COVID-19 tại ASEAN hết 19/4: Trên 64.400 ca tử vong; Campuchia lập kỷ lục số ca mắc mới
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 19/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 18.761 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 64.400 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước. Trong 1 ngày qua, Indonesia có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao gấp nhiều lần “tâm dịch” Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong chưa hề giảm so với các ngày trước. Tình hình dịch bệnh tại Philippines đang nóng nhất khu vực ASEAN, tổng số ca mắc mới mỗi ngày tại nước này nhiều hơn cả khu vực cộng lại.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 14/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 19/4 ghi nhận thêm 1.390 ca bệnh mới và 3 ca tử vong.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 624 bệnh nhân mới và 2 ca tử vong trong ngày 19/4. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực.
Video đang HOT
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 64.426 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 244 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.190.849 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.832.094 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 7 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei, Lào và Myanmar không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh.
Diễn biến dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 19/4:
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Indonesia ngày 19/4 thông báo ghi nhận thêm 1.952 ca nhiễm và 143 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại nước này lần lượt lên 1,60 triệu ca và 43.567 ca. Cũng trong 24 giờ qua, có 6.349 bệnh nhân COVID-19 đã hoàn toàn bình phục và xuất viện. Hiện tổng số ca khỏi bệnh tại Indonesia là 1,46 triệu người.
Cụ thể, trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới tập trung đông nhất tại tỉnh West Java (1.421 ca), tiếp đến là Jakarta (973 ca), Central Java (678 ca), East Java (253 ca) và Riau (227 ca). Hai tỉnh là West Kalimantan và Gorontalo không ghi nhận ca dương tính mới nào. Trước tình hình dịch bệnh trên, chính phủ nước này đã quyết định gia hạn lệnh cấm hoạt động sinh hoạt cộng đồng cho đến ngày 3/5. Danh sách thực hiện lệnh cấm này có thêm 5 tỉnh.
Theo giới chức Indonesia, hiện tỷ lệ ca dương tính với SARS-CoV-2 ở nước này đã giảm còn 11,2%, từ 29,42% ghi nhận ngày 9/2. Hiện có khoảng 35% giường bệnh tại các bệnh viện đã kín bệnh nhân COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 28/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Y tế Phillippines ngày 19/4 cho biết nước này có 9.628 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại đây lên 945.745 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Philippines đã lên tới 16.048 ca, sau khi có 88 bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát hồi tháng 1/2020 đến nay, Philippines – quốc gia có 110 triệu dân, đã xét nghiệm hơn 10 triệu người.
Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Philippines, Rabindra Abeyasinghe kêu gọi các nước có thu nhập cao chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia đang phát triển như Philippines. Quốc gia Đông Nam Á này có kế hoạch tiêm chủng cho 70 triệu người dân trong năm nay để đạt miễn dịch cộng đồng.
Cùng ngày, Philippines đã gỡ bỏ lệnh đình chỉ sử dụng vaccine của AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi với lập luận lợi ích mà vaccine này đem lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tiềm ẩn.
Ngày 19/4, Malaysia đã bắt đầu triển khai giai đoạn 2 tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong đó mở rộng nhóm đối tượng tiêm chủng là những người trên 60 tuổi, người khuyết tật và giáo viên. Theo đó, sẽ có khoảng 500.000 giáo viên tại các trường công lập và tư thục được tiêm chủng.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Malaysia, trong 24 giờ qua, nước này có thêm 2.078 ca nhiễm mới, trong đó số ca lây nhiễm trong cộng đồng là 2.065 ca. Hiện tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 của quốc gia Đông Nam Á này đã lên tới 377.132 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 là 1.386 ca.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 28/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Ngày 19/4, Campuchia ghi nhận thêm 624 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, mức tăng trong 1 ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nước này.
Theo Bộ Y tế Campuchia, số ca nhiễm mới tập trung đông nhất tại thủ đô Phnom Penh với 465 ca, tiếp đến tại tỉnh Preah Sihanouk (144 ca), tỉnh Takeo (10 ca) và một số ca rải rác tại các tỉnh Kampong Cham và Pursat
Trong 24 giờ qua, Campuchia thông báo có thêm 2 ca tử vong do COVID-19. Tính đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 4.439 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 45 ca tử vong.
Trong nỗ lực phóng chống dịch bệnh lây lan, Campuchia đã áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài 2 tuần tại thủ đô Phnom Penh và thành phố liền kề Ta Khmau từ ngày 15/4. Toàn bộ trường học, các địa điểm du lịch, trung tâm thể thao, viện bảo tàng, rạp chiều phim và trung tâm giải trí trên toàn quốc đều phải đóng cửa.
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
Campuchia ra lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao trong 14 ngày, bắt đầu từ 15/4, để đối phó với tình trạng ca nhiễm gia tăng.
Theo tuyên bố của chính phủ Campuchia, từ 15/4 đến 28/4, người dân tại Phnom Penh và Takhmao bị cấm tụ tập và rời khỏi nhà vì mục đích không thiết yếu. Cụ thể, họ được phép đến bệnh viện, mua thực phẩm và nhu yếu phẩm ba lần một tuần, chỉ hai người ở mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài.
Quân đội Campuchia chuẩn bị giường cho bệnh nhân Covid-19 tại một hội trường tiệc cưới được chuyển thành bệnh viện dã chiến ở Phnom Penh ngày 11/4. Ảnh: AFP .
Nhà báo, nhà ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhân viên tổ chức phi chính phủ, cán bộ nhà nước được phép đi làm nhưng phải mang theo giấy tờ chứng minh công việc. Chỉ các cửa hàng và dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động. Phnom Penh và Takhmao cũng áp lệnh giới nghiêm vào buổi tối, kéo dài từ 20h đến 5h sáng hôm sau.
Đây là lần đầu tiên Campuchia phong tỏa thủ đô kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm ngoái. Bộ Y tế Campuchia ngày 14/4 ghi nhận thêm 178 ca mới, trong đó 149 trường hợp ở Phnom Penh. Tổng cộng nước này báo cáo hơn 4.800 ca nhiễm và 35 người chết.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng hai khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ. Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan hồi đầu tuần cảnh báo nước này đang "đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia" do Covid-19.
Khoảng một triệu trong số 12 triệu người Campuchia đủ điều kiện tiêm chủng đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Sinopharm hoặc Sinovac của Trung Quốc hoặc vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Ấn Độ. Campuchia đã được bàn giao hơn hai triệu liều vaccine Covid-19 và sẽ nhận thêm 8 triệu liều kể từ cuối tuần này cho đến tháng 8.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/4: Trên 63.100 ca tử vong; Số ca bệnh mới tăng mạnh ở Thái Lan, Malaysia Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 17.252 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 63.110 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại...