonesia thành tâm dịch
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 2/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.136 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 59.138 người.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 31/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Campuchia và Malaysia.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng dịch bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với mấy ngày trước.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao gấp nhiều lần “tâm dịch” Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong lại tăng mạnh trở lại so với các ngày trước.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh.
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan dù đã qua những ngày “ nóng nhất” song số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 2/4 ghi nhận thêm 58 ca bệnh mới.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 69 bệnh nhân mới trong ngày 2/4 và 2 ca tử vong. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 59.138 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 121 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.880.616 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.521.508 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh (Myanmar không công bố số liệu).
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 2/4:
Video đang HOT
Quốc gia Tổng số ca mắc Số ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 1,523,179 5,325 41,151 97 1,361,017 Philippines 771,497 15,310 13,320 17 604,368 Malaysia 347,972 1,294 1,283 5 332,443 Myanmar 142,466 3,206 131,802 Singapore 60,450 43 30 60,176 Thái Lan 28,947 58 94 27,606 Việt Nam 2,620 3 35 2,383 Campuchia 2,546 69 16 2 1,256 Timor-Leste 677 34 216 Brunei 213 3 195 Lào 49 46
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 20/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Y tế Philippines thông báo nước này ghi nhận số ca mắc mới trong một ngày cao nhất kể từ đầu dịch với 15.310 ca, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này lên 771.497 ca. Trước đó, Philippines xác nhận số ca mắc mới trong một ngày cao kỷ lục với hơn 10.000 ca.
Bộ trên cũng công bố thêm 17 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca không qua khỏi tại Philippines lên 13.320 ca.
Tại Campuchia, ngày 2/4, tiếp sau thủ đô Phnom Penh, chính quyền tỉnh Kampong Speu đã bắt đầu thực hiện lệnh giới nghiêm ở tỉnh này – từ 20h tới 5h sáng hôm sau – trong vòng 2 tuần (đến ngày 15/4) để phòng ngừa nguy cơ dịch COVID-19 lây lan trên diện rộng. Sắc lệnh trên do Tỉnh trưởng tỉnh Kampong Speu, ông Vei Samnang ký ban hành.
Trong sắc lệnh, Tỉnh trưởng Vei Samnang yêu cầu tất cả các cuộc hội họp đông người và hoạt động kinh doanh, trong đó có nhà hàng, quán cafe, các quầy bán thức ăn lưu động và quán bia rươu phải ngừng hoạt động trong khoảng thời gian giới nghiêm. Sắc lệnh cũng nêu rõ các nhân viên y tế và những người làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu, khẩn cấp vẫn thực thi nhiệm vụ như bình thường; các nhà hàng ăn uống hay cửa hàng khác được phép thực hiện dịch vụ giao hàng ăn; những gia đình có việc tang gia cũng được miễn phải thực hiện lệnh giới nghiêm nhưng phải tổ chức trong khuôn khổ các biện pháp y tế do cơ quan địa phương hướng dẫn.
Nhân viên y tế và xe cứu thương được triển khai để chuyển bệnh nhân COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sắc lệnh cũng nhấn mạnh đối với các chủ doanh nghiệp và cá nhân không thực hiện nghiêm sắc lệnh này sẽ bị xử phạt theo Luật về phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trước đó, ngày 1/4, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng cũng đã ký ban hành sắc lệnh giới nghiêm tại thủ đô Phnom Penh, trong đó yêu cầu các hoạt động kinh doanh như hàng ăn, cafe, quán bar đóng cửa từ 20h đến 5h sáng ngày hôm sau, đồng thời các nhà hàng trong khách sạn không được phép phục vụ khách hàng tới ăn uống, ngoại trừ dịch vụ bán hàng mang đi.
Để thực hiện nghiêm sắc lệnh trên, Đô trưởng Khuong Sreng chỉ đạo tất cả các lực lượng cảnh sát và hiến binh tại 14 quận/huyện thuộc thủ đô Phnom Penh phải đảm bảo thực thi lệnh giới nghiêm phòng chống dịch COVID-19. Tất cả những trường hợp vi phạm sắc lệnh sẽ bị xử lý theo Luật về phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Điều 1 trong sắc lệnh nói trên nêu rõ chính quyền các cấp thuộc Phnom Penh có nhiệm vụ trực ban liên tục để phòng chống nguy cơ dịch COVID-19 lây lan rộng tại Phnom Penh trong vòng 2 tuần, từ ngày 1-14/4.
Tối 31/3, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã ký ban hành một nghị định mới về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, trong đó có một số hạn chế đối với người dân và hoạt động kinh doanh, bao gồm lệnh giới nghiêm tại một số khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch.
COVID-19 tại ASEAN hết 25/3: Philippines có ca mắc mới cao kỷ lục; Diễn biến dịch ở Campuchia phức tạp
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 25/3, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận 16.457 ca mắc COVID-19 và 156 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.749.886 ca, trong đó 57.793 người tử vong.
Ba quốc gia có nhiều ca mắc mới nhất ASEAN
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi mua sắm tại một khu chợ ở Manila, Philippines ngày 20/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đứng đầu ASEAN về số ca mắc mới trong ngày 25/3 là Philippines. Bộ Y tế Philippines ngày 25/3 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 8.773 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát hồi tháng 1/2020. Tính đến nay, tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này lần lượt là 693.048 và 13.095 ca.
Đứng thứ hai về số ca mắc COVID-19 trong ngày 25/3 là Indonesia với 6.107 ca. Về số ca tử vong trong ngày này, Indonesia đứng đầu ASEAN với 92 ca.
Đứng thứu ba là Malaysia. Bộ Y tế Malaysia cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 338.168 ca, sau khi nước này có thêm 1.360 ca nhiễm mới trong ngày 25/3.
Thái Lan cấp phép cho vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 25/3, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirankul cho biết nước này đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (Mỹ). Đây là loại vaccine tiêm 1 liều.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Anutin cho biết Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan đã cấp phép cho loại vaccine trên. Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 được cấp phép ở Thái Lan sau vaccine của các hãng AstraZeneca (liên doanh Anh-Thụy Điển) và Sinovac (Trung Quốc).
Trong ngày 25/3, Thái Lan cho biết có 97 ca nhiễm mới, chủ yếu ở thủ đô Bangkok. Trong số này, có 92 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Riêng tại thủ đô Bangkok là 65 ca do dịch bùng phát ở chợ Bang Khae. hư vậy, Thái Lan có tổng cộng 28.443 ca nhiễm, trong đó 92 người không qua khỏi.
Dịch bệnh ở Campuchia diễn biến phức tạp
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 22/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, 5 ngày sau khi tròn 1 tháng xảy ra "sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2", tình hình dịch bệnh tại Campuchia vẫn diễn biến phức tạp, với 55 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 25/3.
Trước tình hình trên, Thủ tướng Campuchia Hun Sen quyết định cấp thêm ngân sách hỗ trợ 11 tỉnh để thiết lập thêm các trung tâm cách ly dịch. Đây là đợt bổ sung kinh phí tiếp theo cho 11 tỉnh của Campuchia nhằm hỗ trợ cho những lao động di cư đang đổ về nước. Tổng số tiền hỗ trợ cho các tỉnh Battambang, Banteay Meanchey, Pursat, Preah Vihear, Kandal, Svay Rieng, Prey Veng, Kratie, Takeo, Kampong Chhnang và Siem Reap lên tới 1,6 tỷ riel (khoảng 395.000 USD).
Theo hãng thông tấn quốc gia Campuchia AKP, có khoảng 11.000 người lao động di cư Campuchia, chủ yếu từ Thái Lan, đang được cách ly tại các trung tâm phòng dịch COVID-19 ở 11 tỉnh trên cả nước để đề phòng khả năng dòng người lao động đổ về nước vào dịp Tết Khmer truyền thống vào trung tuần tháng 4 tới.
Trên phạm vi cả nước, Chính phủ Campuchia tiếp tục mở rộng chương trình cứu trợ bằng tiền mặt cho người nghèo và người dễ bị tổn thương trong giai đoạn dịch COVID-19. Đây là giai đoạn 2 trong đợt cứu trợ thứ tư do Bộ Công tác xã hội, Cựu chiến binh và Cải tạo thanh niên thực hiện cho tới đầu tháng 4 tới. Tính từ tháng 6/2020, cơ quan này đã giải ngân hơn 230 triệu USD hỗ trợ 680.000 hộ gia đình nghèo và bị tác động bởi đại dịch. Giám đốc Vụ phúc lợi xã hội thuộc Bộ này, ông Chhour Sopanha cho biết vì tình hình dịch kéo dài tại Campuchia, chính phủ quyết định cung cấp thêm tiền mặt cho đợt cứu trợ từ ngày 25/3 đến 24/4/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 22/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tính đến nay, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Campuchia là 1.872 ca, trong đó có 7 ca tử vong.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia Meas Sok Sensan cho biết hiện chưa có số liệu cụ thể về thiệt hại kinh tế do "sự cố cộng đồng ngày 20/2" gây ra tại nước này do làm bùng phát làn sóng dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo nhận định của một chuyên gia kinh, Campuchia có thể thiệt hại khoảng 250 triệu USD vì sự cố này.
Theo ông Sok Sensan, mọi người đều nhận thấy tác động của làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 lần thứ ba, nhưng có thể phải chờ đến cuối năm mới có thống kê hay đánh giá về mức độ thiệt hại. Sự cố cộng đồng ngày 20/2 được cho là bắt đầu xảy ra với vụ việc 4 người Trung Quốc nhiễm virus SARS-CoV-2 trốn cách ly khỏi khách sạn Sokha ở thủ đô Phnom Penh và đi tới nhiều địa điểm, làm nhiều người bị lây nhiễm COVID-19. Campuchia đã có nhiều biện pháp để khôi phục kinh tế, nhưng hiện tại vẫn chưa biết được tác động của sự cố trên lớn như thế nào.
Singapore nêu nguyên nhân chậm phê duyệt vaccine của Sinovac
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore ngày 27/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore vẫn chưa phê duyệt vaccine của hãng Sinovac của Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết lý do là công ty này chưa cung cấp đủ dữ liệu để cơ quan có thẩm quyền của Singapore đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.
Bộ trưởng Gan Kim Yong cho biết Singapore đã nhận 200.000 liều vaccine của hãng Sinovac từ cuối tháng 2 vừa qua theo thoả thuận mà hai bên đã ký kết, nhưng lại chưa cấp phép lưu hành cho loại vaccine này. Thực tế, Singapore đã ký thoả thuận mua cả 3 loại vaccine gồm Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinovac từ trước khi các loại vaccine này được phê chuẩn.
Giám đốc Dịch vụ Y tế, Giáo sư Kenneth Mak, lý giải thêm 2 loại vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna được Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) Singapore cấp phép sử dụng sớm vì các công ty sản xuất đã cung cấp liên tục các thông tin về vaccine để HSA đánh giá và phê chuẩn trước khi các lô hàng đầu tiên được chuyển tới. Đối với vaccine của hãng Sinovac, Giáo sư Mak nhấn mạnh việc vận chuyển tới Singapore dựa trên các điều khoản của thoả thuận mua bán, không có sự cưỡng ép nào và Singapore không chịu tác động, ảnh hưởng từ cơ quan nào. Tuy nhiên hãng Sinovac không cung cấp gói thông tin đầy đủ để HSA có thể sớm đánh giá và phê duyệt sử dụng.
Tính đến hết ngày 24/3, Singapore đã tiêm hơn 1,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó gần 800.000 người đã được tiêm mũi thứ nhất và khoảng 310.000 người đã được tiêm mũi thứ hai. Chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 đối với người cao tuổi và các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch đã cơ bản hoàn tất và Singapore đang mở rộng tiêm chủng cho các đối tượng từ 45-59 tuổi.
COVID-19 tại ASEAN hết 18/3: Cả khối có 13.219 ca bệnh mới; Ca mắc ở Philippines vượt quá mức đỉnh năm 2020 Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 18/3, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận 13.219 ca mắc COVID-19 và 252 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.647.718 ca, trong đó 56.613 người tử vong. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Manila, Philippines, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Đứng đầu về số...