Covid-19: Số ca tử vong tăng mạnh, nguy cơ Anh đối mặt cơn ’sóng thần” người bệnh
Thủ tướng Anh Boris Johnson hối thúc người dân kỷ niệm Ngày của Mẹ (22.3) bằng cách gọi điện thoại bằng hình ảnh, trong bối c ảnh số ca tử vong vì Covid-19 ở Anh tăng mạnh.
Theo Daily Mail, Thủ tướng Anh cảnh báo số ca tử vong vì dịch bệnh ở nước này đang “rất đang lo ngại và tăng nhanh”. Hôm 21.3, Anh ghi nhận 233 người chết vì Covid-19, tăng 56 ca so với ngày hôm trước.
Các bác sĩ hàng đầu ở Anh cảnh báo về một trận “ sóng thần” người bệnh sắp ập đến, có thể làm tê liệt hệ thống y tế ở Anh vì các nhân viên y tế đang thiếu trầm trọng đồ bảo hộ và các thiết bị cơ bản.
Thủ tướng Anh Boris Johnson trong bức ảnh chụp cùng mẹ.
Anh có thể mắc sai lầm của Trung Quốc ở giai đoạn đầu chống dịch và cả ở Italia, với việc hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm Covid-19 từ người bệnh.
Các bệnh viện ở Anh đang gấp rút chuyển giường bệnh và các trang thiết bị y tế đến các rạp hát để làm nơi điều trị tạm thời cho người nhiễm Covid-19. Thủ tướng Anh kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc, bao gồm cả với mẹ mình.
Trong lá thư mang tên “thông điệp quốc gia”, ông Johnson viết: “Điều tốt nhất hiện nay là gọi điện cho mẹ, nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp vì người già dễ tổn thương do dịch bệnh Covid-19″.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Anh đã vượt mức 5.000.
Ngày 22.3 ở Anh được coi là Ngày của Mẹ, ngày những người Anh gửi lời chúc và chia sẻ đến mẹ của mình.
Viện dẫn số liệu tử vong gần 800 người ở Italia, ông Johnson nói rằng “nếu không có nỗ lực trên quy mô toàn quốc”, hệ thống y tế Anh sẽ rơi vào tình trạng tương tự”.
Video đang HOT
Theo thống kê chính thức, Anh ghi nhận 5.018 ca nhiễm Covid-19, tăng hơn 1.000 ca so với ngày hôm trước. Giới chức Anh nói đã xét nghiệm virus Corona cho gần 73.000 người.
Chính phủ Anh đã đạt thỏa thuận với các bệnh viện tư để cung cấp thêm 8.000 giường bệnh trên khắp đất nước, thêm gần 1.200 máy trợ thở và tăng cường 20.000 nhân viên y tế, bao gồm 10.000 y tá và hơn 700 bác sĩ.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Chuyên gia nói gì về bệnh nhân 'siêu lây nhiễm'?
Liệu một người bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm cho hàng chục người khác không? Trên thực tế có nhiều nhân tố tác động khiến một người bệnh có thể lây lan cho nhiều người khác.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố London, Anh - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin AFP, khái niệm "các bệnh nhân siêu lây nhiễm" (super-spreaders), chỉ những người bệnh có thể lây bệnh cho nhiều người hơn so với tỉ lệ lây nhiễm thông thường, đã xuất hiện trong các dịch bệnh trước như SARS và MERS.
Không phải khái niệm khoa học
Ông Amesh Adalja, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện tại đại học John Hopkins (Mỹ) cho rằng thuật ngữ này không phải thuật ngữ khoa học và cũng chưa có một số lượng lây nhiễm nào được đặt ra để định nghĩa về một bệnh nhân siêu lây nhiễm.
"Tuy nhiên nhìn chung, thường thì đó sẽ là con số lớn hơn đáng kể khi so với số lượng người bị lây nhiễm của những cá nhân khác", ông Amesh Adalja nói.
Sẽ có một loại những biến số chi phối tới chuyện một người bệnh có thể lây nhiễm cho bao nhiêu người, từ việc họ có thể phát tán virus với tốc độ nhanh như thế nào, cho tới chuyện họ có tiếp xúc gần với bao nhiêu người.
Theo hãng tin AFP, tỉ lệ lây nhiễm thông thường của SARS-CoV-2 hiện nay trung bình là một người có thể lây nhiễm cho 2-3 người.
Tuy nhiên kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tới nay đã có ít nhất 2 người bệnh được xếp vào diện bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Một người trong đó là bệnh nhân người Anh. Anh này dự hội nghị ở Singapore về, sau đó tới trượt tuyết ở núi Alps. Có vẻ như anh đã lây bệnh cho hơn 12 người khác. Anh này đã bình phục, nhưng rất có thể còn lây bệnh cho 5 người khác sau khi đã về nhà.
Tại Hàn Quốc, nơi có hơn 8.000 người bệnh COVID-19, một phụ nữ được gọi là bệnh nhân số 31 cũng được xếp vào diện bệnh nhân siêu lây nhiễm khi đã lây cho hàng chục người khác.
Tuy nhiên có một thực tế, trong thế giới siêu kết nối như hiện nay, thật khó để phân định rạch ròi, quả quyết về mối liên hệ giữa các ca bị lây nhiễm bệnh với một cá nhân cụ thể.
"Có thể tồn tại trường hợp chúng ta gọi là các bệnh nhân siêu lây nhiễm, những người bệnh không chỉ lây nhiễm cho 2-3 người mà lây cho hàng chục người", ông Eric Caumes, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới tại bệnh viện Pitié-Salpêtrière ở Paris (Pháp) nói.
"Vấn đề là chúng ta đang không phát hiện ra họ", ông tiếp.
Còn theo ông Olivier Bouchaud, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Avicenne ở ngoại ô Paris, tỉ lệ lây nhiễm sẽ thay đổi tùy thuộc mức độ phát tán virus của người bệnh sau khi nhiễm.
"Đó chỉ là một giả thuyết lúc này", ông nói. "Rõ ràng là chúng ta không có sự giải thích rõ ràng, và không có gì cụ thể với bệnh COVID-19".
Du khách đeo khẩu trang đang chụp hình tại một điểm du lịch ở Ý - Ảnh: SKY
Nhiều chuyên gia còn ngần ngại
Còn một vấn đề vẫn chưa thể hiểu hết là vai trò của trẻ em, nhóm ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong dịch bệnh này nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Đây là một phần của lý do khiến nhiều nước quyết định đóng cửa trường học những ngày qua.
Trong khi đó, theo bà Cristl Donnelly, giáo sư ngành thống kê ứng dụng tại ĐH Oxford, mọi sự lây nhiễm bệnh về bản chất là "rất đa dạng".
"Chúng ta không ai giống ai, chúng ta khác biệt về hệ miễn dịch, về hành vi, và khác cả về những nơi ta tới", bà nói. "Tất cả những thứ này có thể tác động đến việc chúng ta sẽ lây bệnh cho bao nhiêu người".
Ông Bharat Pankhania, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại ĐH Exeter của Anh, thậm chí còn tranh luận có hay không chuyện tồn tại bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Ông Bharat Pankhania cho rằng những nhân tố lớn nhất quyết định sự lây nhiễm bệnh thuộc về môi trường, vấn đề này càng tồi tệ hơn ở những thành phố đông dân.
"Những tình huống này rất thường xuyên: các đám đông, không gian chật chội với hệ thống thông khí kém, kiểm soát lây nhiễm không tốt, rất nhiều bề mặt cứng có thể giữ cho virus tồn tại lâu hơn, độ ẩm xung quanh thuận lợi và người nhiễm bệnh thường ở giai đoạn đầu của bệnh khi virus vẫn chưa phát tác", ông Bharat Pankhania phân tích.
Chính vì những nhân tố cùng tác động này mà nhiều chuyên gia hiện vẫn còn ngần ngại khi bàn về vấn đề bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Bên cạnh đó, như Bộ trưởng y tế Pháp đã chỉ ra, việc sử dụng thuật ngữ này có thể gây tâm lý kỳ thị với những người bệnh, trong khi rất nhiều khi họ không hay biết mình đã lây bệnh cho người khác.
D. KIM THOA (tuoitre.vn)
Mỹ thúc ép các đồng minh chia sẻ gánh nặng ngân sách quốc phòng Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ có mặt trong phái đoàn Mỹ do Tổng thống Donald Trump dẫn đầu tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo NATO trong 2 ngày 3 và 4/12. (Nguồn: bloomberg) THX đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/11 cho biết, phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức...