COVID-19 tại ASEAN hết 10/12: Toàn khối phát sinh 11.001 ca bệnh; Ca mắc mới ở Malaysia cao kỷ lục
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 10/12, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 11.001 ca mắc COVID-19 và 219 ca tử vong, nâng tổng số người mắc tại ASEAN từ đầu dịch lên 1.291.889 ca, trong đó 29.761 người tử vong.
Có 4 quốc gia có số ca mắc mới trên 1.000 ca ở ASEAN trong ngày 10/12 là: Indonesia, Philippines, Malaysia và Myanmar.
Trong ngày 10/12, có 4 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới vì COVID-19 gồm: Indonesia, Myanmar, Philippines và Malaysia.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia ngày 8/12. Ảnh: THX/ \TTXVN
Indonesia ghi nhận 6.033 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 598.933 ca.
Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng có thêm 165 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 18.336 người. Hiện Indonesia vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất ở Đông Nam Á.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 9/12. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Malaysia , với 2.234 ca mắc mới ngày 10/12, nước này ghi nhận số ca mắc cao nhất từ trước tới nay. Selangor có số ca mắc mới cao nhất trong các bang với 1.428 ca. Kỷ lục trước đó của Malaysia là 2.188 ca vào ngày 24/11. Trong khi đó, tổng số ca tử vong vì COVID-19 đã tăng lên 396 sau khi có thêm 3 ca tử vong mới trong ngày 10/12.
Tại Philippines , Bộ Y tế thông báo đã có 445.540 ca mắc COVID-19 sau khi ghi nhận 1.383 ca mới ngày 10/12. Số ca mắc mới cao nhất là ở thành phố Quezon với 83 ca. Nước này cũng có thêm 24 ca tử vong trong ngày 10/12.
Video đang HOT
Trẻ em đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 7/12. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Myanmar , số ca mắc và tử vong mới trong ngày 10/12 lần lượt là 1.321 và 27, nâng tổng số ca mắc và tử vong tử đầu dịch lên 104.487 và 2.201.
Các cơ quan chức năng Campuchia ngày 10/12 đã quyết định đóng cửa một số khu nghỉ dưỡng và khách sạn ở hai tỉnh Mondulkiri và Kratie, sau khi phát hiện các ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng từ thủ đô Phnom Penh có dấu hiệu lan ra các địa phương.
Người dân Phnom Penh đeo khẩu trang để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng – PV TTXVN tại Campuchia
Tỉnh trưởng tỉnh Mondulkiri – ông Svay Sam Eang cho biết nhà chức trách đã đóng cửa khu nghỉ dưỡng Relax Hi Resort ở thành phố Sen Monorom cho tới ngày 24/12, sau khi xác nhận một bệnh nhân COVID-19 đã lưu trú tại địa điểm này. Trong thông báo gửi Ban quản lý khu nghỉ dưỡng Relax Hi Resort, ông Sam Eang cho biết du khách có tên Ith Komal, 35 tuổi, sinh sống tại Phnom Penh, từng mua sắm ở cửa hàng Zando ngày 27/11 và đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hôm 8/12.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Kratie cùng ngày cũng đóng cửa khách sạn Champa Pich ở tỉnh này sau khi truy vết và phát hiện bệnh nhân Ith Komal từng nghỉ tại đây đêm 1/12. Toàn bộ 62 nhân viên khách sạn này đã được yêu cầu cách ly ngay tại khách sạn trước khi được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Người dân Phnom Penh đeo khẩu trang để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng – PV TTXVN tại Campuchia
Tính đến 10/12, Bộ Y tế Campuchia xác nhận tổng số trường hợp lây nhiễm COVID-19 tại nước này là 356 người, trong đó có 39 ca liên quan tới “sự kiện cộng đồng ngày 28/11″.
Trước đó, ngày 9/12, phát biểu nhân chủ trì Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 9 theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen cho biết Campuchia đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 10 triệu người dân trong giai đoạn một. Thủ tướng Hun Sen cũng kêu gọi tất cả các nước cùng chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vaccine ngừa COVID-19.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị Bộ Kinh tế và Tài chính nước này chuẩn bị kinh phí mua vaccine COVID-19, đồng thời đề xuất Bộ Y tế bàn bạc với WHO để xác định nên mua vaccine của nước nào.
Thủ tướng Hun Sen cho biết tính đến ngày 9/12, Chính phủ Campuchia đã nhận được hơn 36,8 triệu USD của các nhà tài trợ để mua vaccine phòng COVID-19.
Người dân Phnom Penh đeo khẩu trang để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng – PV TTXVN tại Campuchia
Trong khi đó, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Li Ailan, khẳng định WHO và các đối tác đang nỗ lực hết sức để có thể mang đến nguồn vaccine COVID-19 an toàn, hiệu quả với giá hợp lý cho những người có nguy cơ cao và những người được ưu tiên tiêm phòng tại tất cả các quốc gia một cách nhanh nhất có thể, thông qua sáng kiến vaccine toàn cầu mang tên COVAX
Theo bà Li Ailan, một khi được các quốc gia thông qua, những vaccine ngừa COVID-19 sẽ được đưa vào sản xuất và phân phối đến các nước. Với tiến độ hiện nay, WHO hy vọng vaccine bắt đầu được phân phối vào năm 2021 và Campuchia có thể nhận được số vaccine hỗ trợ đủ để tiêm phòng cho 20% dân số nước này vào đầu hoặc giữa năm 2021.
Đại diện WHO cũng đánh giá cao việc Campuchia lên kế hoạch tiêm phòng vaccine, sẵn sàng nhận vaccine và huy động nguồn tài chính để mua vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết Thái Lan sẵn sàng sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho các thành viên của nhóm ACMECS vào giữa năm 2021.
Phát biểu tại hội nghị, ông Prayut Chan-o-cha khẳng định Thái Lan sẽ giúp tăng cường ACMECS, đặc biệt là về sức khỏe cộng đồng. Ông cho biết Thái Lan đã ký thỏa thuận đặt mua vaccine ngừa COVID-19 với một công ty của Anh và Thái Lan dự kiến sẽ nhận được giấy phép sản xuất vào giữa năm 2021. Ông nói: “Thái Lan sẽ phân loại thuốc và vaccine ngừa COVID-19 là hàng hóa công cộng để người dân ở khu vực sông Mekong có thể tiếp cận một cách bình đẳng với giá cả hợp lý”.
Đức thêm 12.332 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên hơn 1,18 triệu ca
Theo báo cáo mới nhất được Viện Robert Koch công bố ngày 7/12, trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 12.332 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.183.655 ca, trong đó, số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lên tới 18.919 ca.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Frankfurt, Đức. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cùng ngày, Chánh văn phòng Nội các Đức Helge Braun và Thủ hiến bang Bavaria (Đức) Markus Soeder đã kêu gọi Thủ tướng nước này Angela Merkel và người đứng đầu chính quyền các bang nhóm họp trước lễ Giáng sinh để thảo luận về các biện pháp tăng cường phòng chống COVID-19.
Trả lời kênh truyền hình ARD, ông Soeder cho rằng các biện pháp phòng chống dịch mà Đức đang triển khai thực hiện hiện nay chưa đủ, do đó, ông cho rằng các cấp lãnh đạo cần nhóm họp trước lễ Giáng Sinh - thời điểm dịch bệnh dễ lây lan do các hoạt động đi lại, tụ tập, tiếp xúc gần gũi gia tăng.
Theo ông, cần hành động ngay tức thì trước khi quá muộn, nhất là tại thời điểm hiện nay khi số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày tại Đức đã không còn tăng mạnh như trước đây, song vẫn ở mức cao và số ca tử vong trong ngày tại Đức đã lên mức cao chưa từng có trong ngày 2/12.
Trong khi đó, trả lời báo Bild, Chánh văn phòng Helge Braun cho rằng Đức cần đưa ra các biện pháp tăng cường phòng dịch với mục tiêu giảm tỷ lệ ca nhiễm còn 50/100.000 dân trong 7 ngày tới trong thời gian sớm nhất có thể. Theo ông, người dân Đức cần hỗ trợ nhà nước bằng cách giảm tiếp xúc và tự nguyện thực hiện biện pháp giãn cách xã hội như cho con em ở nhà học tập trực tuyến ở những điểm nóng của dịch bệnh.
Tuần trước, bà Merkel và lãnh đạo chính quyền các bang đã nhất trí gia hạn các biện pháp hạn chế trên cả nước cho đến ngày 10/1/2021, bao gồm các quy định chỉ cho phép các cuộc hội họp dưới 5 người là thành viên của 2 gia đình. Trong khi đó, từ ngày 9/12, bang Bavaria sẽ chỉ cho phép người dân rời nhà với lý do xác đáng và lệnh giới nghiêm buổi tối sẽ được triển khai thực hiện tại các điểm nóng của dịch bệnh.
Tại Hàn Quốc, chính quyền thành phố Seoul đã quyết định năm nay không tổ chức sự kiện đánh chuông đón năm mới tại tháp chuông Bosingak ở quận Jongno. Đây là lần đầu tiên nghi thức này không được tổ chức sau 67 năm, kể từ khi sự kiện này lần đầu được tổ chức vào năm 1953.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, lễ đánh chuông đêm Giao thừa là sự kiện thường niên diễn vào đêm 31/12 rạng sáng 1/1 của Năm mới, nhằm cầu chúc cho người dân một năm mới tốt lành và bình an. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Seoul sẽ chuẩn bị trước một đoạn video và chuyển đến người dân tiếng chuông Bosingak vào thời khắc chuyển giao năm mới qua mạng. Kế hoạch cụ thể đang chính quyền thành phố thảo luận thêm.
Giới chức Seoul đưa ra quyết định trên trong bối cảnh tình dịch dịch bệnh COVID-19 tại nước này phức tạp trở lại. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 7/12 cho biết nước này có thêm 615 ca mắc mới bệnh COVID-19, trong đó 580 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên 38.161 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc vượt ngưỡng 600 ca/ngày, cho thấy mức độ nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ ba ở nước này.
Các cơ quan y tế nước này đã phải nâng mức giãn cách xã hội thêm một bậc lên 2,5 (mức cao thứ 4 trong thang cảnh báo gồm 5 cấp độ) tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Các khu vực còn lại áp dụng quy định giãn cách xã hội ở Cấp độ 2 tùy theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Quy định mới này chính thức có hiệu lực từ 0h (giờ địa phương) ngày 8/12 tới và kéo dài trong 3 tuần. Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo số ca nhiễm ghi nhận hằng ngày tại Hàn Quốc có thể lên tới 900 ca vào tuần tới do nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới.
Indonesia: Cách tiếp cận nào để hỗ trợ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch? Phụ nữ nghèo làm việc trong khu vực phi chính thức chủ yếu là lao động tự do. Vì vậy, những phụ nữ này có nguy cơ bị mất nguồn thu nhập trong đại dịch COVID-19. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 5/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN Trang mạng The Coversation mới đây đăng tải bài viết...