Covid-19 rồi đây có “sống chung hiền lành” với con người như cúm mùa, cảm lạnh không?

Theo dõi VGT trên

TS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM cho rằng, virus gây ra bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh.

Covid-19 khác SARS

Chúng ta cũng biết tác nhân gây Covid-19 là một dòng coronavirus không phải có nguồn gốc từ người. Coronavirus có nguồn gốc từ động vật hoang dã là dơi rồi lây qua người một cách tình cờ rất giống tác nhân gây bệnh SARS vào năm 2003.

Nếu virus có nguồn gốc từ động vật hoang dã không phải gần người thì tác nhân gây bệnh sẽ không thể sử dụng người làm vật chủ mang mầm bệnh được.

Điểm chung của hai tác nhân gây Covid-19 và SARS là rất dễ lây lan từ người sang người, qua thụ thể là các ACE2 có nhiều trên tế bào biểu mô hô hấp, đặc biệt là hô hấp dưới.

SARS và Covid-19 điểm khác biệt rất lớn. Đó là đa số các trường hợp mắc SARS đều có biểu hiện lâm sàng phải nhập viện, có nhiều trường hợp nặng hay thậm chí nguy kịch. Không có trường hợp người mắc SARS không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ ở ngoài cộng đồng làm nguồn lây bệnh. Sau khi dịch SARS bị cô lập thì đến tháng 7/2003 thì đã biến mất.

Dịch bệnh Covid-19 thì có đến trên 51% là không có triệu chứng, 30% là triệu chứng nhẹ, chỉ có 20% là cần phải nhập viện để được điều trị. Nếu không phát hiện được tất cả người mắc Covid-19 sẽ có 80% người nhiễm tác nhân SARS-CoV-2 trong cộng đồng làm dịch bệnh lây lan rất nhanh.

Nhiều quốc gia trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19 đã lơ là không kiểm soát nguồn lây vì cho rằng Covid-19 là bệnh nhẹ như cúm mùa. Nhưng chỉ trong vòng 4 tháng, trên toàn thế giới đã có gần 3.8 triệu người nhiễm Covid-19 và tử vong trên 250 ngàn người. Nhiều quốc gia tiên tiến ở Châu Âu có tỷ lệ tử vong lên đến trên 15% như: ở Bỉ, nhiều quốc gia khác có tỷ lệ tử vong trên 10%.

Covid-19 lây lan nhanh nên đến nay chưa thấy được điểm dừng, đã làm cho nhiều người cho rằng, chúng ta đành phải sống chung dịch bệnh sẽ khó thể nào chấm dứt hẳn như SARS hay MERS.

Sự lây lan Covid-19 trong cộng đồng đòi hỏi phải có hai điều kiện:

Thứ nhất, phải có người mắc Covid-19 trong cộng đồng.

Thứ hai, môi trường trong cộng đồng phải thuận lợi cho tác nhân SARS-CoV-2 tồn tại được lâu dài trên các phương tiện lây nhiễm ở các nơi công cộng như: phương tiện chuyên chở công cộng, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầu thang, sàn nhà, dụng cụ ăn uống tại các nhà hàng…vì đây là các nơi sẽ nhiễm virus từ người nhiễm ở cộng đồng.

Hiện nay, nhiều quốc gia đang cố gắng để dập tắt điều kiện thứ nhất. Tức là phát hiện cho được càng nhiều càng tốt người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng để có giải pháp cách ly thích hợp.

Tại các quốc gia đã có dịch lây lan ngoài cộng đồng thì giải pháp được thực hiện là xét nghiệm càng nhiều càng tốt phát hiện người nhiễm SARS-CoV-2.

Covid-19 rồi đây có sống chung hiền lành với con người như cúm mùa, cảm lạnh không? - Hình 1

Con người có chiến thắng được virus

Đối với các quốc gia chỉ có các vùng lẻ tẻ có người mắc bệnh thì giải pháp phát hiện là tập trung xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao: Đó là các cư dân tại vùng có người nhiễm Covid-19, các người nhập cảnh qua đường hàng không, đường thủy hay đường bộ và đang bị tạm thời cách ly.

Video đang HOT

Việc phát hiện và cách ly được người nhiễm Covid-19, các giải pháp giãn cách xã hội cũng được thực hiện, từ lỏng lẻo đến chặt chẽ để làm cho dịch bệnh hạn chế được sự lây lan.

Nhưng khó có thể làm xét nghiệm được tất cả cư dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở những quốc gia mà dịch Covid-19 đã lây lan quá nhiều ở cộng đồng. Giãn cách xã hội cũng khó mà duy trì được lâu dài vì các thiệt hại không chỉ về kinh tế mà cả xã hội của giải pháp này gây ra.

Hi vọng vào môi trường

Ngày 23/4/2020, trong một buổi cập nhật về Covid-19 tại Nhà Trắng, William Bryan, cố vấn về khoa học và kỹ thuật của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã thông báo rằng, tác nhân SARS-CoV-2 gây Covid-19 sẽ bị bất hoạt trong mùa hè khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tăng và có ánh sáng mặt trời dựa trên kết quả nghiên cứu về thời gian một nửa virus còn sống sót được trình bày trong bảng 1 trình bày bên dưới đây.

Phân tích bảng này cho thấy, vào mùa hè dù nhiệt độ 21-24oC thì virus SARS-CoV-2 có thời gian sống chỉ còn 2 phút, nếu nhiệt độ tăng lên 35oC thì chắc chắn thời gian sống sẽ giảm đi 6 lần chỉ còn 20 giây. Trong không khí dưới ánh sáng hè thì SARS-CoV-2 chỉ tồn tại được trong 1.5 phút và với độ ẩm mùa hè thì chắc chắn virus sẽ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn.

Covid-19 rồi đây có sống chung hiền lành với con người như cúm mùa, cảm lạnh không? - Hình 2

Tại Việt Nam chúng ta, đặc biệt tại miền Trung và miền Nam, mùa hè đến khá sớm. Từ đầu tháng 3, nắng đã bắt đầu gắt nhiều, độ ẩm luôn từ 70-80%, nhiệt độ ban ngày thường 30oC và hiện nay là trên 35oC. Đây chính là một thuận lợi để ngăn chặn dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu xét về khí hậu trên toàn thế giới thì cho đến tháng 7, toàn bộ bắc bán cầu sẽ vào mùa hè nắng nóng (ngoại trừ một số nơi gần cực bắc).

Nhưng ở nam bán cầu hiện đang bắt đầu là mùa lạnh cho đến đầu tháng 10 mới vào mùa hè. Mà Covid-19 hiện cũng đã lan đền Nam Mỹ với một số quốc gia đang bùng phát dịch, Úc và New-Zealand dù các ca nhiễm Covid-19 chưa bùng phát nhưng nguy cơ vẫn còn lơ lửng. Dự đoán, ở nam bán cầu phải sau tháng 12 thì dịch Covid-19 mới hy vọng hạ nhiệt.

Qua các nhận định như trên thì chúng tôi cho rằng do tác nhân SARS-CoV-2 không thể nhận người làm vật chủ như: cúm, rhinovirus hay dòng coronavirus của người (HCoV) nên dịch bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh.

Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 cũng không thể tồn tại lâu dài trong mùa hè khi nhiệt độ tăng và độ ẩm tăng. Do vậy mà dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt ở Bắc bán cầu khi toàn bộ các quốc gia vào mùa hè nắng nóng (tháng 7) và nam bán cầu là tháng 12.

Chúng ta sẽ không sống chung “hiền lành” với Covid-19 như sống chung với cúm mùa hay cảm lạnh. Nhìn qua tỷ lệ tử vong trên toàn cầu là đến gần 7%, và nhiều quốc gia lên đến trên 15% do bệnh Covid-19 sẽ rất nặng đối với các đối tượng có nguy cơ.

Dịch Covid-19 cũng không thể biến mất sớm và cũng có thể có nguy cơ tồn tại lâu dài nếu không kiểm soát được du lịch, đặc biệt là khi bắc bán cầu hết dịch mà nam bán cầu vẫn còn dịch hay bùng phát dịch do thời tiết thuận lợi.

Chúng ta cũng không dám chắc SARS-CoV-2 sẽ không biến đổi để nhận người làm vật chủ. Chúng ta cũng chưa chắc chắn rằng những người đã nhiễm SARS-CoV-2 là có đầy đủ được miễn dịch bảo vệ để có được miễn dịch cộng đồng, để con người không mang virus lâu dài trong đường hô hấp.

Từ những lý do trên, chúng ta phải chọn cách sống chung với Covid-19 một cách an toàn với phương châm là “tránh mình và người thân bị nhiễm bệnh và tránh lây lan bệnh ra cộng đồng”.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường?

"Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?" Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường? - Hình 1

11. Tác nhân gây bệnh COVID-19 là gì?

Tác nhân gây bệnh COVID-19 là một chủng virus Corona. Chủng virus gây bệnh COVID-19 khác hẳn với các chủng virus Corona đã biết trước đó nên đã được đặt tên là "virus Corona mới" (Novel Coronavirus - viết tắt là nCoV).

Trong danh pháp khoa học, tên chủng virus mới còn có thêm thông tin về năm phát hiện, do vậy tên đầy đủ của chủng virus Corona mới này là "2019 Novel Coronavirus" viết tắt hay ký hiệu là "2019-nCoV". Ngoài ra, chủng virus này còn được một số phòng thí nghiệm khác gọi là SARS-CoV-2 với ý nghĩa là chủng virus Corona thứ hai gây bệnh có biểu hiện là hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS). Trên phương diện virus học, virus gây bệnh COVID-19 chính là chủng virus Corona mới có các ký hiệu là "2019-nCoV" hoặc "nCoV" hoặc "SARS-CoV-2".

Từ ngày 11.2.2020, sau khi WHO chính thức gọi tên bệnh là COVID-19.

12. Virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ đâu?

Tên gọi Corona bắt nguồn từ đặc điểm nhận dạng virus khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử, chúng có các gai nhô ra ở mặt ngoài trông như hình chiếc vương miện.

Corona là một họ virus lớn thường thấy lưu hành và gây bệnh ở động vật. Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất hiện ở người vào năm 2002 - 2003, các nhà khoa học xác định được virus Corona gây bệnh SARS (ký hiệu là SARS-CoV) có nguồn gốc từ cầy hương lây sang người. Đến dịch viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện ở người vào năm 2012, các nhà khoa học lại xác định được virus Corona gây bệnh MERS (ký hiệu là MERS-CoV) cũng có nguồn gốc từ động vật (lạc đà). Lần này, khi phân lập được chủng virus mới ở các bệnh nhân đầu tiên bị bệnh ở Vũ Hán cũng thuộc họ Corona và yếu tố khởi phát bệnh có liên quan đến động vật hoang dã nên có thể khẳng định loại virus mới này (Covid-19) cũng có nguồn gốc từ động vật rồi lây sang và gây bệnh cho người.

Như vậy, đã có ba bệnh dịch đặc biệt nguy hiểm do virus Corona có nguồn gốc từ động vật lây sang người là SARS, MERS và COVID-19. Có thể thấy, thế giới tự nhiên đã nhiều lần nhắc nhở con người về việc săn bắt, mua bán, giết thịt động vật hoang dã sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh mới thuộc loại đặc biệt nguy hiểm rất cao do quá trình này con người tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết và thịt sống của động vật hoang dã.

13. Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?

SARS-CoV-2 là virus có cả ở người và động vật bị bệnh cũng như người và động vật mang virus không có biểu hiện bệnh. Từ người và động vật mang virus, SARS-CoV-2 được phát tán ra môi trường xung quanh chủ yếu dưới dạng giọt bắn từ dịch tiết đường hô hấp khi ho, hắt hơi, xì mũi hay khạc nhổ.

Các giọt bắn này gây ô nhiễm không khí trong phạm vi bán kính 2m từ nguồn phát tán. Từ không khí, các giọt bắn rơi lên bề mặt các đồ vật như quần áo, bàn ghế, điện thoại, bàn phím máy tính, nút bấm thang máy... gây ô nhiễm trực tiếp các bề mặt này. Nếu ai đó chạm vào bề mặt ô nhiễm trên rồi lại chạm tiếp vào các vật khác như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, thành ghế, tay vịn cầu thang, tay vịn trên các phương tiện giao thông... sẽ tiếp tục gây ô nhiễm gián tiếp cho các bề mặt mới này.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường? - Hình 2


Virus SARS-CoV-2 có gai protein S được dùng để bám và xâm nhập vào tế bào đích.

Như vậy, SARS-CoV-2 tồn tại chủ yếu trong không khí ở khoảng cách trong bán kính khoảng 2m xung quanh người mang virus ho, hắt hơi, xì mũi mà không đeo khẩu trang hay lấy tay che mũi, miệng; ở trên bề mặt các đồ vật xung quanh khu vực người ho, hắt hơi, xì mũi, khạc nhổ và có thể cả trên bề mặt các đồ vật bị ô nhiễm thứ phát rất khó xác định.

Từ các lý do trên, hành động đeo khẩu trang khi bị bệnh hoặc nghi ngờ mang mầm bệnh; che mũi, miệng khi ho, hắt hơi khi không đeo khẩu trang; không xì mũi, khạc nhổ nơi công cộng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hạn chế phát tán và gây ô nhiễm virus trong cộng đồng; thường xuyên vệ sinh các đồ vật xung quanh cũng là biện pháp hiệu quả để tránh ô nhiễm (kể cả trực tiếp và gián tiếp) môi trường sống; hạn chế chạm tay vào các bề mặt có nguy cơ ô nhiễm cao, rửa hoặc sát trùng tay thường xuyên, hạn chế bắt tay cũng là các biện pháp hiệu quả để tránh gây ô nhiễm thứ phát.

14. Virus SARS-CoV-2 có nhân lên trong môi trường tự nhiên không?

Không. SARS-CoV-2 nói riêng và virus nói chung không tự nhân lên được. Virus phải "mượn" tế bào sống để nhân lên bằng cách "khống chế" tế bào chủ "làm việc" cho virus. Sau khi nhiễm được vào tế bào virus sẽ kiểm soát tế bào chủ bằng cách cài các gen của virus vào bộ gen của tế bào chủ, bắt tế bào bị nhiễm virus tạo ra các thành phần của virus. Khi đã đủ các thành phần cần thiết, các thành phần này lắp ghép lại với nhau để hình thành nhiều virus mới, đồng thời làm tổn thương cho tế bào bị nhiễm virus.

15. Virus SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu trong môi trường tự nhiên?

Trong môi trường tự nhiên, virus chỉ tồn tại nguyên dạng và không nhân lên, do vậy thời gian sống của virus trong môi trường tự nhiên là thời gian tồn tại của một thế hệ virus. Thời gian này là bao lâu sẽ phụ thuộc vào bản chất của virus và các điều kiện tự nhiên. Thông thường, ở nhiệt độ lạnh virus sẽ tồn tại lâu hơn, nhất là nhiệt độ lạnh âm sâu; các yếu tố khác như độ ẩm, chất liệu bề mặt (đất, gỗ, sắt...) cũng ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của virus; đặc biệt ánh sáng mặt trời có tác dụng tiêu diệt virus rất hiệu quả.

Đã có một số nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 có thể sống được đến vài ngày, thậm chí đến 9 ngày trong môi trường tự nhiên. Vì thế, các biện pháp vệ sinh môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc triệt tiêu nguồn tác nhân gây bệnh có trong môi trường. Không nên chủ quan cho rằng virus đã bị tiêu diệt bởi các yếu tố từ môi trường. Mặt khác, môi trường sống thông thoáng, có ánh nắng mặt trời cũng có ý nghĩa rất tốt làm giảm bớt các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus SARS-CoV-2 trong môi trường.

16. Virus SARS-CoV-2 lây nhiễm vào con người như thế nào?

Mỗi loại virus có các cấu trúc đặc trưng trên bề mặt hoạt động như những "móc câu" để virus bám vào các cấu trúc phù hợp với loại móc câu ấy (được gọi là thụ thể - receptor) trên bề mặt tế bào chủ để virus chui vào bên trong tế bào. Tế bào nào có cấu trúc giúp các "móc câu" của virus "móc" vào được sẽ là tế bào "nhạy cảm" với virus và bị virus nhiễm vào.

Virus SARS-CoV-2 sử dụng protein S làm "móc câu" để gắn vào thụ thể của nó trên bề mặt màng tế bào niêm mạc đường hô hấp của vật chủ, qua đó virus xâm nhập và nhân lên gây bệnh cho cơ thể.

Do các tế bào của đường hô hấp là đích tấn công của virus SARS-CoV-2 (trong đó các tế bào niêm mạc ở mũi, họng được cho là cửa ngõ đầu tiên để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể) nên thường xuyên uống nước ấm, không để họng bị khô là một biện pháp được khuyến cáo để bảo vệ họng, giảm bớt khả năng tấn công của virus vào các tế bào niêm mạc họng.

17. Tôi đang ở nơi được gọi là "vùng dịch" thì có phải là tôi đã mắc COVID-19 không?

Không hoàn toàn như vậy. Sống trong "vùng dịch" hay "vùng có dịch" là sống ở nơi có dịch đang lưu hành, tức là có người bị bệnh và tác tác nhân gây bệnh đang ở khu vực đó chứ không phải mọi người trong khu vực đó đều là người đã mắc COVID-19.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường? - Hình 3

Chỉ khi đã có xét nghiệm khẳng định nhiễm virus gây bệnh mắc COVID-19 mới coi là người bị nhiễm bệnh. Đây cũng là lý do làm nảy sinh nguy cơ kỳ thị có liên quan đến địa danh nơi có dịch - điều đã được WHO lưu tâm khi đặt tên các loại bệnh dịch mới.

18. Tôi đang khỏe mạnh nhưng nếu cứ ở vùng có dịch là tôi sẽ bị mắc COVID-19 phải không?

Không hoàn toàn như vậy. Sống trong vùng có dịch là sống ở nơi có nguy cơ cao bị mắc COVID-19. Mặc dù đang ở nơi có nguy cơ cao nhưng thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát nguy cơ (chính là các biện pháp phòng chống dịch đang được các cấp, các ngành và toàn dân triển khai) sẽ không để xảy ra nguy cơ nhiễm bệnh. Làm tốt điều này thì mỗi cá nhân dù đang ở trong vùng dịch cũng sẽ không bị nhiễm bệnh. Cộng đồng trong vùng dịch làm tốt không để có thêm người nhiễm bệnh mới, đồng thời điều trị khỏi cho những người đã nhiễm bệnh và vệ sinh môi trường loại bỏ mầm bệnh thì khu vực đó sẽ hết dịch.

19. Tôi vừa đi cùng chuyến máy bay/chuyến ô tô/toa tàu; ở cùng phòng họp/lớp học với một người vừa được xác định là người mắc COVID-19 có nghĩa là tôi cũng đã mắc COVID-19 phải không?

Không hoàn toàn như vậy. Trường hợp này được coi là tiếp xúc gần với người bệnh. Bạn cần theo dõi và tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày, vừa để bảo vệ mình vừa để bảo vệ những người xung quanh và cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

20. Thế nào là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh?

Là tiếp xúc có "da - chạm - da", hôn hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của cơ thể người bệnh được coi là tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏeNgâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe
05:53:41 19/12/2024
COPD: "Sát thủ" gây tử vong hàng đầu trên thế giớiCOPD: "Sát thủ" gây tử vong hàng đầu trên thế giới
08:40:30 17/12/2024
Cô gái Đà Nẵng bất ngờ la hét, rối loạn tâm thầnCô gái Đà Nẵng bất ngờ la hét, rối loạn tâm thần
08:42:34 17/12/2024

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếngNữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếng
06:34:36 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'
07:24:43 19/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?
06:59:08 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024

Tin mới nhất

Bé gái 7 tuổi nhập viện khẩn cấp sau khi ăn cháo

Bé gái 7 tuổi nhập viện khẩn cấp sau khi ăn cháo

08:30:49 19/12/2024
Người dân cần lưu ý, nếu có biểu hiện nghi ngờ hóc dị vật như đau, tức, khó thở vùng họng, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phân biệt nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt

Phân biệt nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt

08:29:02 19/12/2024
Thực tế, đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi hay người có bệnh nền mà còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh mất cơ hội điều trị kịp thời và để lại di chứng nặng n...
Rượu vang tốt hay không tốt cho tim mạch?

Rượu vang tốt hay không tốt cho tim mạch?

08:27:07 19/12/2024
Sau một năm áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, xét nghiệm nước tiểu được lặp lại - nếu nho hoặc rượu vang được tiêu thụ trong khoảng năm ngày trở lại đây, xét nghiệm sẽ phát hiện ra chất này.
Chế độ ăn cho người bệnh hạ kali máu

Chế độ ăn cho người bệnh hạ kali máu

08:24:38 19/12/2024
Hạ kali máu là một rối loạn điện giải phổ biến không được quan tâm nhiều như tăng kali máu. Hạ kali máu có liên quan đến bệnh tim, suy thận, suy dinh dưỡng và sốc.
Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận

Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận

08:20:19 19/12/2024
Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, buồn nôn, người yếu mệt, đi tiểu ra máu.
Ngộ độc, tổn thương não do sưởi ấm bằng than trong phòng kín

Ngộ độc, tổn thương não do sưởi ấm bằng than trong phòng kín

08:18:22 19/12/2024
Ngay khi tiếp nhận, các bệnh nhân nhanh chóng được chuyển vào Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc để điều trị hồi sức tích cực, thở oxy dòng cao. Hiện tại, cả 4 bệnh nhân đều tỉnh táo và đang được theo dõi tiếp.
Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới

Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới

05:51:15 19/12/2024
Trước đây, để điều trị phình động mạch não, người bệnh thường phải đi đến các TP lớn, không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn khiến việc chăm sóc sau can thiệp gặp nhiều khó khăn.
Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất

Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất

05:48:08 19/12/2024
Thật không may, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp nấu bông cải xanh thông thường, như luộc và làm chín bằng lò vi sóng, làm giảm đáng kể lượng glucosinolate trong bông cải. Và myrosinase cũng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt.
Chủ động phòng ngừa bệnh dại

Chủ động phòng ngừa bệnh dại

05:42:25 19/12/2024
Bên cạnh đó, người dân thuộc nhóm nguy cơ cao, thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo cũng có thể tiêm dự phòng vaccine dại và tiêm vaccine dại ngay lập tức nếu không may bị chó, mèo cắn.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...

Có thể bạn quan tâm

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM bị bắt tạm giam 2 tháng

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM bị bắt tạm giam 2 tháng

Pháp luật

08:36:15 19/12/2024
Tài xế ô tô đấm người túi bụi trước cổng Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) bị cơ quan công an khởi tố về tội "Cố ý gây thương tích" và tạm giam 2 tháng.
Cầu gỗ lợp mái lá có lịch sử hơn 700 năm ở Nam Định

Cầu gỗ lợp mái lá có lịch sử hơn 700 năm ở Nam Định

Góc tâm tình

08:29:19 19/12/2024
Được xây dựng từ thời Lý, cầu lợp làng Kênh ở huyện Trực Ninh, Nam Định là cầu mái lợp lá duy nhất còn lại tại Việt Nam, có lịch sử hơn 700 năm tuổi.
Những trải nghiệm tuyệt vời ở Trà Quế - làng du lịch tốt nhất thế giới

Những trải nghiệm tuyệt vời ở Trà Quế - làng du lịch tốt nhất thế giới

Du lịch

08:21:13 19/12/2024
Cách trung tâm Hội An chỉ 3km, làng rau Trà Quế nằm bên dòng sông Cổ Cò yên ả, đến đây du khách có nhiều trải nghiệm phải thử ở làng du lịch tốt nhất thế giới .
Làn Sóng Xanh 2024: Sơn Tùng M-TP đối đầu dàn nghệ sĩ từ 2 show 'Anh trai'

Làn Sóng Xanh 2024: Sơn Tùng M-TP đối đầu dàn nghệ sĩ từ 2 show 'Anh trai'

Nhạc việt

08:18:02 19/12/2024
Trong các đề cử của giải thưởng Làn Sóng Xanh 2024, Sơn Tùng M-TP và dàn nghệ sĩ đến từ show Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say hi chiếm vị trí áp đảo.
Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao châu á

08:15:00 19/12/2024
IU thắng kiện vụ đạo nhạc, được bồi thường 30 triệu won; nam chính phim Khi điện thoại đổ chuông Yoo Yeon Seok từng phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Thế giới

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Lạ vui

06:52:00 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm tỷ quả có một được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng)
Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim châu á

06:08:06 19/12/2024
Gia Đình Hoàn Hảo sở hữu một kịch bản hay xuất sắc và cực kỳ nặng đô cùng dàn cast đỉnh cao, được giới chuyên môn chấm điểm tuyệt đối.
Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Hậu trường phim

06:07:32 19/12/2024
Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là Ma Da , Quỷ cẩu và Làm giàu với ma .