COVID-19 tại ASEAN hết 11/2: Trên 48.110 ca tử vong; Malaysia miễn phí vaccine cho người nước ngoài
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 11/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.865 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 48.110 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Ảnh: Reuters
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, dù số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 8.435 ca COVID-19 và 214 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.191.990 ca và 32.381 ca.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 68 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 3 châu Á về số ca tử vong ngày 11/2.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 3.384 ca bệnh mới, 13 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Malaysia. Ảnh: Reuters
Myanmar trong 24 giờ qua cũng ghi nhận 35 ca bệnh mới và 3 ca tử vong. Dịch bệnh tại quốc gia thành viên này đang có xu thế giảm dần.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 11/2 ghi nhận thêm 201 ca bệnh mới và không có ca tử vong nào.
Video đang HOT
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 48.117 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 298 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.218.591 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.906.322 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào và Campuchia không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 11/2:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 1,191,990 8,435 32,381 214 993,117 Philippines 543,282 1,734 11,469 68 500,335 Malaysia 254,988 3,384 936 13 202,269 Myanmar 141,522 35 3,184 3 128,981 Singapore 59,759 12 29 59,558 Thái Lan 24,104 201 80 19,799 Việt Nam 2,140 49 35 1,528 Campuchia 478 457 Brunei 183 1 3 175 Timor-Leste 100 14 62 Lào 45 41
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 26/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan ngày 11/2 công bố kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất vào tháng 5 tới và triển khai tiêm chủng đại trà sau đó một tháng, với mục tiêu mỗi tháng có 10 triệu người được tiêm chủng.
Phát biểu họp báo, ông Sopon Iamsirithaworn tại Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Thái Lan cho biết chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở nước này chia thành hai giai đoạn, gồm từ tháng 2-5 và tháng 6-12.
Trong giai đoạn đầu tiên, 2 triệu nhân viên y tế tuyến đầu ở những khu vực nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19 sẽ được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc. Giai đoạn 6 tháng tiếp theo sử dụng 61 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca (Anh). Dự kiến, vaccine AstraZeneca sẽ được sản xuất nội địa ở Thái Lan kể từ tháng 6 tới.
Cũng theo quan chức trên, khoảng 1.000 bệnh viện ở Thái Lan đã sẵn sàng triển khai chương trình tiêm chủng. Mỗi bệnh viện có thể thực hiện tiêm 500 liều vaccine mỗi ngày, trong vòng 20 ngày có thể hoàn thành mục tiêu 10 triệu mũi tiêm/tháng.
Thái Lan có kế hoạch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho khoảng 60% số người trưởng thành ở nước này vào cuối năm nay để tiến gần hơn tới miễn dịch cộng đồng. So với nhiều nước khác trên thế giới, tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 trên tổng số dân ở Thái Lan tương đối thấp. Đến thời điểm này, Thái Lan ghi nhận 80 ca tử vong trong tổng số hơn 24.000 ca mắc. Khoảng 80% số ca mắc được phát hiện trong hai tháng qua.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 2/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo Chương trình Tiêm chủng quốc gia Malaysia, nước này sẽ đề nghị tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho hàng triệu người nước ngoài. Đề nghị trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang tìm cách kiểm soát các cụm lây nhiễm xuất hiện trong các nhà máy, đồn điền và công trường.
Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới, đồng thời là Bộ trưởng Điều phối chương tình tiêm chủng COVID-19 của Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết các nhà ngoại giao, người nước ngoài, sinh viên, gia đình người nước ngoài đang sinh sống tại Malaysia, người lao động nước ngoài sẽ được tiêm miễn phí trong đợt tiêm chủng này.
Nội các Malaysia cũng đã đồng ý cung cấp vaccine miễn phí cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, Ủy ban Cung ứng vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ sẽ thảo luận thêm về cách thực hiện, đồng thời sẽ liên hệ với chính quyền các bang, đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ.
Trong tuyên bố, Ủy ban Cung ứng vaccine COVID-19 của Chính phủ Malaysia cho biết quyết định tiêm vaccine cho những nhóm trên được cho là cần thiết để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vì “không ai an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn”. Bên cạnh đó, tuyên bố nêu rõ người nước ngoài đã trở thành một phần trong cộng đồng ở Malaysia và đóng góp vào nền kinh tế của nước này. Thông tin chi tiết về lịch tiêm vaccine cho người nước ngoài sẽ được thông báo cụ thể sau.
Indonesia và Philippines ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Ngày 22/1, Bộ Y tế Indonesia thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 13.632 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 965.283 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bộ trên, số ca tử vong đã tăng thêm 250 ca lên 27.453 ca, trong khi số bệnh nhân phục hồi đã tăng thêm 8.357 người lên 781.147 người.
Dịch bệnh hiện đã lan ra 34 tỉnh của Indonesia. Thủ đô Jakarta là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất với 3.792 ca nhiễm mới chỉ trong 24 giờ qua.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc mới và tử vong tại Indonesia liên tục tăng cao, làm dấy lên quan ngại các bệnh viện của nước này có thể quá tải và sụp đổ trong những ngày tới.
Thống kê cho thấy, số giường điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện hiện đã chiếm tới 87% công suất, trong khi số giường tại khoa hồi sức tích cực chiếm 82%.
Trước tình hình trên, Indonesia đã quyết định gia hạn thời gian thực thi lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) tại hai đảo Java và Bali từ ngày 26/1-8/2.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines đã ghi nhận thêm 2.178 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia Đông Nam Á này lên 509.887 ca. Trong 24 giờ qua, số ca tử vong do COVID-19 tại Philippines đã tăng thêm 20 ca lên 10.136 ca. Số bệnh nhân bình phục đã tăng thêm 250 người lên 467.720 người.
Philippines có tổng dân số khoảng 110 triệu người và đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 7 triệu người kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 1/2020. Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận từng được xem là những khu vực có nguy cơ cao. Dù kỳ nghỉ lễ vừa mới kết thúc, song các nhà nghiên cứu nhận định số ca nhiễm mới tại những khu vực này đang tăng ở mức ổn định. Trong khi đó, số ca nhiễm tại các tỉnh miền Bắc Philippines lại đang tăng ở mức báo động.
* Tại Thái Lan, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 309 ca nhiễm trong ngày 22/1, chủ yếu là thông qua việc chủ động xét nghiệm. Trong số các ca nhiễm mới, có 297 ca là lây nhiễm trong nước, và 12 ca trở về từ nước ngoài. Các ca nhiễm trong nước bao gồm 217 người được chủ động kiểm tra qua các cơ sở xét nghiệm lưu động tại các nhà máy và cộng đồng, chủ yếu tại tỉnh Samut Sakhon và thủ đô Bangkok.
Tính đến ngày 22/1, Thái Lan có tổng cộng 13.104 ca nhiễm, trong đó có 71 ca tử vong do COVID-19. Giới chức thủ đô Bangkok đã cho phép một số doanh nghiệp mở lại từ ngày 22/1, bao gồm các trung tâm giải trí, cơ sở làm đẹp, các phòng tập do số ca nhiễm tại thủ đô đã giảm đi.
* Theo phóng viên TTXVN tại Lào, Ban chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 ngày 22/1 cho biết nước này đã ghi nhận 2 ca nhiễm mới, trong đó có 1 ca nhập cảnh trái phép.
Theo Ban Chỉ đạo, hai ca nhiễm mới được phát hiện ở cả Nam và Bắc Lào, trong đó bệnh nhân số 42 là nữ, quốc tịch Lào, về tỉnh Champasak, Nam Lào từ Thái Lan và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Bệnh nhân số 43 là công dân Trung Quốc, nhập cảnh trái phép bằng thuyền từ Thái Lan vào tỉnh Bokeo, miền Bắc Lào. Người này sau đó đã thuê xe di chuyển về tỉnh Luang Namtha, Bắc Lào trước khi bị nhà chức trách phát hiện. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nam 29 tuổi này đã mắc COVID-19.
Giới chức Lào đang nỗ lực truy vết và cách ly những người đã tiếp xúc với bệnh nhân Trung Quốc trên, đồng thời kêu gọi người dân tăng cường cảnh giác, thông báo với các nhà chức trách mọi trường hợp nhập cảnh trái phép, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch mà Bộ Y tế đã đề ra.
Tính tới thời điểm hiện tại, Lào đã ghi nhận 43 ca mắc COVID-19 và chưa có trường hợp nào tử vong.
Mỹ chính thức buộc tội các đối tượng trong các vụ khủng bố ở Indonesia Ngày 21/1, Lầu Năm Góc cho biết các công tố viên quân đội Mỹ đã chính thức buộc tội một phần tử Hồi giáo cực đoan người Indonesia và 2 đối tượng quốc tịch Malaysia liên quan tới các vụ đánh bom tại Bali năm 2002 và thủ đô Jakarta năm 2003. Thủ lĩnh hàng đầu của nhóm khủng bố Jemaah Islamiyah đã...