COVID-19 tại ASEAN hết 21/8: Thái Lan có thể đã qua đỉnh dịch; Brunei ‘nóng’ sau hơn 1 năm không ca nhiễm
Trong ngày 21/8, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 88.000 ca nhiễm mới và 2.259 ca tử vong. Thái Lan có dấu hiệu dịch chững lại khi qua đỉnh dịch, mặc dù có tới trên 20.000 ca nhiễm/ngày; Brunei phong toả toàn quốc sau kỷ lục 457 ngày không ca cộng đồng.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện để phòng dịch COVID-19 tại Quezon, Philippines, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 21/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 88.455 ca mắc mới COVID-19 và 2.259 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 9.244.638 trường hợp và 203.481 ca tử vong. Toàn khối có 7.866.556 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 1.361 ca; Philippines đứng thứ hai với 398 ca; Thái Lan ghi nhận 261 ca tử vong; Malaysia có thêm 223 ca và Campuchia thêm 16 ca.
Với 22.262 ca nhiễm trong ngày 21/8, Malaysia đứng đầu khu vực về ca mắc mới, trong bối cảnh dịch tiếp tục lây lan nhanh tại nước này do biến thể Delta. Thái Lan ghi nhận thêm 20.571 ca mắc mới, đứng thứ hai trong khối, với tổng ca bệnh đã vượt ngưỡng 100.000, bao gồm trên 9.000 ca tử vong.
Indonesia tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với tổng cộng 3.967.048 ca bệnh và 125.345 ca tử vong.
Chôn cất thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thái Lan: Làn sóng hiện tại có thể đã qua đỉnh
Giới chức Thái Lan cho biết đã xuất hiện các dấu hiệu cho thấy số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đang chững lại, mặc dù vẫn còn cảnh báo rằng cả nước có thể ghi nhận thêm tới 400.000 ca mắc mới.
Trợ lý phát ngôn viên Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Apisamai Srirangson nói rằng các chỉ số về tình hình bùng phát dịch bệnh có dấu hiệu tích cực, với đường cong dịch tễ của số lượng các ca nhiễm mới không còn theo chiều thẳng đứng nữa.
Bà Apisamai cho biết tỷ lệ lây nhiễm ở vùng đô thị Bangkok mở rộng là 41% trong khi tỷ lệ này ở các tỉnh là 59%, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, bà cảnh báo công chúng nên cảnh giác vì những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể bị nhiễm bệnh.
Theo bà Apisamai, chương trình cách ly tại nhà và cộng đồng cũng đã giải phóng giường bệnh cho các bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và giảm thời gian chờ đợi cho các bệnh nhân nặng trong tuần qua.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 19/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Tiến sĩ Kampanat Porn-yotkrai, một bác sĩ phẫu thuật tiết niệu điều hành trang Facebook “Sarikahappymen”, viết rằng làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện tại ở Thái Lan đã vượt qua đỉnh điểm. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc. Tiến sĩ Kampanat lưu ý rằng trong đợt bùng phát của biến chủng Delta ở Ấn Độ, các ca lây nhiễm hàng ngày lên đến hơn 400.000 trước khi nhanh chóng chậm lại. Thái Lan có thể đã vượt qua đỉnh 23.000 ca/ngày gần đây.
Ông Kampanat cho biết chương trình tiêm chủng của Thái Lan đóng một vai trò quan trọng dù rằng vẫn còn những bất cập. Hiện tại, một phần tư dân số, tương đương 18 triệu người, đã tiêm mũi đầu tiên và Thái Lan chuẩn bị đạt mức tiêm 500.000 mũi vaccine mỗi ngày.
Theo Tiến sĩ Kampanat, chiều đi lên của đường cong dịch tễ mất từ hai đến ba tháng, vì vậy cũng sẽ mất từ hai đến ba tháng đối với chiều đi xuống. Thái Lan có thể sẽ thấy số ca nhiễm hàng ngày giảm từ 19.000 xuống 18.000 xuống 17.000 cho đến khi đường cong dịch tễ bằng phẳng. Tiến sĩ dự báo sẽ có khoảng 300.000-400.000 ca nhiễm mới trong xu hướng giảm. Dựa trên số liệu thống kê, số người tử vong sẽ đạt đỉnh sau hai tuần, vì vậy có thể có 2.000-3.000 trường hợp tử vong nữa trước khi làn sóng dịch này kết thúc.
Cảnh vắng vẻ trên một tuyến phố ở Bangkok, Thái Lan khi biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 ngày 19/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Thái Lan từ đầu dịch tới nay đã vượt ngưỡng 1 triệu ca hôm 20/8. Số ca mắc mới theo ngày cao nhất được ghi nhận hôm 13/8 với 23.418 ca, trong khi số trường hợp tử vong cao nhất theo ngày được ghi nhận hôm 18/8 với 312 ca.
Quốc gia Đông Nam Á này ngày 21/8 ghi nhận thêm 20.571 ca nhiễm mới cùng 261 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm từ trước tới nay lên 1.030.281 ca, trong đó có 9.087 người không qua khỏi.
Ca nhiễm tăng mạnh, Brunei gia hạn phong toả toàn quốc thêm 2 tuần
Theo Straits Times, chính phủ Brunei đã quyết định gia hạn các biện pháp phong toả toàn quốc một phần thêm 2 tuần khi nước này ghi nhận thêm 122 ca nhiễm mới, nâng tổng ca nhiễm lên 1.455.
Số ca nhiễm đã tăng mạnh tại Brunei sau nhiều tháng nước này kiểm soát dịch thành công nhất khu vực, với số ca nhiễm chỉ ở mức 1 con số.
Ngày 21/8 là ngày thứ ba liên tiếp ca nhiễm mới tại Brunei vượt 100. Hiện tại,c ó 1.095 ca nhiễm đang được điều trị và theo dõi tại Trung tâm Cách ly Quốc gia, với 3 người đang nguy kịch, cần hỗ trợ thở.
Brunei ghi nhận ca nhiễm mới vượt 100 trong 3 ngày liên tiếp, sau khi duy trì không ca nhiễm cộng đồng trong 457 ngày. Ảnh: BORNEO BULLETIN
Trước sự kiện phát hiện 7 ca nhiễm cộng đồng hôm 7/8, Brunei duy trì kỷ lục không ca nhiễm cộng đồng trong hơn 1 năm – tổng cộng 457 ngày. Đối mặt với ổ dịch mới và tình hình đại dịch phức tạp do biến thể mới, quốc gia này đã áp dụng những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất trong 2 ngày, kể từ 21/8.
Bên cạnh đóng cửa các cơ sở tôn giáo, trường học, nhà hàng ăn tại chỗ và các cơ sở thể thao, giải trí, Brunei cũng cấm hầu hết các cuộc tụ tập, yêu cầu người lao động ngành không thiết yếu làm ở nhà và cấm toàn bộ cư dân rời khỏi nhà mà không có lý do quan trọng.
Campuchia: Ca nhiễm biến thể Delta tiến gần 4 con số
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, kể từ ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên được phát hiện tại Campuchia ngày 31/3 vừa qua, đến ngày 19/8, tổng số ca nhiễm biến thể nguy hiểm này tại Campuchia đã tăng mạnh lên 836 ca, trong đó có tới 121 ca ghi nhận chỉ trong hai ngày 18 và 19/8.
Bộ Y tế Campuchia cho biết biến thể Delta tiếp tục lây lan trong cộng đồng trên hầu khắp đất nước, đặc biệt tại các tỉnh Phnom Penh, Oddar Meanchey, Siem Reap, Preah Vihear, Kampong Cham, Kampong Thom, Kandal và Banteay Meanchey. Hiện chỉ còn hai tỉnh chưa bị biến thể này tấn công là Kep và Kratie.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù số ca mắc COVID-19 tại các tỉnh tiếp tục tăng, cùng với mối đe dọa từ biến thể Delta khi lao động di cư Campuchia ồ ạt trở về nước, nhưng tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước lại ở mức thấp hơn dự kiến.
Trong thông cáo ngày 21/8, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 16 ca tử vong và 493 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 189 ca nhập cảnh. Banteay Meanchey đang là “điểm nóng” COVID-19 tại Campuchia với 210 ca COVID-19 được chính quyền tỉnh thông báo ngày 21/8.
Tính đến ngày 21/8, Campuchia phát hiện tổng cộng 88.735 ca mắc COVID-19, trong đó 84.506 người đã khỏi bệnh và 1.788 người tử vong. Hiện đã có hơn 423.000 người thuộc lực lượng tuyến đầu phòng dịch của Campuchia được tiêm mũi vaccine thứ ba ngừa COVID-19.
Người dân xếp hàng chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Singapore thu hẹp quy mô diễu hành mừng Quốc khánh vì đại dịch
Cuộc diễu hành mừng Quốc khánh (9/8) bị hoãn trước đó của Singapore đã được tổ chức vào chiều 21/8 tại Vịnh Marina bắt đầu từ 18h05 (theo giờ địa phương) và được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, cũng như trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và YouTube.
Phần diễu hành và buổi lễ sẽ có các màn trình diễn trên không của máy bay chiến đấu và các vận động viên nhảy dù Sư tử đỏ (Red Lions) với chủ đề tôn vinh tinh thần kiên cường và quyết tâm không gì là không thể của người dân Singapore trước đại dịch COVID-19.
Khoảng 600 người đã đeo khẩu trang tham gia cuộc diễu hành. Ảnh: Straits Times
Màn trình diễn năm nay sẽ chỉ có 600 nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp trên sân khấu The Float@Marina Bay, giảm đáng kể so với con số 3.000 người của năm 2018. Ngoài ra, chương trình sẽ được lồng ghép với màn trình diễn được ghi hình trước đó của 600 người đến từ các khối trường học, các tổ chức cộng đồng, Hiệp hội Nhân dân (PA). Singapore cũng lần đầu tiên trình chiếu bộ phim hoạt hình với hiệu ứng thực tế khuếch đại, phục vụ người dân xem trực tiếp trên truyền hình.
Ban Tổ chức lễ diễu hành cho biết các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu đều đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, chia thành các nhóm nhỏ khoảng 50 người, thường xuyên xét nghiệm tại các buổi tập luyện, tổng duyệt và theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Vé tham dự không được bán ra công chúng mà chỉ dành cho khách mời, gồm những người có nhiều đóng góp trong cuộc chiến chống COVID-19.
Chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại một nghĩa địa ở Selangor, Malaysia ngày 13/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Singapore ngày 21/8 cho biết nước này đã chuyển tặng 100.000 liều vaccine Moderna ngừa COVID-19 cho Brunei – một phần trong các nỗ lực song phương nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Singapore cho biết Cao ủy nước này tại Brunei Heng Aik Yeow đã trao số vaccine này cho Bộ trưởng Y tế Brunei Mohd Isham Jaafar ngày 19/8. Sự đóng góp này là một phần trong kế hoạch của chính phủ hai nước, nhằm làm sâu sắc thêm sự hợp tác và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau đối phó với đại dịch COVID-19. Tính đến ngày 20/8, Singapore đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 cho 77% dân số. Trong khi đó, theo số liệu của hãng tin Reuters, tính tới hết ngày 17/8, đã có 27% trong tổng số khoảng 433.000 người Brunei đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Philippines: Ca nhiễm mới cao thứ 2 từ trước đến nay
Ngày 21/8, Philippines thông báo ghi nhận thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020.
Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.824.051 ca mắc COVID-19, trong đó có 31.596 ca tử vong. Theo Bộ Y tế Philippines, các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, là một trong những nguyên nhân dẫn tới làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 hiện nay. Ngoài ra, việc người dân không tuân thủ quy định phòng dịch, truy vết và phát hiện chậm cũng góp phần làm dịch bệnh lây lan.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện để phòng dịch COVID-19 tại Quezon, Philippines, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Lào siết kiểm soát lây nhiễm tại khu cách ly
Trong khi đó, Lào ghi nhận 411 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, với 385 ca nhập cảnh và 26 ca cộng đồng.
Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Bộ Y tế Lào, cho biết số ca lây nhiễm trong cộng đồng ở nước này liên tục ở mức 2 con số, trong khi số người nhập cảnh mắc COVID-19 tại nước này tiếp tục tăng cao.
Theo Bộ Y tế Lào, người được điều trị khỏi COVID-19 ở nước này cần tiếp tục cách ly tập trung tại trung tâm do nhà nước chỉ định thêm 7 ngày, trước khi được phép trở về nhà theo dõi y tế.
Người dân tập thể dục tại Viêng Chăn, Lào, ngày 5/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào yêu cầu tiếp tục mở rộng trung tâm cách ly cũng như trung tâm điều trị ở một số địa phương có số lượng lớn lao động về nước; đồng thời yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp kiểm soát lây nhiễm dịch COVID-19 tại khu cách ly như: cung cấp khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay và giữ giãn cách. Chính quyền địa phương các cấp chủ động phối hợp cơ quan y tế và tổ chức xã hội tiếp tục tăng cường truy vết người mắc COVID-19 trong cộng đồng để đưa đi điều trị kịp thời.
Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 12.164 ca, trong đó có 11 người tử vong.
Mỹ cùng 20 nước diễn tập tại Đông Nam Á
Hải quân Mỹ và lực lượng từ 20 nước bắt đầu diễn tập SEACAT tại Singapore, nhằm tăng cường hợp tác an ninh ở khu vực Đông Nam Á.
Diễn tập thường niên Hợp Tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) lần thứ 20 khai mạc ngày 10/8, diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Singapore và trực tuyến.
Cuộc diễn tập được tổ chức nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, hỗ trợ lẫn nhau và nhằm mục tiêu chung là giải quyết khủng hoảng, tình huống khẩn cấp và hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực hàng hải bằng các quy trình, kỹ thuật và chiến thuật chuẩn hóa, hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 9/8.
Theo thông cáo của hải quân Mỹ, các nước tham gia diễn tập SEACAT năm nay còn có Australia, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Timor-Leste, Anh và Việt Nam.
Đặc nhiệm Thái Lan và sĩ quan tuần duyên Mỹ tham gia diễn tập khoa mục thăm, đổ bộ, khám xét và vây bắt tàu trong diễn tập SECAT tháng 8/2019. Ảnh: Hải quân Mỹ .
SEACAT 2021 còn lần đầu chứng kiến sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ như Văn phòng Chống Tội phạm và Ma túy Liên Hợp Quốc, dự án Tuyến hàng hải Ấn Độ Dương Rộng mở của EU, cũng như Ủy ban Hội Chữ thập Đỏ quốc tế. Sự tham gia của các tổ chức này nhằm tạo ra tình huống sát thực tế hơn để "tăng cường hiểu biết và gắn kết với các quy tắc, luật lệ và thông lệ quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi".
Các quốc gia cử 10 tàu và hơn 400 nhân sự tham gia SEACAT. Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội 7 của Mỹ cử tàu tác chiến ven biển USS Tulsa, thủy thủ thuộc hải đội khu trục số 7 (DESRON 7) và máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon tham gia diễn tập.
Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh tình trạng mất an ninh hàng hải ở Đông Nam Á gia tăng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xác định châu Á, eo biển Singapore, eo biển Malacca và Biển Đông thuộc nhóm những điểm nóng toàn cầu về mất an ninh, cướp có vũ trang và các hoạt động bất hợp pháp khác, gây ra đe dọa đáng kể với thương mại quốc tế.
"Kịch bản diễn tập được thiết kế để khuyến khích các quốc gia phối hợp cùng nhau thông qua các thiết bị giám sát hàng hải để hiểu rõ hơn về hoạt động của nhau và tuân thủ tốt hơn các quy tắc quốc tế", đại tá Tom Ogden, chỉ huy DESRON 7, cho biết. "Thực hành các tình huống ứng phó đa phương, đa nền tảng giúp các quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cho những tình huống thực tế trong tương lai".
Diễn tập SEACAT được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Mỹ cáo buộc Trung Quốc có hành vi gây hấn ở Biển Đông khi chiến hạm hai nước có những lần chạm mặt "nguy hiểm" tại khu vực này.
"Trong khu vực Đông Nam Á, sức mạnh từ các mối quan hệ đối tác và khả năng sẵn sàng phối hợp với nhau của chúng ta là điều tối quan trọng", phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, cho biết. "SEACAT năm nay nhằm nâng cao khả năng tương tác của chúng ta khi giải quyết mối quan tâm chung về an ninh hàng hải và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ".
Trong diễn tập SEACAT lần này, một trung tâm hoạt động hàng hải tại Trung tâm Hợp nhất Quốc tế ở Singapore sẽ đóng vai trò điều phối khủng hoảng và chia sẻ thông tin theo dõi các tàu đáng ngờ giả định trên vùng biển Đông Nam Á.
Các quốc gia tham gia sẽ sử dụng mọi khí tài giám sát hàng hải hiện có để cung cấp dữ liệu cho trung tâm cùng máy bay tuần thám hoặc khí tài mặt biển của các nước với mục tiêu thực thi quy tắc, luật pháp và thông lệ quốc tế.
COVID-19 tại ASEAN hết 7/8: Thái Lan kỷ lục ca tử vong; Người Indonesia đổ xô tiêm vaccine Trong ngày 7/8, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 92.000 ca nhiễm mới và gần 2.200 ca tử vong. Thái Lan chứng kiến ca tử vong mới lần đầu vượt 200 người, trong khi người dân Indonesia đổ xô tiêm chủng vì biến thể Delta lan nhanh ra các tỉnh xa. Số ca tử vong do COVID-19 tại Thái Lan đã vượt...